Một góc nhìn về cải cách hành chính

10:29 SA @ Chủ Nhật - 18 Tháng Giêng, 2009

Năm Kỷ Sửu 2009 sẽ là một năm khó khăn. Khủng hoảng, suy thoái, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, công ăn việc làm khó khăn... là những chuyện đang chờ chúng ta phía trước. Đây quả thật là những chuyện không hay, nhưng chúng cũng có thể tạo ra áp lực cần thiết để chúng ta tiếp tục đổi mới. Một trong những lĩnh vực cần áp lực này nhất, có lẽ, là lĩnh vực hành chính công.

Thời gian qua, đây là lĩnh vực cũng đã nhận được một sự quan tâm đặc biệt. Cải cách thủ tục hành chính, khoán lương, tổ chức các trung tâm dịch vụ hành chính, thực hiện cơ chế một cửa... là hàng loạt cố gắng không kể hết có liên quan. Thế nhưng, cho dù những cố gắng là không kể hết, thì những chuyển biến thật sự vẫn rất khó kể ra. Vì sao mọi chuyện lại nan giải đến như vậy? Phải chăng còn có những vấn đề nằm ở triết lý sâu xa của việc tổ chức quyền lực, không xử lý, khó cải cách hành chính thành công?

Trước hết, nếu một ngôi nhà được thiết kế bất hợp lý, thì những sắp xếp ở bên trong ngôi nhà đó rất khó cải thiện được tình hình. Vấn đề cơ bản nhất của mọi ngôi nhà là việc bố trí không gian. Đối với ngôi nhà hành chính, thì đâu là không gian của Nhà nước, đâu là không gian của người dân và của xã hội dân sự là thiết kế cơ bản nhất. Chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền ừ một mô hình tập trung, quan liêu, bao cấp. Về mặt tuyên ngôn, từ lâu chúng ta đã từ bỏ mô hình nói trên, nhưng về thực tế, nhiều thiết chế của nó vẫn tồn tại dai dẳng. Và các thiết chế này vẫn tiếp tục vận hành như ngày xửa ngày xưa. Đây là lý do sâu xa tại sao nhiều cố gắng cải cách của chúng ta bị đẩy vào ngõ cụt. Rõ ràng, cho đến khi chúng ta thiết kế lại thành công "ngôi nhà hành chính" của mình, các cố gắng cải cách sẽ còn gây nhiều khó khăn và ít mang lại hiệu quả.

Trong mô hình tập trung, quan liêu, bao cấp, Nhà nước làm hết mọi việc. Điều này cũng hợp lý vì toàn bộ tài sản của đất nước và toàn bộ nền kinh tế thị trường, tài sản, cũng như tiềm lực kin tế chỉ nằm trong tay Nhà nước một phần; phần lớn hơn nằm trong tay của người dân, của các thành phần kinh tế và các lực lượng xã hội khác nhau. Quan hệ xã hội cơ bản của kinh tế thị trường là quan hệ dân sự. Nghĩa là, người dân có quyền tự do "mưu cầu hạnh phúc" trên cơ sở tự nguyện, tự thỏa thuận với nhau. Như vậy, hầu hết mọi việc của đời sống dân sự đều do người dân tự quyết định lấy. Người ta nói đến "một nhà nước nhỏ, một xã hội lớn" là vì lý do này.

Tập trung cho bộ máy hành chính thật nhiều quyền rồi sau đó tìm cách khống chế nó thì cũng giống như việc thả gà ra mà đuổi. Thực tế cho thấy, ai cũng có thể trở thành nạn nhân của bộ máy này. Bộ máy đẻ ra bộ máy, quyền lực đẻ ra quyền lực. Khống chế bộ máy hành chính bằng cách răn dạy, phê bình là rất khó khăn. Như vậy, điều quan trọng là phải tránh hành chính hóa các quan hệ dân sự và phải dành khoảng không gian rộng lớn hơn cho quyền tự quyết của những người dân.

