Năm con trâu & lớp trẻ

07:48 CH @ Thứ Ba - 20 Tháng Giêng, 2009

Năm Kỷ Sửu 2009 là năm con trâu. Con trâu nhắc chúng ta nhớ đến nghề nông, nhớ đến câu thơ: "Ông lão dong trâu đi bừa là con ông lão ngày xưa đi cày". Thực ra, đó là một câu thơ đã được người đời cải biên đi một ít. Câu thơ nguyên bản của tác giả Trần Ngọc Thụ là: "Ông lão hôm nay đi bừa là con ông lão ngày xưa đi cày". Tuy nhiên, câu thơ nào thì cũng phản ánh một thực tế quẩn quanh, tù đọng và ngột ngạt. Thật buồn nản biết bao khi thế hệ tiếp nối vẫn chỉ lặp lại vết xe đổ, xin lỗi, vết chân trâu của cách làm ăn cũ!

Năm Kỷ Sửu 2009 đã là năm thứ 3 của thời kỳ hội nhập hậu WTO. Tuy nhiên, rủi ro của việc lặp lại vết chân trâu trong năm con trâu thì vẫn còn rất lớn. Không ít các lĩnh vực của đời sống xã hội và quản trị quốc gia vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của hệ chuẩn cũ và cách làm có từ những năm xửa, năm xưa. Vẫn còn không ít cảnh "con trâu đi trước, cái cày theo sau"; vẫn còn không ít các cuộc họp nói chung chung và quyết cũng chung chung; vẫn còn không ít vụ việc mà sự yếu kém, đổ vỡ chẳng biết quy trách nhiệm cho ai... Rõ ràng, muốn nhanh chóng tiến tới thịnh vượng, thì chúng ta không thể chỉ đổi được từ "cày" qua 'bừa", mà phải bắt kịp với những thành tựu mới nhất của thời đại. Và tất nhiên lớp người trẻ tuổi có khả năng và cơ hội lớn hơn trong việc đổi mới và cách tân đất nước.

Trước hết, lớp trẻ ít bị sự trì kéo của quá khứ. Quá khứ không quát nạt, không ra lệnh công khai. Nhưng quá khứ chính là nếp nghĩ, là cách làm đã thành thói quen và niềm tin ràng buộc. Trong quả khứ mọi thứ đều đã từng rất rõ ràng. Mọi thứ đều tồn tại dưới hai màu trắng đen. Đã không trắng thì là đen. Đã là đen thì là xấu. Thế giới hai màu giúp chúng ta xác định chính kiến và định hướng hành động của mình khá dễ dàng và sáng rõ. Nhưng thế giới hai màu cũng làm cho chúng ta quan niệm về cuộc sống và hành xử trong cuộc sống khá cứng nhắc và khá giản lược. Trong một thế giới hội nhập hết sức đa dạng và phong phú, trong nền kinh tế thị trường sống động và biến đổi không ngừng, cách cảm nhận cuộc sống chỉ dưới hai màu rõ ràng là bất cập.

Tuy nhiên, cách nghĩ và cách làm cũ cũng rõ ràng là khó đổi thay. Những gì đã ở trong trái tim và khối óc suốt cả đời người thì khó có thể đổi thay, khó có thể không tiếp tục chi phối tư duy và hành động. Do không bị các định kiến của quá khứ chi phối, lớp trẻ sẽ có cái nhìn tinh tế hơn, đa dạng hơn. Họ sẽ thấy được tất cả bảy sắc cầu vồng của cuộc sống, cùng với sự kết hợp, sự hòa lẫn và chuyển đổi đầy biến ảo của chúng.

Cho dù, thấy và hiểu vẫn là hai chuyện khác nhau. Thế nhưng, không thấy được thì làm sao hiểu được?!

