Mầm họa đang lớn

07:42 CH @ Thứ Sáu - 10 Tháng Ba, 2006

Gs, Ts khoa học toán lý Nguyễn Xuân Hãn từng được Nhà nước cử đi đào tạo tại Viện liên hiệp hạt nhân Dubna (Liên xô cũ) tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở nhiều trường Đại học, Viện nghiên cứu thế giới trong đó có Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Châu Âu Geneva. Trước những bức xúc trong giáo dục hiện nay, Gs Hãn cho rằng cả ba lĩnh vực: chương trình sách giáo khoa, giáo viên, cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục hiện nay đều đang có vấn đề.

Chính phủ đã đề nghị Quốc hội cho phép lùi thời hạn qua ý kiến thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đến kỳ họp đầu sang năm thay vì cuối năm nay, có một lý do là để tạo điều kiện cho Bộ tập trung hoàn thành báo cáo Quốc hội về chất lượng giáo dục phổ thông, sẽ trình cuối năm nay. Theo Gs đâu là vấn đề nổi cộm khiến chất lượng giáo dục thấp như hiện nay?

Gs.Ts khoa học Nguyễn Xuân Hãn: Chất lượng giáo dục là phần nổi của tảng băng trôi. Ai ai cũng nhìn thấy qua cặp sách lặc lè của con cháu mình, qua đòi hỏi học thêm, và kết quả các kỳ thi tốt nghiệp Đại học và Cao đẳng... Ba vấn đề lớn phải chuẩn bị và thực hiện cho tốt, mọi đổi mới, cải cách, hay hiện đại hóa đều xoay quanh, là chương trình - sách giáo khoa (CT-SGK), đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và trang thiết bị. Rất tiếc cả ba hiện nay đang có vấn đề nghiêm trọng.

Tại sao Gs luôn đề cập CT - SGK chưa là vấn đề cốt tử?

Vì nó phản ánh nội dung, mục đích của nền giáo dục. Năm 2000, Nhà nước đã dự kiến chi cho việc thống nhất và đổi mới CT - SGK ở bậc phổ thông là 14.000 tỷ đồng (cỡ 1 tỷ USD). Riêng chuyện tiền nong như thế lại không đủ tầm quan trọng hay sao? Gần 20 năm qua, ta đã không làm sao có nổi một bộ CT-SGK chuẩn, khiến cho nó luôn luôn trở thành vấn đề nóng của công luận, kể cả trên diễn đàn Quốc hội.

Đã khôngcó một bộ chuẩn mà SGK cũng không ổn định thưa ông?

Hãy nhìn ra thế giới, CT-SGK ổn định ít nhất 10 năm hoặc lâu hơn. Còn ở ta thì sau 10 năm, người dân phải góp thêm 1 tỷ USD cho con em đi học. Xin lưu ý, tuy vẫn còn những điểm phải bàn, song theo tôi cuốn SGK về lịch sử của tác giả Trần Trọng Kim viết năm 1922 đến nay vẫn còn giá trị sử dụng. Các nước đều lo lắng cho sách giáo khoa, kể cả những nước kém phát triển ở Châu Phi, Mỹ La tinh và đều làm được. Gần ta hơn, Srilanca lại còn có thể cung cấp miễn phí tài liệu SGK cho tất cả học sinh phổ thông.

Vậy nguyên nhân ở đây làgì, theo Gs?

CT-SGK liên quan đến học thuật, đòi hỏi tư duy khoa học, là sản phẩm của cách nhìn tổng thể và tư duy công nghiệp. Cuốn hình học Euclide được coi như "kinh thánh", chiếm hơn một nửa chương trình toán ở bậc phổ thông khoảng 2300 năm nay. Nội dung này không được lĩnh hội như một chỉnh thể ở nước ta khi biên soạn, vì nó được chia cho nhiều nhóm. Khoáng 40 người chỉnh sửa kéo dài nhiều năm. Xin nói thêm, 40 tác giả này đều giỏi, cá nhân tôi rất kính trọng. Song, một sự chỉ đạo biên soạn sách kiểu "du kích" như vậy đã xâm hại nghiêm trọng đến trí tuệ của nhân loại.

CT - SGK là linh hồn của một nềngiáo dục, nhưng thực tế quyền biên soạn SGK lại chỉ nằm trong tay một Nxb. Bất hợp lý ở đây chăng ?

