Luật tốt chưa đủ

06:21 CH @ Chủ Nhật - 11 Tháng Mười Một, 2018

Luật tốt chưa đủ, khi dưới luật còn rất nhiều những nghị định, thông tư, quyết định, chỉ thị... ban hành kém chất lượng, thiếu tính khả thi. Muốn cho một nền hành chính có hiệu quả, hiệu lực và thông suốt, yêu cầu đầu tiên có tính tiên quyết: các văn bản hành chính phải có chất lượng.

Một trong những nhiệm vụ đầu tiên quan trọng nhất của Chính phủ, bộ ngành và chính quyền địa phương các cấp là làm sao cho các văn bản ban hành đạt chất lượng cao nhất. Nhưng làm thế nào để đo được chất lượng ban hành văn bản? Có những văn bản dễ dàng nhận thấy là kém chất lượng. Đó là những văn bản trái với Hiến pháp và pháp luật, phi thực tế, rõ ràng không khả thi, chứa đựng nhiều sai lầm không thể chấp nhận được… Ngoài những trường hợp hiển nhiên đó, rất khó có thể đánh giá chất lượng của việc ban hành văn bản. Một khiếm khuyết lâu nay rất dễ nhận thấy và đã để lại nhiều hệ luỵ là việc phân tích chính sách ít được quan tâm đúng mức để làm cơ sở cho việc ban hành văn bản. Thậm chí ngay trong luật ban hành các văn bản pháp luật cũng không đề cập đến công đoạn phân tích chính sách.

Có thể thấy các văn bản kém chất lượng thường xuất phát từ những nguyên nhân sau: không thiết lập được những ưu tiên chính sách chính yếu, không đưa ra được những lựa chọn khó khăn giữa các mục tiêu mâu thuẫn nhau, hoặc không chuyển hoá được những ưu tiên thành các văn bản cụ thể. Có tình trạng thường xuyên né tránh các quy trình, nguyên tắc chính thức trong việc ban hành văn bản. Hoặc do vai trò của tổ chức không rõ ràng, hoặc do có sự mâu thuẫn giữa các chương trình công tác của các bộ ngành, hoặc vì cả hai lý do này, cộng với thất bại trong việc lấy ý kiến của tất cả các bộ có liên quan về các quyết định cụ thể, các ý kiến đệ trình lên Chính phủ được soạn thảo sơ sài và không đánh giá đầy đủ về các chi phí. Nguy hại nhất là có sự cố tình “cài cắm” những nội dung có lợi cho nhóm lợi ích này, nhưng bất lợi cho nhóm khác! Đây là những nhóm thường là vô hình, không chịu trách nhiệm, nhưng lại tác động lên chính sách từ bên ngoài Chính phủ.

Trong quy trình để đưa ra một quyết định, có bốn nguyên tắc đặc biệt quan trọng. Đó là tính kỷ luật, tính minh bạch, tính bền vững và lựa chọn cấu trúc. Theo nguyên tắc ra văn bản có tính kỷ luật cao, các quyết định cần phải nhất quán, có tính thực tiễn về mặt tài chính và có khả năng thực hiện. Trong khi nguyên tắc này có vẻ hiển nhiên, trên thực tế nó lại ít khi được tôn trọng. Ở nhiều nước có nền hành chính kém phát triển, người ta ban hành quyết định mà không có sự cân nhắc, xem xét đầy đủ những chi phí tiềm tàng, đặc biệt là gánh nặng chi phí theo ngành dọc tác động lên ngân sách. Ví dụ, kết quả nghiên cứu ở một số nước châu Phi cho thấy hơn 2/3 quyết định của nội các đưa ra không bao giờ được thực hiện – một dấu hiệu rõ ràng cho thấy quy trình đó chỉ đưa ra những quyết định có chất lượng kém và cần phải được cải tổ thực sự. Tính minh bạch trong quá trình ra quyết định cũng là yếu tố không kém phần quan trọng. Vì thế quyết định phải phản ảnh trung thực các kết luận trước đó. Ngoài ra, tính bền vững của việc ra quyết định cũng có vai trò quan trọng. Các quyết định nông nổi thường là cản trở lớn cho việc xúc tiến đầu tư và các hoạt động kinh tế.

Nguyên tắc cuối cùng của một quy trình ban hành văn bản hoạt động tốt là “lựa chọn cấu trúc”. Nhiều quyết định đệ trình lên chỉ là những vấn đề thường nhật… Những quyết định loại đó thường được dễ dàng thông qua. Nhưng cũng có việc dồn trách nhiệm lên cấp trên, dẫn tới tình trạng nhiều vấn đề nhỏ nhặt cũng phải chờ Chính phủ phê duyệt. Vì thế cần phải thực hiện phân cấp uỷ quyền để cho Chính phủ có thời gian đầu tư vào những vấn đề có tính chiến lược.

