Kinh tế tri thức - xét từ giác độ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Kinh tế tri thức xét từ giác độ lực lượng sản xuất
Lao động cơ bắp từng bước được thay thế bằng lao động trí tuệ, nhưng lao động cơ bắp không mất đi.
Lao động là hoạt động có ý thức của con người nhằm tạo ra những giá trị sử dụng đáp ứng nhưng nhu cầu đa dạng của con người. Bởivậy, ngay khi có con người,hoạt động sản xuất của họ đã có hai phần: lao động cơ bắp và lao động trí tuệ. Cùng với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là sự phát triển của cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học, kỹ thuật rồi của cách mạng khoa học, công nghệ, cũng như để sử dụng có hiệu quả những thành tựu do các cuộc cách mạng đó mang lại, năng lực trí tuệ của người lao động không ngừng được nâng cao, phần giá trị do lao động trí tuệ của họ tạo ra trong quá trình sản xuất và được kết tinh ở sản phẩm ngày càng tăng. Từ chỗ chiếm một tỷ trọng rất không đáng kể ớ các thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp, ngày nay, ở các nước phát triển, đối với một số loại sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao, hàm lượng giá trị do trí tuệ tạo ra và được kết tinh trong sản phẩm có thể đạt tới 80 - 90% tổng giá trị sản phẩm. Đối với các loại sản phẩm đó, nguyên vật liệu, năng lượng, lao động cơ bắp chỉ tạo thành từ 10%- 20% giá trị sản phẩm.
Không chỉ như vậy, hoạt động trực tiếp tạo ra sản phẩm không còn là công việc của riêng người lao động, mà của cả một bộ phận ngày càng tăng lên những người trực tiếp quản lý quá trình sản xuất, những kỹ sư, những nhà công nghệ...
Sự thay đổi đó là xu thế khách quan, mang tính tiến bộ và ngày càng mở rộng. Nó làm cho tài nguyên thiên nhiên, lao động cơ bắp mặc dù vẫn là nhưng thứ không thể thiếu trong nền sản xuất xã hội, nhưng ngày càng mất giá.
Mức đóng góp của tri thức và kỹ thuật đối với tăng trưởng kinh tế ngày càng lớn. Do vai trò và vị trí ngày càng lớn của tri thức trong nền kinh tế, do thông tin và tri thức ngày càng trở thành nguồn lực phát triển kinh tế chủ yếu, nên cơ cấu đầu tư để phát triển lực lượng sản xuấtcó những thay đổi rất lớn. Ở
Cũng cần lưu ý rằng, mặc dù tri thức đã trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu của sản xuất và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là cực kỳ quan trọng, nhưng nguyên lý “xét đến cùng, sở hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu là cơ sở của quan hệ sản xuất" vẫn giữ nguyên ý nghĩa khoa học của nó. Bởi, như
Yếu tố trí tuệ quan trọng hơn yếu tố vật liệu tự nhiên trong tư liệu sản xuất
Trong nền kinh tế tri thức, mối tương quan giữa các yếu tố cơ bản cấu thành tư liệu sản xuất có sự thay đổi rất lớn.
Tư liệu sản xuất bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động. Trong các nền kinh tế trước, đối tượng lao động chủ yếu là những bộ phận của tự nhiên, trong nền kinh tế tri thức, đối tượng lao động ngày càng là sản phẩm của lao động, của khoa học,công nghệ mà hàm lượng vật liệu tự nhiên trong đó ngày càng giảm. Do vậy, đó sẽ là một nền kinh tế tiết kiệm tài nguyên, không phụ thuộc một cách tiên quyết vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, mà phụ thuộc chủ yếu vào tài nguyên con người với năng lực trí tuệ cao.