Ngoài ra, nguyên tắc pháp quyền - người dân được làm mọi điều mà pháp luật không cấm, còn các quan chức chỉ được làm những điều mà pháp luật cho phép, có vẻ thiên vị cho những người dân. Thế nhưng, không biết những điều mà người dân bị cấm có nhiều hay không, còn những điều mà các quan chức được phép thì có vẻ nhiều vô kể. Vấn đề là quyền tự quyết của người dân và những điều mà các quan chức được phép luôn luôn tồn tại trong mối tương quan tỷ lệ nghcịh với nhau. Mỗi khi những điều mà các quan chức được phép nhiều lên, thì những điều mà những người dân được quyền tự quyết bắt buộc phải ít đi. Thực ra, mỗi khi người dân bị cấm thì bắt buộc các quan chức phải có quyền áp đặt sự tuân thủ và áp đặt chế tài. Bằng không sự cấm đoán sẽ không có nghĩa. Như vậy, cấm đoán càng nhiều thì bộ máy hành chính lại càng phình to ra. Và nguy cơ bộ máy vượt ra khỏi tầm kiểm soát luôn luôn tồn tại.

Cuối cùng, trao quyền cho bộ máy hành chính như thế nào là vấn đề gốc rễ của cải cách hành chính. Bộ máy đã được sinh ra thì thường có tính độc lập của nó và có cả những lợi ích của nó. Nếu cải cách không mang lại được những lợi ích lớn hơn, thì bộ máy sẽ khó lòng chịu chuyển động. Vậy thì, chúng ta phải khuyến khích vật chất để cải cách, đồng thời phải cố gắng tránh hành chính hóa các mảng đời sống dân sự còn lại của xã hội.


Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tâm lý dân tộc với cuộc cải cách hành chính hiện nay

    01/03/2016Ðỗ Thái ÐồngTrong số những cái mà người phương Ðông học ở người phương Tây thì nền Hành chính công là cái đáng học nhất, sau những cái tân tiến khác về kỹ thuật. Bộ máy hành chính Tây phương cho thấy hai ưu điểm rõ nhất: tinh giản và hữu hiệu. Ðó là cái hấp dẫn người Ðông phương cũng giống như các máy móc khác, vừa tốn ít người, vừa năng suất cao...
  • Cải cách hành chính và quy luật kinh tế thị trường

    20/10/2006Nguyễn Ninh ThựcGiống như quy luật tiến hoá của xã hội loài người và thế giới tự nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng tuân theo những quy luật khách quan, tất yếu có ra đời phát triển và kết thúc, có tính kế thừa, cái sau tiến bộ hơn cái trước...
  • Cải cách hành chính - những vấn đề cần quan tâm

    26/08/2006PGS. TS. Trần Quang NhiếpCải cách hành chính nhằm góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả. Trên cơ sở đó làm cho bộ máy nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và tổ chức tốt việc điều hành, quản lý đất nước thông suốt, tạo điều kiện cho nền kinh tế nhiều thành phần phát triển, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế...
  • Một số vấn đề tâm lý học trong quản lý hành chính ở nước ta hiện nay

    30/04/2006Ths. Tô Ngọc QuyếtSau 15 năm đổi mới và mở cửa, cải cách hành chính được xem như một bộ phận cấu thành của cải cách xã hội - chính trị ở nước ta và đang được nhận thức một cách ráo riết, triệt để hơn để hỗ trợ, thúc đẩy việc cải cách kinh tế xã hội...
  • Chút xíu triết lý về cải cách hành chính

    12/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngTập trung cho bộ máy hành chính thật nhiều quyền rồi sau đó tìm cách không chế nó thì cũng giống như việc thả gà ra mà đuổi. Phải chăng còn có những vấn đề nằm ở triết lý sâu xa của việc tổ chức quyền lực, không xử lý, khó cải cách hành chính thành công?
  • Không thể giải quyết các vấn đề học thuật bằng tư duy hành chính

    23/10/2003Tuyển sinh đại học & cao đẳng (ĐHCĐ) theo phương thức ba chung: Chung đề, chung đợt và sử dụng kết quả chung, đã được thực hiện trong hai năm 2002, 2003. Hiệu quả kinh tế xã hội khá rõ rệt. Ví dụ, theo ước đoán của Bộ GDĐT, sự cải tiến này ở hai khâu đầu có thể bớt lãng phí cho xã hội khoảng 500 tỉ đồng. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhiều biện pháp được thực thi, song khâu xử lý kết quả chung, một khâu cuối cùng - giai đoạn gặt hái, rất tiếc lại vượt khỏi sự kiểm soát? Vậy, nguyên nhân thật sự bất cập nằm ở đâu? Điều này rất cần được xem xét một cách nghiêm túc để rút kinh nghiệm cho những kỳ thi năm sau.
  • xem toàn bộ