Từ những nguyên tắc chung, một cơ chế ban hành văn bản tốt phải thực hiện hiệu quả ít nhất năm nhiệm vụ sau: (1) cung cấp hệ thống thu thập, xử lý thông tin và cảnh báo sớm về vấn đề cần quyết định; (2) bảo đảm tham khảo đầy đủ ý kiến của mọi cơ quan và ban, ngành có liên quan tới vấn đề đang quan tâm; (3) cung cấp các phân tích hỗ trợ và xem xét thận trọng các khả năng lựa chọn; (4) ghi chép và phổ biến các quyết định; và (5) giám sát quá trình thực hiện và theo dõi sát các bước tiến triển tiếp theo.

Hiệu quả của việc ban hành văn bản sẽ cao hơn, nếu có một số cơ chế nhất định để tổ chức thu thập ý kiến tư vấn rộng rãi từ các cơ quan của Chính phủ, cũng như từ công chúng. Điều quan trọng là không nên nhìn nhận các cơ chế lập chính sách trung ương một cách biệt lập. Thông thường, trong thành công của những cơ chế đó luôn có sự hỗ trợ của các cơ chế điều phối bổ sung. Những cơ chế này là rất đa dạng, từ những tiểu ban của Chính phủ, các nhóm đặc trách liên bộ và các nhóm làm việc cho tới các văn phòng liên lạc với Quốc hội và những uỷ ban điều phối quan hệ giữa Chính phủ và giới doanh nghiệp. Đó là những thiết chế có thể đóng vai trò bổ trợ hữu ích. Chính phủ cũng nên tìm cách khuyến khích sự hợp tác phi chính thức ở mọi cấp hành chính nhà nước, khơi thông dòng thông tin trong nội bộ Chính phủ đến các cấp.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sự tin cậy, đạo đức và luật pháp

    19/03/2015Trần Hữu QuangTrong đời sống xã hội, tại sao người ta phải tin nhau? Nếu người ta không còn tin nhau thì hậu quả sẽ ra sao? Đâu là những điều kiện xã hội của sự tin cậy nhau trong xã hội?
  • Ảnh hưởng của văn hóa đối với pháp luật

    09/10/2014Nguyễn Trần BạtVăn hóa có một ảnh hưởng không thể phủ nhận đối với pháp luật. Văn hóa chính là cuộc sống, do đó, việc xây dựng pháp luật, theo lẽ tự nhiên, phải dựa trên những kinh nghiệm văn hóa, tức là pháp luật phải có khả năng biến thành văn hóa để điều chỉnh cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở rất nhiều nơi trên thế giới, hệ thống pháp luật tỏ ra không tương thích với cuộc sống. Phải chăng yếu tố văn hóa, ở những nơi đó, đã bị tách rời khỏi pháp luật hay bản thân pháp luật được xây dựng trên một nền văn hóa méo mó, phi tự nhiên?
  • Cái đứng đằng sau luật pháp

    21/03/2014Vương Trí Nhàn... Ở cái chỗ luật pháp dừng lại, người ta vẫn luôn luôn có thể suy nghĩ dưới góc độ đạo đức hoặc văn hóa để trước tiên là hiểu hiện tượng, sau nữa là tìm cách khắc phục nó...
  • Triết lý chính trị- xã hội & pháp luật

    13/08/2009William S. Sahakan & Mabel. Sahakan- Thanh Chân dịchCó thể nói quá trình phát triển của loại hình triết học chính trị, xã hội và pháp lý theo truyền thống văn minh phương Tây đã bặt nguồn từ thời Plato. Ngay từ thời đại ấy, các triết gia đã tìm cách xác định bản chất và ý nghĩa của những gì được gọi là xã hội tốt đẹp, nhà nước và xã hội mẫu mực phải có những đặc điểm gì...
  • Bản chất của Luật và các loại Luật

    02/10/2006Hầu hết những tranh luận về bản chất và nguồn gốc của luậtđều cho rằng nó xuất phát từ tập tục xã hội, ý thức đạo đức, hoặccộng đồng chính trị và luật lệ của nó. Có một định nghĩa chungnhất nào về luật bao gồm các ý niệm về tập tục, các tiêu chuẩnđạo đức và luật thành văn không?
  • Giò lụa hay xúc-xích: Lại bàn về làm luật

    28/10/2005PGS, TS. Phạm Duy NghĩaChơi chữ theo Bismark, ông Nguyễn Sĩ Dũng khôi hài cho rằng “làm luật khó như làm xúc xích". Cũng như xúc-xích, muốn dùng được, luật pháp phải gần với cuộc đời, phải thoả cơn đói của người dân và từng bước chắp cánh cho họ vươn tới những giá trị ẩm thực ngày một thanh cao. Vốn chỉ quen với giò lụa, nay phải làm luật cho ngôi làng toàn cầu, người nước ta chắc phải nắm bắt lấy những kỹ nghệ tân tiến mà sản xuất ra các quy phạm có giá trị áp dung chung, mang tính khái quát cao, dễ hiểu và tự nhiên đi vào lòng người tới mức chẳng những dân ta mà người ngoại quốc cũng vui lòng cung kính mà tuân thủ. Luật pháp tự thân nó phải sống trong tâm thức và liêm sỉ của con người...
  • xem toàn bộ