Mô hình tăng trưởng Mckinsey

07:08 SA @ Thứ Tư - 19 Tháng Tư, 2006

Mô hình này có một vài điểm tương tự như mô hình Ansoff đã có từ trước. Tuy nhiên, mô hình này lại xem xét chiến lược tăng trưởng từ bối cảnh hơi khác một chút.

Mô hình McKinsey cho rằng các doanh nghiệp cần phát triển chiến lược tăng trưởng dựa trên những yếu tố sau:

- Các kỹ năng điều hành
- Các tài sản đặc quyền của doanh nghiệp
- Kỹ năng tăng trưởng
- Những mối quan hệ đặc biệt


Việc tìm kiếm những cơ hội kinh doanh theo vài hướng khác nhau có thể tạo ra tăng trưởng, và được tóm tắt trong biểu đồ sau:


NHỮNG LỰA CHỌN CHUNG VÀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ CHO MỘT CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG

• Kỹ năng điều hành là năng lực cốt lõi của một doanh nghiệp để có thể tạo được một nền tảng vững chắc cho chiến lược tăng trưởng. Ví dụ, năng lực của doanh nghiệp là thế mạnh về dịch vụ khách hàng; phân phối; công nghệ.

• Tài sản đặc quyền là những tài sản thuộc về doanh nghiệp mà các đối thủ cạnh tranh rất khó sao chép. Ví dụ, một doanh nghiệp hoạt động dựa trên chiến lược marketing trực tiếp có thể có những tài sản gồm cơ sở dữ liệu phong phú về khách hàng hoặc một nhãn hiệu lâu đời.

• Kỹ năng tăng trưởng là những kỹ năng mà các doanh nghiệp cần phải có nếu họ muốn thực hiện thành công một chiến lược tăng trưởng. Chúng bao gồm những kỹ năng phát triển sản phẩm mởi hoặc các kỹ năng thương thuyết và hội nhập khi mua bán lại công ty.

• Những mối quan hệ đặc biệt là những mối quan hệ có thể mở ra những chọn lựa mới. Ví dụ, doanh nghiệp có thể có một chuỗi các mối quan hệ đặc biệt với những doanh nghiệp thương mại trong ngành khiến cho quá trình phát triển thị trường xuất khẩu được dễ dàng hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Mô hình này phác thảo ra 7 chiến lược tăng trưởng được tóm tắt như sau:

Sản phẩm hiện tại cho khách hàng hiện tại
Đây là lựa chọn có rủi ro thấp; cố gắng tăng doanh số bán hàng cho nhóm khách hàng hiện tại; chiến lược này liên quan đến việc gia tăng tần suất bán hàng và duy trì lòng trung thành của khách hàng.

Sản phẩm hiện tại cho khách hàng mới
Xem xét nhóm khách hàng hiện tại, mục tiêu là tìm những sản phẩm hoàn toàn mới mà những khách hàng này có thể mua hoặc bắt đầu cung cấp những sản phẩm mà các khách hàng hiện tại của doanh nghiệp đang mua từ các đối thủ cạnh tranh.

Sản phẩm và dịch vụ mới
Kết hợp giữa chiến lược phát triển thị trường của Ansoff và chiến lược đa dạng hoá, cách này có thể gặp rủi ro do phát triển và marketing sản phẩm mới. Một số sản phẩm dịch vụ có thể được bán cho các khách hàng hiện tại - những người đã tin tưởng vào doanh nghiệp (và nhãn hiệu của doanh nghiệp); còn những khách hàng hoàn toàn mới cần thuyết phục nhiều hơn.

Cách thức giao hàng mới
Lựa chọn này tập trung vào việc sử dụng kênh phân phối như là một nguồn lực khả thi để tăng trưởng. Liệu có cách nào để các hàng hoá và dịch vụ được bán thông qua các kênh mới mà nhờ đó tăng được doanh số bán hàng?

Thị trường mới theo vị trí địa lý.
Phương pháp này khuyến khích các doanh nghiệp xem xét những khu vực thị trường mới về mặt địa lý để bán sản phẩm. Sự mở rộng về mặt địa lý là một trong những lựa chọn có tác động mạnh nhất cho tăng trưởng nhưng cũng là một trong những phương pháp khó khăn nhất.

