Lời thề Hippocrates

09:17 CH @ Thứ Năm - 27 Tháng Hai, 2014

Hippocrates là người Hi Lạp ( 460 – 370 TCN ) - thầy thuốc vĩ đại nhất của thời ấy, và những điều tự răn của ông trở thành đạo đức hành nghề của các Thày thuốc trên Toàn Thế Giới – như lời thề của Nghề nghiệp cao quí này. Về sau, người ta hay dùng thuật ngữ ‘Lời thề Hippocrates’ với ý nghĩa xã hội mở rộng đến mọi giới nghề nghiệp khác…

Tôn Giáo nào cũng có những Điều Răn. Ai mà có Lời Thề tối cao của mình đối xử với cuộc sống và Lao động thì chính họ đã mang trên đầu một ‘Thứ Đạo – Tôn Giáo’ trong hành trình Cuộc Đời của mình ! Sự nghiệp của một người không hẳn là có bao nhiêu thành tựu nghề nghiệp mà xuyên suốt trong đó là ‘Tính Đạo’ , rằng: mục tiêu hành nghề không còn là ở điều cuối cùng đạt được gì, mà là điều cần phải đạt được thường xuyên, mọi hoàn cảnh…Tự điều đó sẽ là Kim Chỉ Nam đến Thành Tựu – mọi người được hưởng lợi, chứ không phải chỉ là thứ tôn vinh một người thực hiện nó..

‘…Tôi sẽ coi các Thày học của tôi ngang hàng với các bậc Thân sinh ra tôi. Tôi sẽ chia sẻ với các vị đó của cải của tôi, và khi cần tôi sẽ đáp ứng các nhu cầu của các vị đó. Tôi sẽ coi con của Thày như anh em ruột thịt của tôi. Và nếu họ muốn học nghề Y thì tôi sẽ dạy cho họ không lấy tiền công, mà cũng không dấu nghề. Tôi sẽ truyền đạt cho họ những nguyên lý, những bài học truyền miệng và tất cả vốn hiểu biết của tôi cho các con tôi, các con của các Thày dạy tôi, và cho tất cả các Môn đệ cùng gắn bó bởi một lời cam kết và một lời thề đúng với Y Luật mà không truyền cho một ai khác

‘Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả năng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công.

‘Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kì ai, kể cả khi họ yêu cầu, và không tự mình gợi ý cho họ. Cũng như vậy tôi sẽ không trao cho bất kì người phụ nữ nào những thuốc sẽ gây sảy thai

‘Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết

‘Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật mở bàng quang mà gìanh công việc đó cho những người chuyên

‘Dù vào bất cứ nhà nào tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại nhất là tránh cám dỗ phụ nữ, những thiếu niên tự do, hay nô lệ

‘Dù tôi có nhìn hay nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài lúc hành nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ cần để lộ ra, và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như là một nghĩa vụ

‘Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm tôi sẽ được hưởng một cuộc sống sung sướng, được hành nghề trong sự kính trọng mãi mãi của mọi người. Nếu tôi vi phạm lời thề này hay tôi tự phản bội, thì tôi sẽ phải chịu một số phận khổ sở ngược lại’


Chúng ta đọc lại những dòng trên cảm nhận rõ rằng ‘ những Lời Thề’ đó không hề ‘cao đạo’ thoát ly hiện thực cuộc sống mà là ý thức hành nghề vì Con Người, vươn lên khỏi những cám dỗ - lẽ rất thường của cuộc sống, và đối với hết thảy tâm lý vốn có của mọi người bình thường – Cũng không hề có ý tự xem mình như là ‘Đấng Cao Cả’ mà giao giảng cho bất cứ ai – điều mà hôm nay thấy đầy rẫy trong xử thế của nhiều vị chức sắc - Tự nội dung của nó có ý nghĩa lan tỏa hơn cả khả năng gây xúc động nhất thời với một nhóm người, hơn thế đã làm trỗi dậy tâm thức sống của mọi lớp, mọi giới người…vượt ra ngoài khuôn khổ của thời gian và biên giới địa lý, khác biệt văn hóa…

Sự thách đố của hiện thực Cuộc sống là gì ? Có thể có cách nào lương thiện nhất, ít bất cập nhất cho sự Mưu sinh của mỗi người ! Kẻ bình thường bị xô đẩy, đánh dạt đi và tha hóa trong những lý do khắc nghiệt mà họ gặp phải – liên tiếp như sóng – Người vượt lên được nó, giữ được đường hướng sống hữu ích của mình cho Cộng Đồng – thực sự họ như Thánh – Luôn là Biểu tượng được tôn thờ của mọi kẻ tha thực trong cuộc mưu sinh gian khó…dù trong số đó, trong dòng thời gian sống đó….thậm chí đã từng có bao nhiêu điều khiến người ta không con có thể tin được nữa…

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ôi, Sâu? Không!