Lao động quá khứ được kết tinh trong máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu... Liên quan tới những nhân tố này, trong nền kinh tế tri thức, có hai điểm đáng chú ý. Một là,hàm lượng trí tuệ trong những nhân tố đó ngày một gia tăng, Hai là,nhiều máy móc do lao động quá khứ đã được vật hoá thực hiện. Khi tính đến hai sự kiện đó, chúng ta thấy dường như vai trò của lao động sống có sự suy giảm tương đối. Nhưng, nếu xét tới sự phát triển thẳng tiến của sản xuất, lao động sống vẫn có giá trị quyết định - "quyết định" không phải theo nghĩa chiếm tỷ trọng lớn so với lao động quá khứ khi tạo ra sản phẩm ở chu kỳ mới, mà theo nghĩa không có lao động sống và mọi lao động vật hoá không thể phát huy vai trò của mình trong quá trình sản xuất. Máy móc hiện đại như thế nào chăng nữa cũng do con người làm ra và vận hành, cải tiến nó. Mặt khác, trình độ của máy móc, thiết bị, trình độ trí tuệ được kết tinh trong chúng lại đóng vai trò quyết định hiệu quả của lao động sống, quy định xu hướng vận động của chính lao động sống. Chỉ trong chừng mực đáp ứng nhu cầu đó, chu kỳ sản xuất tiếp
Lao động quản lý dần chiếm ưu thế so với lao động sản xuất trực tiếp
Sự phát triển của sản xuất xã hội luôn diễn ra
Những thay đổi ấy làm cho những yếu tố tạo ra giá tri mới được kết tinh trong sản phẩm thặng dư mà biểu hiện dưới hình thức giá trị là giá trị thặng dư cũng không hoàn toàn như cũ. Giá trị thặng dư được tạo ra không còn chỉ do lao động sống của người công nhân trực tiếp sản xuất, mà còn do lao động vật hoá, do lao động quản lý... Lao động quản lý nói ở đây bao gồm cả lao động quản lý của các chuyên gia quản lý (khi đó, họ thuộc về người lao động
Trí tuệ tự nó mang tính xã hội rất cao và thậm chí, còn mang tính nhân loại. Do vậy, khi nói về những bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất trong nền kinh tế trí tuệ, chúng ta thấy nổi lên một đặc điểm hết sức quan trọng là tính xãhội hoá, quốc tế hóa rất caocủa nó.
Những đặc điểm và tính chất mới đó của lực lượng sàn xuất quy định và đòi hỏi nội dung mới, tính chất mới của quan hệ sản xuất vả cơ cấu của nền kinh tế tương ứng.
Quan hệ sản xuất và cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế tri thức
Nội dung và tính chất mới của vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất
Tri thức hiện nay đang được coi là nguồn lực kinh tế chủ yếu. Các nhân tố sản xuất truyền thống là đất đai, lao động và tư bản không biến mất, nhưng tầm quan trọng của nó không còn như cũ. Một điều quan trọng hơn rất nhiều là tri thức tạo ra được cơ chế lợi nhuận tăng dần, trong khi các yếu tố sản xuất truyền thống (đất đai, vốn, lao động), như chúng ta đã biết, lại tuân
Sở hữu trong nền kinh tế tri thức trước hết và chủ yếu là sở hữu trí tuệ.Trong nền kinh tế đó, trí tuệ là nguồn lực cơ bán nhất của quốc gia. Ai nắm được trí tuệ, có khả năng điều tiết, chi phối nó, kẻ đó có sức mạnh chi phối sự phát triển xã hội
Trong nền kinh tế tri thức, tri thức trở thành nhân tố sản xuất quan trọng hàng đầu trong lực lượng sản xuất, quyết định lợi thế so sánh của một nước. Nếu doanh nghiệp nào nắm được quyền sở hữu trí tuệ, ứng dụng công nghệ mới, tạo ra sản phẩm mới sẽ thu được tỷ suất lợi nhuận cao hơn mức trung bình. Thí dụ: Nhờ luôn tạo ra các bộ vi xử lý trước một thế hệ, lợi nhuận của hãng Intel trong nhiều năm là 23% doanh thu. Cũng với cách thay đổi luôn như vậy lợi nhuận của hãng Microsoft đạt 24% doanh thu vào năm 1994. Lợi nhuận cao như thế tuy không thể tồn tại mãi, nhưng có thểduy trì trong nhiều năm, như hãng Intel duy trì tỷ suất lợi nhuận cao trong một thập kỷ. Như vậy, quy luật bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận bị cản trở, không thể phát huy tác dụng mạnh mẽ. Bởivì, tiền đề để quy luật này hoạt động là môi trường cạnh tranh tự do hoàn háo, nhưng trong nền kinh tế tri thức, việc bảo hộ quyển sở hữu trí tuệ đã làm tăng tính độc quyền, khiến cho người nắm quyền chiếm hữu đối với tri thức thu được lợi nhuận siêu ngạch.