Cơ cấu mới của ngành
Lựa chọn này xem xét khả năng thâu tóm các đối thủ cạnh tranh hiện đang gặp khó khăn hoặc củng cố lại ngành thông qua chương trình mua bán lại doanh nghiệp tổng thể.

Khu vực cạnh tranh mới
Lựa chọn này yêu cầu một doanh nghiệp phải nghĩ tới những cơ hội để hội nhập dọc hoặc xem xét liệu những kỹ năng của doanh nghiệp có thể được sử dụng trong các ngành khác hay không.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • 5 nguyên lí cơ bản của sự đổi mới

    13/01/2006Trương Thu HàCơ hội đổi mới xuất hiện dưới vô số trạng thái và phạm vi khác nhau với hiệu quả tương tự hoặc là khác nhau. Đối với các tổ chức phi lợi nhuận thì sự đổi có vẻ như đã ăn sâu trong việc xác định rõ thời cơ của họ và tạo ra nền tảng cho đổi mới, tập trung phát triển phương pháp đổi mới thích hợp và chia sẻ các kinh nghiệm của phương pháp này. ...
  • Hệ thống cơ bản của nguyên lí đổi mới

    22/12/2005Trương Thu HàTìm ra được phương pháp hoạt động tốt nhất là kỹ thuật cơ bản để thúc đẩy việc kinh doanh phát triển. Tuy nhiên có một số thực tế xảy ra với quá trình này: thỉnh thoảng một số phương pháp nào đó ở cơ quan hay ngành kinh doanh này lại không phù hợp với ngành kinh doanh khác và đôi khi các phương pháp này cũng không được thực hiện đầy đủ. ...
  • Nguồn gốc của sự đổi mới

    21/12/2005Nguyễn Thúy HằngJohannes Gutenberg, Henry Ford, Abraham Darby, James Watt, Henry Bessemer và Thomas Edison có điểm gì chung? Mỗi người trong số họ đều là nhà tiến hành đổi mới vĩ đại. Nhưng họ có phải là những nhà phát minh? ...
  • Phát triển bằng sự thay đổi

    09/12/2005Nguyễn Thúy HằngMột số người gọi sự thay đổi là “tiến bộ” và ca ngợi những nét đổi mới mà nó mang lại. Còn những người khác lại bác bỏ những thay đổi đó và mong muốn trở lại những ngày xưa cũ. Có cùng những sự thay đổi thì lại có những phản hồi khác nhau. Sự lựa chọn của chúng ta là: một là chúng ta có thể trở thành nhà lãnh đạo, hai là có thể thành những người nối gót. ...
  • Doanh nghiệp cần một chiến lược phát triển!

    29/10/2005Ths. Bích NgọcThật không thể hiểu nổi nếu một vận động viên chạy marathon không lường trước được chặng đường đua của mình và thế là sức chỉ chạy được 5.000m, lại tham gia cuộc đua 10.000m, dốc toàn bộ sức lực cho 2.000m đầu tiên rồi sau đó lê chân không nổi… Để tồn tại và phát triển, nhà doanh nghiệp cần xd cho mình một chiến lược…
  • Lợi thế của cá nhỏ

    21/10/2005Bảo ThạchCó một cách nói ngụ ý là “sẽ tốt hơn khi là một con cá lớn trong một hồ nước nhỏ, thay vì là con cá nhỏ trong hồ nước lớn”. Chủ tịch Hiệp hội Marketing thế giới, ông Hermawan Kartajaya cho rằng doanh nghiệp quy mô nhỏ lại có lợi thế trong xây dựng thương hiệu.
  • Quản trị chiến lược

    21/09/2005Hoàng Quỳnh LiênQuản trị chiến lược là một quá trình sắp xếp linh hoạt các chiến lược, tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh, nó bao gồm nhân lực, lãnh đạo, kỹ thuật và cả phương pháp xử lý.
  • Khái niệm chiến lược kinh doanh

    07/07/2005“Chiến lược là phương hướng và quy mô của một tổ chức trong dài hạn: chiến lược sẽ mang lại lợi thế cho tổ chức thông qua việc sắp xếp tối ưu các nguồn lực trong một môi trường cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và kỳ vọng của các nhà góp vốn”...
  • xem toàn bộ