Đúng. CT - SGK phải do người lãnh đạo Bộ GDĐT "quản", khi đổi mới CT-SGK theo Luật, phải do Chính phủ chịu trách nhiệm. Thế nhưng quyền tổ chức biên soạn SGK chẳng rõ tại sao lại được trao cho Giám đốc Nxb Giáo dục. Ngoài tiền đầu tư của Nhà nước, Nxb Giáo dục thu về thêm 100 triệu USD hàng năm từ tiền bán sách. Sai sót kiến thức trong SGK được tranh luận triền miên, Nxb Giáo dục có thêm lý do chỉnh lý, in lại sách và càng thu thêm lợi. Nghịch lý kể trên tưởng là nhỏ, ít người để ý, song nó lại là mầm họa và sẽ thành đại họa cho giáo dục suốt thời gian đổi mới.

Có phảivì việc biên soạn sách giáo khoa bị chia cắt thành khúc, thành đoạn nên quy trình đào tạo và bói dưỡng giáo viên cũng bị cắt nhỏ ra?

Tôi thấy việc đào tạo tại các trường sư phạm, tuyển chọn, đến sử dụng và bồi dưỡng, không còn là một quy trình chặt chẽ nữa. Công việc này cũng bị chia cắt thành ba cấp như ba mảnh ruộng, ứng vởi ba Dự án độc lập, vay tiền nước ngoài, y như kiểu làm CT-SGK. Việc tập huấn giáo viên "ngắn hạn" hiện nay với cấp độ “tam sao thất bản" khác nhau, công luận gọi là "cưỡi máy bay xem mặt chữ”. Theo số liệu từ Bộ GDĐT, giáo viên ờ bậc phổ thông hiện nay thiếu gần 10 vạn người, cộng thêm khoảng 10 vạn giáo viên không đạt chuẩn SGK mới, có thể phải nghỉ dạy, nghỉ hưu sớm. Một việc không bình thường, gây hoang mang và tai hoạ này thật khôn lường.

Ngânsách Nhà nước chi cho GDĐT năm nay khoảng 30.000 tỷ đồng, chiếm 17,1% tổng ngân sách. Ông có nhận xét gì khi mức đầu tư ngân sách ngày càng tăng?

Giáo dục được coi là quốc sách nên ngân sách đầu tư mỗi ngày một tăng. Năm trước, con số đã đến 4 tỷ USD (2 tỷ của Nhà nước + 2 tỷ của dân) ấy là chưa kể khoảng 900 triệu USD vay của nước ngoài và 3000 tỷ đồng tiền công trái của giáo dục. Việc chi tiêu cần cân nhắc kỹ lưỡng:

1/ Chương trình kiên cố hoá trường học (theo số liệu của Bộ GDĐT khoảng 11.624 tỷ) mà Thủ tướng Phan Văn Khải đã kêu gọi do ý nghĩa lâu dài trường ra trường, lớp ra lớp".

2/ Trang thiết bị bao gồm phòng thí nghiệm và đồ dùng dạy học cũng cần kiểm tra, xem xét lại nghiêm túc. Chỗ này còn sử dụng kém hiệu quả và lãng phí kiểu "con nhà lính tính nhà quan", chưa kể tiêu cực. Năm nay Nhà nước đầu tư 400 tỷ đồng, còn dân bỏ bao nhiều tiền để mua chưa biết.

Trởlại vấn đề việc đổi mới chương trình và SGK ở bậc phổ thông. Trên cơ sờ nào mà Gs khẳng định chỉ cần một năm, với kinh phí khoảng 100 tỷ đồng là lo được đầy đủ sách từ PTTH đến bậc Đại học?

Khắc phục sự thiếu thốn SGK hiện nay lại là một bài toán có tính cách mạng, vượt khỏi tầm giải quyết của ngành, đòi hỏi sự ưu tiên, xem xét và quyết định của quốc gia, đặc biệt là con người và tổ chức. Cách làm hiện nay đã được kiểm chứng hai ba lần, làm đi làm lại, kết quả vẫn ở phía trước. Cái giá đắt này dân tộc ta phải trả đến bao giờ? Xin lưu ý, CT- SGK phổ thông (năm 1945, nhóm Gs. Hoàng Xuân Hãn chuẩn bị trong 2 tháng, sau tiếp quản Hà Nội 1955 việc này cũng hoàn thành trong 6 tháng), tài liệu giáo trình đại học, sách chuyên khảo, thế hệ trí thức trước đây còn lo được khi trong tay chẳng có dự án nào, nhiều tác giả hiện nay vẫn còn sống. Con hơn cha là nhà có phúc. Chẳng lẽ thế hệ chúng tôi được Đảng đào tạo bài bản, lại không làm được những việc mà thế hệ cha anh đã làm?