Điều có phần quan trọng hơn là trong xã hội tri thức, người là làm thuê tức người công nhân tri thức lại là ngườisở hữu công cụ sản xuất, trí tuệ của bản thânhọ. C.Mác đã có phát kiến vĩ đại khi cho rằng, người công nhân nhà máy không có và không thể sở hữu tư liệu sản xuất và do vậy bị "tha hoá". Ông chỉ rõ: Người công nhân không thể sở hữu máy hơi nước và không thể lấy máy hơi nước đi cùng với mình, khi họ chuyển từ công việc này sang công việc khác. Nhà tư bản cần phải sở hữu động cơ hơi nước và cần phải kiềm soát nó. Thế nhưng, những đầu tư thực sự trong xã hội tri thức không phải vào máy móc hay công cụ, mà chính là vào người công nhân tri thức, không có người công nhân tri thức thì cho dù máy móc có hiện đại và tinh vi đến thế nào chăng nữa cũng không thể hoạt động được.
So với sở hữu các giá trị vật chất, sở hữu tri thức có những đặc điểm hết sức riêng biệt
Sở hữu tri thức bao gồm quyền sở hữu công nghiệp (quyền về phát minh - sáng chế, về nhãn hiệu thương mại, bản quyền và các kiểu dáng công nghiệp...), ngày nay còn tính thêm phương pháp gây giống các loài cây, quyền về các hình vẽ, mẫu vẽ, quyền về các bản đồ vẽ địa hình, về các chất bán dẫn... Ngoài ra, còn quyền về bí mật thương mại.
Với tư cách là đối tượng sở hữu, tri thức là một sản phẩm có đặc tính lũy tiến và rất khó kiểm soát.Tri thức là một sản phẩm không bị cạn kiệt khi sử dụng, có thể vô số người cùng sử dụng một tri thức mà không ai mất phần. Một tri thức có thể thuộc quyền sở hữu của nhiều người, một người có thể dùng nhiều lần mà không phái trả thêm tiền. Hơn nữa, càng nhiều người sử dụng càng tăng hiệu quả (như mạng Internet). Người sau có thể kế thừa tri thức của người đi trước để sần xuất ra tri thức mới. Bởi vậy, tri thức cũng là một tài sản khó kiểm soát nhất.
Chi phí cho phát triển tri thức rất lớn, nhưng sản phẩm càng về sau càng rẻ.Thí dụ, chi phí cho việc nghiên cứu đĩa chương trình Window đầu tiên tổn phí hết 50 triệu USD, nhưng đĩa thứ hai và các đĩa tiếp
Khác với "lao động" và "vốn", việc sử dụng tri thức không làm nó mất đi và vì vậy, càng nhiều người sử dụng càng đem lại lợi ích nhiều mà không tốn thêm chi phí.Người này sử dụng không làm giảm khả năng sử dụng của người khác, vì vậy, tri thức có tính không cạnh tranh trongsử dụng.
Tri thức có tính không loại trừvới nghĩa là khi truyền bá và chuyển giao tri thức không làm tri thức mất đi, vì vậy, một tri thức được xã hội hoá (nhiều người biết), người ta không thể loại trừ người này sử dụng trong khi cho phép người khác được sử dụng (theo nghĩa tự nhiên của nó). Trên thực tế, người ta có thề thông qua bản quyền để cấm áp dụng.