    02/03/2016Đỗ Hoàng LinhCon người đã sáng tạo ra thế giới văn minh nhưng hãy coi chừng: chính cái văn minh ấy sẽ tận diệt cả nhân loại? Theo quy luật sinh tồn của tự nhiên và sự phát triển có chọn lọc thì dù nhan nhản nhưng sâu không có gì là ghê gớm lắm. Cây cối có sâu, trong đất có sâu, trên rau quả cũng có sâu và thậm chí giun sán còn ăn bám trong cơ thể chúng ta.
  • Một số quan điểm về tính khách quan, chân thật trên báo chí hiện nay

    21/06/2017Trần Thị Cẩm ThúyVề lý thuyết, uy tín và hiệu quả của báo chí phụ thuộc vào tính khách quan, chân thật của những thông tin mà nó đem đến cho công chúng. Một tờ báo đưa tin sai, dù sau đó đính chính, sẽ tự hạ thắp vị trí của mình trong lòng độc giả.
  • Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay

    27/09/2016Nguyễn Thế KiệtĐạo đức quan hệ với kinh tế là điều không ai nghi ngờ. Nhưng, trong quá trình chuyển đổi cơ chế hiện nay, do tác động của kinh tế, đạo đức biến động theo xu hướng tiến bộ hay thoái hóa, thăng hoa hay sa đọa? Phải chăng kinh tế phát triển thì trình độ đạo đức xã hội tự nhiên sẽ được nâng cao? Phải chăng quan niệm hiệu quả đồng nghĩa với chủ nghĩa sùng bái đồng tiền?
  • Sai lầm, rủi ro trong khoa học phương Tây và đổi mới tư duy về khoa học ở Việt Nam

    14/08/2016Lê Ngọc HùngTrong bài viết này, tác giả đã tập trung luận giải: 1) Vấn đề phán xét các sai lầm trong khoa học; 2) Việc phân loại các sai lầm trong khoa học; 3) Bản chất của các sai lầm thuần túy khoa học; 4) Vấn đề dân chủ hóa trong khoa học và trách nhiệm công dân của nhà khoa học; 5) Sai lầm thuần tuý khoa học và đổi mới tư duy về khoa học ở Việt Nam.
  • Thái độ làm việc hoàn hảo nhất là coi trọng công việc của mình

    25/08/2009Nguyễn Quang TháiCùng với sự cạnh tranh về trí tuệ và năng lực của những nhân viên trong công ty là sự cạnh tranh về thái độ làm việc. Thái độ làm việc trực tiếp quyết định hành vi một con người, quyết định sự tận tâm làm việc hay chỉ ứng phó với công việc, bằng lòng với những gì mình đang có hay có chí tiến thủ muốn vươn xa hơn.
  • Tái cấu trúc doanh nghiệp

    19/10/2008Nguyễn Hữu Long"Cần phải tái cấu trúc thôi!”, “Cần phải tái lập thôi!” - đó là những câu mà nhiều lãnh đạo doanh nghiệp và cả nhân viên thường thốt lên trong thời gian gần đây khi gặp những khó khăn, trở ngại trong công tác quản lý, điều hành hoặc khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp phải những khó khăn, đình trệ.
  • Cải cách từ triết lý đến phương pháp

    09/09/2008PGS, TS Trần Thượng TuấnCác nhà tài trợ trong Hội nghị vào tháng 6/2007 đã chỉ ra rằng sự chậm trễtrong cải cách giáo dục và đào tạo là một trong những trở ngại chính trong quá trình hội nhập của nước ta sau khi bước qua ngưỡng cửa WTO...
  • Suy nghĩ về sự lạm dụng quyền lực thứ tư