Hai là, lớp trẻ đang có những cơ hội to lớn để tiếp cận với thế giới bên ngoài. Cùng với quá trình hội nhập, hàng loạt các rào cản hữu hình, cũng như vô hình đang bị dỡ bỏ. Công nghệ thông tin và truyền thông còn làm cho không gian biến mất, khả năng tiếp cận kho tàng tri thức của nhân loại, tiếp cận các giá trị văn hóa, tinh thần của các nước khác nhau trên thế giới mở ra gần như vô tận. Do được tiếp cận internet từ nhỏ, một bộ phận lớn trong lớp trẻ đang nhanh chóng làm chủ một không gian mới, mà các thế hệ trước đây chưa hề biết tới.

Đó là không gian tự động, không gian thực tế ảo. Với không gian này, việc kết nối, việc tương tác với mọi tộc người trên thế giới đang diễn ra hết sức nhanh chóng và dễ dàng. Kết quả là rất nhiều người trong lớp trẻ Việt Nam trở thành những công dân toàn cầu thực thụ. Những công dân toàn cầu thì có tri thức và kỹ năng ở tầm toàn cầu. Và đây chính là nguồn lực quan trọng nhất để đổi mới và chấn hưng đất nước. Ba là, lớp trẻ ngày nay có điều kiện để học hành tử tế hơn. Cho dù, trong hệ thống giáo dục của chúng ta vẫn còn rất nhiều điều đang phải băn khoăn, thì cơ hội học tập tốt hơn đã thật sự mở ra cho nhiều bạn trẻ. Mà sự hiểu biết và kỹ năng hiện đại là tiền đề quan trọng để vươn lên trong cuộc sống.

Cuối cùng, chuyển từ việc dắt trâu đi cày sang việc dắt trâu đi bừa chắc chắn không phải là một bước tiến trong quá trình phát triển. Sử dụng máy móc hiện đại và công nghệ sinh học để phát triển nông nghiệp mới là bước tiến phù hợp với thời đại. Đó cũng phải là lựa chọn của lớp trẻ hôm nay. Thế thì những thế kỷ dài đằng đẵng gắn bó với con trâu có để lại gì cho chúng ta hôm nay không? Câu trả lời là: tất nhiên là có. Và đó là chính sự cần cù, sự chịu thương, chịu khó trong lao động, một di sản không bao giờ bị lỗi thời.

Thanh niên Việt Nam chinh phục đỉnh núi Phú Sĩ

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để người Việt trẻ trở thành "công dân toàn cầu"

    29/09/2018Lan HươngGiới trẻ Việt cần gì để trở thành một công dân toàn cầu trong ngôi nhà chung của thế giới thời hội nhập? Quyền và nghĩa vụ của những người Việt trẻ trong thời đại mới? Bí quyết nào để thành công trong sự nghiệp?
  • "Phản đề" dành cho người Việt trẻ

    30/03/2017Nhà thơ Lê Ðạt, đã ngoài 70 - cho dù cuộc đời ông như chính nhà thơ thừa nhận là rất "li kỳ" và chịu nhiều thăng trầm dâu bể. Trẻ, ở chính cái cách mà ông nhìn nhận rất "thiện chí" và cởi mở về lớp trẻ, về thế hệ trẻ hiện nay...
  • Người trẻ và những căn bệnh

    20/05/2016Nhật NguyễnLàm thì chẳng được bao nhiêu, nhưng nổ thì quá nhiều... Đó là căn bệnh trầm kha của những người trẻ mới tập tẽnh vào đời. Họ mới chỉ làm được vài công trạng nhỏ nhoi mà cứ nghĩ mình là người có thể thay đổi cả thế giới.
  • Những mặt yếu của tuổi trẻ Việt Nam

    19/08/2015Bình HươngTuổi trẻ việt Nam có rất nhiều mặt mạnh. Nhiều nhà Xã hội học nước ngoài đến nghiên cứu ở Việt Nam đều có những khẳng định tốt đẹp về Tuổi trẻ Việt Nam. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ mong muốn khái quát lại những nhận xét về mặt yếu của thanh niên ta, của đa số những cán bộ đoàn qua các kỳ Đại hội, họp hành...
  • Những người trẻ tìm cách sâu sắc

