Năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/10 Singapore

08:01 SA @ Thứ Hai - 08 Tháng Bảy, 2019

Sáng ngày 23.6, bộ Lao động - thương binh và xã hội cùng với Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã công bố báo cáo xu hướng lao động và xã hội năm 2009 và 2010.

Bà Nguyễn Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội, cơ quan chính thực hiện bản báo cáo này cho biết, những khuyến nghị từ bản báo cáo này nên được lưu ý trong xây dựng chính sách điều phối thị trường lao động và an sinh xã hội trong thời gian tới.

Cụ thể, áp lực việc làm vẫn sẽ rất lớn trong giai đoạn 5 năm tới. Trung bình mỗi năm lực lượng lao động nước ta tăng khoảng 738.000 người, cao hơn mức tăng trưởng việc làm mới. Tuy nhiên bà Lan Hương cho rằng nếu các chính sách chỉ chú trọng tới tạo việc làm mới mà không quan tâm tới cải thiện chất lượng việc làm (như tiền lương, điều kiện lao động, quan hệ lao động) thì tình trạng khan hiếm lao động cục bộ tại nhiều địa phương sẽ vẫn tiếp tục xảy ra như hiện nay.

Thất nghiệp vẫn chưa phải là vấn đề lớn đối với nước ta. Thực tế cho thấy hiện tại khu vực lao động phi chính thức không có hợp đồng lao động vẫn rất lớn. Đây là khu vực thu nhập thấp, điều kiện làm việc khó khăn nhưng đã trở thành lưới đỡ tốt cho những người thất nghiệp trong cả giai đoạn dài, đặc biệt là trong thời kỳ suy giảm kinh tế năm 2008 và 2008. Tuy nhiên, có tới 89% lao động nông thôn thiếu việc làm cho thấy thu nhập và năng suất làm việc của đa số người lao động vẫn rất thấp.

Nhiều vấn đề an sinh xã hội cũng đặt ra trong bối cảnh thị trường lao động vận hành chưa tốt, thiếu hụt cục bộ khi dư thừa về tổng thể. Nhiều nhóm lao động cận nghèo tại các vùng nông thôn đối mặt với nguy cơ tái nghèo do dịch bệnh, thiên tai và mất việc làm. Như vậy, một thách thức lớn cần phải giải quyết là mở rộng độ bao phủ của chính sách bảo hiểm xã hội ra khu vực phi chính thức và thực thi hiệu quả các chính sách bảo trợ xã hội, giảm nghèo trong thời gian tới.

Báo cáo cũng cho hay, việc làm trong nông nghiệp giảm từ 65,3% trong năm 2000 xuống 52,2% năm 2007, do người lao động chuyển dịch sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Mặc dù sự dịch chuyển sang các khu vực có năng suất cao hơn có giúp cho tổng năng suất lao động tăng thêm 5,1% năm, năng suất lao động nhìn chung vẫn khá thấp và chỉ bằng 1/5 năng suất trung bình trong ASEAN và khoảng 1/10 mức năng suất của Singapore. Thêm vào đó, dù đói nghèo đã giảm mạnh trong thập kỷ qua nhưng cũng đã manh nha những vấn đề xã hội khác như tranh chấp lao động gia tăng, trong khi nhìn chung các biện pháp an sinh xã hội chưa bao phủ tới khu vực phi chính thức với quy mô lớn.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giá trị lao động và giá trị tri thức

    01/05/2017Trần Quân Tuyền (GS, TS Viện khoa học xã hội Trung Quốc)Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra sự phân tích và luận chứng khoa học để, một mặt, phê phán quan điểm của phương Tây cho rằng lý luận giá trị lao động của C.Mác đã không ý nghĩa, mặt khác chứng minh một cách thuyết phục lý luận giá trị thặng dư của C.Mác không hề lỗi thời, mất tác dụng...
  • Người lao động xuất sắc

    19/08/2016Dương Xuân BảoLao động của con người ngày nay đã được xã hội hóa, được phân công rất chuyên biệt ra hàng triệu loại lao động khác nhau. Nhưng theo bạn, cần có những kiến thức gì để có thể hoàn thành tốt lao động của mình để có thể trở thành "Nhất nghệ tinh - Nhất thân vinh?"
  • Phản biện xã hội

    12/07/2014Nguyễn Trần BạtQuan sát cuộc sống chúng ta có thể thấy phản biện là một hoạt động diễn ra hàng ngày. Phản biện là một nhu cầu của cuộc sống bởi nhờ có nó con người có thể loại bỏ những yếu tố sai để tiệm cận tới sự hợp lý trong các quyết định, các hành vi của mình. Trong đời sống xã hội phản biện là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ...
  • Đồng thuận xã hội

    17/06/2014Nguyễn Trần BạtCó một thuật ngữ được báo chí và truyền hình sử dụng khá nhiều trong những năm gần đây, nhưng lại đang được hiểu một cách không đầy đủ, đó là đồng thuận. Có thể khẳng định, cho đến nay khái niệm này vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện....
  • Xã hội dân sự?