    16/01/2007Lê Thiết HùngLâu nay, báo chí vẫn được coi là cơ quan quyền lực thứ tư (sau lập pháp, hành pháp và tư pháp). Báo chí không trực tiếp giải quyết vụ việc, nhưng thông qua thế mạnh truyền thông của mình, có thể làm giảm uy tín, làmđiêu đứng, thậm chí đánh sập một cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân nào đó nếu phát hiện thấy đối tượng có điểm yếu...
  • Tản mạn chuyện "đạo"... hòa âm

    03/01/2007Ngự BìnhKhông những ở Việt Nam mà gần đây ở cả Trung Quốc và Hàn Quốc những vụ đạo nhạc cũng bị phanh phui, ngay cả nữ hoàng nhạc pop Madonna cũng dính đạo nhạc và thua kiện trong một phiên toà vào tháng 11/2005.
  • Một số vấn đề về thực trạng và định hướng phát triển đời sống tinh thần ở nước ta

    03/07/2006Phùng ĐôngTừ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, hầu hết các lĩnh vực của đời sốngtinh thần ở nước ta đều có những thay đổi sâu sắc. Tuy nhiên, vẫn còn có những lĩnh vực tinh thần chậm chuyển đổi, chưa phản ánh kịp thời những thay đổi của đời sống vật chất - xã hội. Việc xây dựng một đời sống tinh thần lành mạnh, hiện đại, phát triển theo hướng hài hoà, đồng bộ đang trở thành nhu cầu cấp thiết...
  • Về một số giải pháp xây dựng nhân cách đạo đức hiện nay

    25/06/2006PTS. Nguyễn Văn PhúcSự hình thành nhân cách nói chung, nhân cách đạo đức nói riêng, bị quy định bởi tổng thể những điều kiện kinh tế xã hội và bởimột hệ thống giáo dục do chính những điều kiện kinh tế - xã hội đó quy định. Tuy vậy, để xây dựng nhân cách đạo đức, trước hết cần phải tính đến những nhân tố cơ bản quy định sự hình thành và phát triển nhân cách đạo đức để từ đó, rút ra những giải pháp khả thi...
  • Đạo kinh doanh cũng là đạo làm người

    02/02/2006Vốn là cán bộ đoàn, học sư phạm, tôi làm doanh nhân do… thời thế. Gọi nôm na là nghề chọn mình. Không được đào tạo bài bản, chỉ qua trường đời. Từ thực tiễn tôi có một góc nhìn riêng về đạo đức kinh doanh...
  • Nhà báo, chữ tín và doanh nghiệp

    13/01/2006Beth Erickson (Sơn Tùng dịch)Một tờ báo sẽ phải xây dựng những quy tắc đạo đức kinh doanh, đạo đức nghề nghiệp như thế nào khi các nhà báo ở đó cần phải xây dựng các mối quan hệ với các doanh nghiệp, tổ chức cũng như nuôi dưỡng nguồn tin của mình?
  • Buôn dưa lê ở công sở

    24/11/2005TS. Phạm Văn TìnhThói quen thích ngao du, tụ tập, tán gẫu... trong dân gian, ở đâu cũng có sở thích đó ngày xưa thường hay xuất hiện ở các làng quê, lúc nông nhàn, hay dân buôn bán. Bây giờ, nhấtt là nơi công sở, trong giờ "Nhà nước” lại có rất nhiều viên chức suốt ngày mê mải với chuyện “buôn dưa lê" mà sao nhãng việc cần làm.
  • "8 giờ vàng" công chức

    04/11/2005Những người rỗi việc kéo nhau ra quán “buôn bia chai, buôn hạt dẻ cười và buôn chuyện” đã thành một lẽ. Đây đường đường các nam thanh nữ tú sơ mi đồng phục, váy công sở là phẳng lì, nom rất nghiêm chỉnh cũng sẵn sàng lấy quỹ thời gian của công để “tán phễu”
  • Cải cách tư pháp: Từ những chuyện nhỏ

    09/07/2005Nguyễn Đức LamGần đây chúng ta hay bàn đến cải cách tư pháp, và các ý kiến cũng chưa hẳn thống nhất. Nói chung, đúng là nhiều người gọi những công việc đã và đang được tiến hành sau khi có chỉ thị 08 của Bộ Chính Trị ra đời là “cải cách tư pháp”. Nhưng cũng có người nói đây đã làm gì phải cải cách, mà chỉ là làm những việc từ lâu cần phải làm mà thôi.
  • xem toàn bộ