    10/07/2014Lê Xuân NhậtMột loại virus mới đang lan nhanh: virus này khiến những người trẻ biến thành các cụ già. Nhưng họ vẫn nghĩ rằng như thế tức là mình sâu sắc hơn người cùng thế hệ...
  • Nói với thế hệ trẻ

    03/10/2013Tốt nghiệp đại học mới chỉ là cơ sở để mở đầu cuộc đời của người cán bộ nghiên cứu. Có bằng tiến sĩ cũng là bắt đầu con đường nghiên cứu khoa học. Hãy ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ: “Học để làm việc, làm người, làm cách mạng. Học để phục vụ nhân dân”...
  • Sức trẻ của tư duy

    23/04/2013Không khó khăn lắm để bắt gặp đây đó quanh ta, những người tuổi còn rất trẻ nhưng cách suy nghĩ quá cũ kỹ, nhạt nhoà, ngược lại, có người tuổi đã cao nhưng cách nghĩ lại rất trẻ trung, khoáng đạt. Tuy vậy, thực tế đó không bác bỏ một sự thật cũng rất dễ kiểm nghiệm là, tuổi trẻ dễ tiếp cận với cái mới, dễ dị ứng với sự trì trệ, không cam chịu với những cái đã quen đang bào mòn sức sống, lẽ sống...
  • Dịch giả Cao Xuân Hạo: Giới trẻ đang học cái thứ gần 100%... không phải là tiếng Việt

    04/11/2012Chỉ thương cho những người Việt nhỏ tuổi sẽ bắt chước kiểu nói ngô ngọng giống mấy ông Tây học tiếng Việt 3 tuần mà quên dần những phương tiện diễn đạt trau chuốt, chính xác và tinh tế của tiếng mẹ đẻ, cho đến khi đọc Kiều hay thơ Xuân Diệu không còn chút khả năng rung đùi nào nữa - nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo đã phải thốt lên như vậy trước bi kịch ngôn ngữ Việt Nam hiện đại...
  • Người trẻ ư? Phải lo nhiều lắm…

    18/05/2006Quảng YênMột bác sĩ tâm lý người nước ngoài đền giảng dạy ở Việt Nam về tư duy tích cực. Các học viên đều thấy lý thú, nhưng lại rất khó áp dụng...
  • Những người trẻ nói về "làm việc chuyên nghiệp"

    04/02/2006Nguyễn Ngọc LinhChỉ cần đi bộ với người nước ngoài, cũng có thể biết là chúng ta vẫn còn chậm lắm” - Một cô gái 8X, đang làm việc trong ngành PR - đã nói như thế về “làm việc chuyên nghiệp” ở Việt Nam...
  • Tuổi trẻ buồn

    02/12/2005Nguyễn VinhEm bảo em buồn. Tôi hỏi sao buồn. Em bảo không biết, tự nhiên thấy buồn. Buồn một cách lạ lùng, dã man và… bí mật lắm. Đến nỗi, chính em cũng không hiểu buồn từ đâu về và buồn vì cái sự gì nữa. Chà, thế thì “căng” quá…
  • “Công dân Internet” hay mặt trái của thế hệ trẻ

    22/11/2005Theo Chinadaily, GuardianNgủ dậy, bật máy tính, đánh răng rửa mặt và vào mạng Internet là lịch trình của Tiểu Linh vào mỗi buổi sáng, giống với nhiều thanh niên trẻ khác trên khắp Trung Quốc...
  • Giới trẻ đang “chi tiêu” thời gian như thế nào

    12/10/2005Cảnh báo sự lây lan của virut ngủ. Nhiều người đã biết kéo dài thời gian của ngày. Có phải họ đang “cận thị” về tương lai của chính mình?
  • xem toàn bộ