    26/10/2009Cao Huy ThuầnGiữa Nhà nước tham nhũng với xã hội dân sự vô đạo đức, liên hệ nhân quả xoáy vòng tròn, đây là nhân mà đây cũng là quả, cái này cắt nghĩa cái kia và ngược lại. Thì cũng vậy giữa Nhà nước dân chủ và xã hội dân sự dân chủ: chỉ một Nhà nước dân chủ mới tạo ra được một xã hội dân sự dân chủ; chỉ một xã hội dân sự dân chủ mới tạo ra được một Nhà nước dân chủ.
  • Bàn về tính đồng thuận xã hội

    17/09/2009Nguyễn Trần BạtĐồng thuận xã hội luôn là mục tiêu của bất kỳ nhà nước, bất kỳ chính thể nào. Đồng thuận xã hội trước hết và quan trọng nhất phải là kết quả của sự đồng thuận về nhận thức. Trong thời đại ngày nay, khi hợp tác trở thành nội dung triết học cơ bản của đời sống hiện đại, đồng thuận trở thành lý thuyết về tầm nhìn trong xây dựng cấu trúc xã hội tương lai. Đồng thuận xã hội là sự tự giác thống nhất về cả ba mặt kinh tế, chính trị, văn hoá...
  • Hai chữ lao động

    16/08/2009Huỳnh Thúc KhángTừ văn hóa đông tây tiếp xúc nhau, trên thế giới mỗi ngày mỗi sinh ra chuyện mới. Xem như văn tự Trung Hoa là một thứ xuất hiện trên đời đã rất cổ, nay bị triều lưu Âu Mĩ cảm xúc chùi mài, mà tự nhiên nẽ ra cái vẻ mới. Trên ba bốn mươi năm nay danh từ mới xuất hiện đã nhiều (như dân quyền, tự do, xã hội chánh đảng v.v... ) mà từ nay về sau, trong kho chữ Hán cũ rích kia, có lẽ còn nhiều thứ lần lần trồi đầu ra mà mang cái huy hiệu mới. Hai chữ “lao động” cũng là một hạng trong danh từ mới đó, truyền sang nước ta đã trên mười năm nay và bây giờ đã thành một tiếng thông thường, ai cũng quen tai cả.
  • Sự phát triển đuổi kịp các nước tiên tiến

    20/06/2008Nguyễn Bình GiangMơ hồ về tính chất khốc liệt và tàn bạo của cuộc chiến tranh kinh tế sẽ phải trả một giá rất đắt, trong đó phải kể đến các cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, sự mất mát các tài sản quốc gia, sự phá sản hàng loạt các doanh nghiệp trong đất nước, và quan trọng hơn là mất quyền điều hành kinh tế siêu vĩ mô của nước đó...
  • Để hệ giá trị của giai cấp công nhân Việt Nam trở thành một hệ thống giá trị xã hội

    25/01/2008TS. Nguyễn An NinhTác giả đã phân tích một cách khái quát hệ giá trị của giai cấp công nhân biểu hiện trên một số khía cạnh cơ bản: lao động, công bằng, bình đẳng, sự phát triển tự do và toàn diện, phân tích những tiền đề, điều kiện cần thiết cho sự hình thành và phát triển hệ giá trị của giai cấp công nhân. Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề đang đặt ra trong quá trình xác lập và phát triển hệ giá trị giai cấp công nhân ở Việt Nam, tác giả đã luận chứng những yêu cầu về mặt nhận thức và mặt hành động nhằm khẳng đinh và phát huy hệ giá trị của giai cấp công nhân Việt Nam đưa hệ giá trị đó trở thành một hệ giá trị xã hội.
  • Vấn đề về các Giá trị Xã hội

    13/11/2008SorosTrong chương này tôi sẽ khảo sát vấn đề về các giá trị xã hội sâu hơn. Điều này sẽ đặt nền móng cho xem xét phê phán hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu như nó thịnh hành ngày nay...
  • Xã hội Mở như một Lí tưởng