Xin nhắc lại tâm tư và trăn trở của đồng chí Phạm Văn Đồng trước lúc đi xa "Giáo dục nước ta chưa phải là tốt. Đừng nghĩ mình ít tiền, ít tiền không sợ, miễn là biết cách làm. Nếu ít tiền mà làm hỏng, thì nhiều tiền càng hỏng hơn".

Xin cảm ơn Giáo sư !

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Làm thế nào để giáo dục thực sự là quốc sách

    13/02/2006Hà Văn Thịnh (Đại học khoa học Huế)Nếu giáo dục không gây nên tất cả mọi lỗi lầm thì ít nhất, cũng đã và đang gián tiếp một cách lâu dài, tạo nên nhiều yếu tố tiềm tàng để không đủ sức nhìn thấy và, ngăn chặn những lỗi lầm ấy...
  • Từ sách giáo khoa đến chuyện dạy văn

    14/11/2005Cao Tự ThanhCó lẽ trên khắp thế giới không có nước nào có ngành giáo dục "kỳ quái" như Việt Nam hiện nay, một ngành giáo dục liên tiếp xảy ra các vụ cải cách thì chất lượng càng rớt, thầy cô càng rỗi, học sinh càng rên, phụ huynh càng run, xã hội càng rầu...
  • Truyện tranh lịch sử theo sách giáo khoa: Lẽ ra phải làm từ lâu

    19/08/2005Rất kịp thời, trong khi dư luận đang xôn xao về những lỗ hổng kiến thức lịch sử của thế hệ trẻ, thì NXB Giáo dục đã phát động Cuộc thi biên soạn truyện tranh lịch sử theo SGK lịch sử hiện hành. Đây là việc lẽ ra phải làm từ lâu như một trong những giải pháp để giải quyết nạn “mù lịch sử” tiềm ẩn trong các thế hệ trẻ...
  • Chương trình sách giáo khoa còn quá nặng

    13/01/2004Việt Anh"Các tác giả viết sách nên cân nhắc khối lượng chương trình mà học sinh có thể tiếp thu trong mỗi tiết học. Nhìn tổng thể, chương trình hiện nay vẫn còn quá sức các em", Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Minh Hiển phát biểu chiều qua, tại buổi gặp mặt các tác giả viết sách giáo khoa khối THCS...
  • "Sách giáo khoa là một sản phẩm đặc biệt"

    16/12/2003Lê HạnhÔng Ngô Trần Ái - Tổng giám đốc NXB Giáo dục trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Lao Động....
  • Không nên độc quyền in sách giáo khoa

    16/12/2003Ngân AnhSách giáo khoa (SGK) - linh hồn của sự nghiệp giáo dục. Hiện nay, SGK đang chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, đó là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên cách chỉ đạo làm sách, đặc biệt là vấn đề in sách, đang gây nhiều dư luận...
  • Tôi thấy giáo dục chưa thực sự được coi là quốc sách!

    03/11/2003Ý kiến về "Giải pháp cứu ngành giáo dục" của giáo sư Hoàng Tuỵ đăng trên Tạp chí Ngày Nay số 20 được đông đảo bạn đọc quan tâm và phản hồi ý kiến. Sau đây là ý kiến của Giáo sư-Tiến sĩ khoa học Nguyễn Cảnh Toàn, Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học London, nguyên Thứ trưởng Bộ giáo dục...
  • Thi viết sách giáo khoa

    10/02/2003Tiến sĩ Hồ Bất KhuấtNước ta đang tiến hành cải cách giáo dục mà khâu then chốt là biên soạn lại toàn bộ hệ thống sách giáo khoa (SGK). Chất lượng SGK sẽ quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy không cần nói ai cũng biết việc biên soạn SGK quan trọng tới nhường nào.
  • xem toàn bộ