    12/11/2007SorosNếu chúng ta chịu một thiếu sót về các giá trị xã hội được chia sẻ là đúng, thì thách thức lớn nhất của thời đại chúng ta là đi xác lập một tập các giá trị căn bản áp dụng cho một xã hội toàn cầu, chủ yếu mang tính giao dịch. Tôi muốn bàn đến thách thức đó. Tôi đề xuất khái niệm xã hội mở như một lí tưởng mà xã hội toàn cầu của chúng ta nên khao khát...
  • Bàn về xã hội dân sự

    15/08/2007Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsultKhái niệm xã hội dân sự từ lâu đã trở thành một khái niệm quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng khi quá trình toàn cầu hoá đang làm thế giới xích lại gần nhau hơn. Và khi các giá trị cá nhân ngày càng được khẳng định thì một xã hội dân sự nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của con người ngày càng trở nên cần thiết...
  • Các lý thuyết về hành động xã hội

    24/05/2007Bùi Thế CườngCó một thực tế trong lịch sử xã hội học là các nhà nghiên cứu của bộ môn này bị mắc vào một số song đề (dilemma), đôi khi trùng lặp nhau đôi khi tách rời nhau, chúng tạo cảm hứng cho những khổ công tìm tòi và cũng gây nên những tranh luận lớn. Một trong những song đề ấy là sự đối lập giữa việc nhấn mạnh vào cấu trúc xã hội hay nhấn mạnh vào hành động xã hội...
  • Phát triển kinh tế tư nhân

    17/04/2007Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupKinh tế tư nhân là một bộ phận quan trọng cấu thành toàn bộ nền kinh tế. Nhiều quốc gia mặc nhiên thừa nhận sự tồn tại của hình thức kinh tế này và tích cực phát triển nó như một công cụ hiệu quả để phát triển kinh tế...
  • Kinh tế tri thức - xét từ giác độ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

    08/10/2006Phạm Ngọc QuangCùng với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là sự phát triển của cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học-kỹ thuật rồi của cách mạng khoa học-công nghệ, cũng như để sử dụng có hiệu quả những thành tựu do các cuộc cách mạng đó mang lại, năng lực trí tuệ của người lao động không ngừng được nâng cao, phần giá trị do lao động trí tuệ của họ tạo ra trong quá trình sản xuất và được kết tinh ở sản phẩm ngày càng tăng...
  • Cái nhìn mới về thị trường lao động

    15/05/2006Văn KhoaDù muốn dù không, chúng ta vẫn không thể ngăn cản việc nhìn nhận sức lao động là một loại hàng hóa bị chi phốt theo quy luật thị trường. Người làm giỏi được lương cao, người làm dở chịu lương thấp. Sự cạnh tranh trong việc chào bán sức lao động là một yếu tố thúc đẩy từng cá nhân và toàn xã hội nỗ lực làm việc tự đào tạo nâng cao chất lượng lao động của mình. Chúng tôi xin mổ xẻ sau đây một số cách nhìn mà theo chúng tôi là không còn phù hợp về giá trị lao động trong nền kinh tế thị trường...
  • Về khái niệm tiến bộ xã hội

    04/04/2006Phó TS, GS. Hồ Sĩ QuýXung quanh khái niệm tiến bộ xã hội, xưa nay trong thảo luận, vấn đề định nghĩa tiến bộ xã hội, trên thực tế không được đặt ra. Người ta không thấy cần thiết phải thảo luận tiến bộ xã hội là gì? Cái mà các cuộc thảo luận thường quan tâm là tiến bộ xã hộ, được biểu hiện như thế nào? Nó (cần phải) bao gồm những phẩm chất gì?
  • Cần có cách nhìn mới đối với khái niệm “Bóc lột”

    02/03/2006Nguyễn Sĩ PhươngSự chuyển đổi từ nền kinh tế quản lý tập trung sang nền kinh tế thị trường buộc chúng ta phải có cách nhìn đổi mới với khái niệm “bóc lột" - một khái niệm có liên quan chặt chẽ cả về lý luận lẫn thực tiễn với một số vấn đề kinh tế và xã hội rất cơ bản hiện nay do thực tế đặt ra cần phải giải quyết...
  • Những người trẻ nói về "làm việc chuyên nghiệp"

    04/02/2006Nguyễn Ngọc LinhChỉ cần đi bộ với người nước ngoài, cũng có thể biết là chúng ta vẫn còn chậm lắm” - Một cô gái 8X, đang làm việc trong ngành PR - đã nói như thế về “làm việc chuyên nghiệp” ở Việt Nam...
  • xem toàn bộ