Tri thức cũng có tính tích luỹcao. Tri thức và thông tin không bị giảm
Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế, dòng tri thức lưu chuyển nhanh khắp thế giới, lợi ích thu được từ tri thức mới không nhất thiết sẽ thuộc về nơi đã phát minh ra chúng, mà tuỳ thuộc vào tri thức và kỹ năng tổ chức sản xuất với chi phí thấp nhất và gắn kết được toàn bộ các hoạt động của hệ thống tổ chức sản xuất. Thí dụ, Hoa Kỳ đã phát minh ra máy quay phim và máy ghi âm, máy Fax, Hà Lan phát minh ra máy CD, nhưng phần lớn lợi nhuận của sản phẩm này lại rơi vào tay Nhật Bản.
Các tính chất nêu trên của tri thức với tư cách là bộ phận chủ yếu của lực lượngsản xuất trong nền kinh tế tri thức quy định tính tất yếu phải có hình thức sở hữu tương ứng Dưới một hình thức nào đó, chế độ sởhữu phải mang tính chất xã hội. Tuy chưa phải la xã hội hoá sở hữu với nghĩa đen của từ này, nhưng sự ra đời và ngày càng phát triển của những Công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia trong những thập kỷ gần đây phần nào do tính tất yếu khách quan đó quy định. Đành rằng giờ đây, ở một số nước rất coi trọng việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng xét về tính chất sở hữu và quản lý, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đó vẫn nằm trong một hệ thống chung, có sự liên kết và hỗ tương nhau rất chặt chẽ, chúng phụ thuộc vả ràng buộc lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể không phải chỉ ở quy mô quốc gia, mà cá quy mô quốc tế. Trong giới hạn của chế độ sở hữu tư nhân, "xã hội hóa về sở hữu”, với nghĩa là số người tham gia vào sở hữu ngày càng táng, quy mô sở hữu ngày càng mở rộng đang là một xu thế phổ biến, nó làm cho việc sở hữu ấy mang tính xá hội (mặc dù vẫn thuộc những cá nhân cụ thể) và tri thức được vận hành vì sự phát triển chung của toàn xã hội, tuy lợi ích trực tiếp thuộc về một số người.
Đối với trí tuệ, vấn đề bản quyền chỉ có giá trị trên phương diện pháp lý nhằm bảo đảm lợi ích của chủ thể sáng tạo ra tri thức mới, của phát minh, sáng tạo chứ không làm cho trí tuệ đó mang tính cá nhân. Nó chỉ thuộc cá nhân khi mới sáng tạo ra, sau đó nhanh chóng trở thành của xã hội.
Đặc điểm mới của quan hệ tổ chức, quản lý trong nền kinh tế tri thức
Tác động của kinh tế tri thức đối với tổ chức và quản lý rất rộng, trong đó, nổi bật nhất là một số điểm chính sau đây:
Chủ thể và đối tượng quản lý: đại bộ phận là công nhâncó học vấn.
Việc áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ (nhất là công nghệ thông tin) vào quản lý đòi hỏi chủ thể quản lý phải nâng cao trình độ hiểu biết về nhiều mặt. Còn về đối tượng chịu sự quản lý, đúng như dự báo của C.Mác "toàn bộ quá trình sản xuất thì biểu hiện ra không phải như là một quá trình phụ thuộc vào tài nghệ trực tiếp của người công nhân, mà với tư cách là sự ứng dụng khoa học trong “lĩnh vực công nghệ" và "biến quá trình sản xuất từ chỗ là quá trình lao động giản đơn thành quá trình khoa học...", "do đó đến một giai đoạn nào đó, guồng máy có thể thay thế công nhân" và "theo đà phát triển của đại công nghiệp, việc tạo ra của cải thực tế trở nên ít phụ thuộc vào thời gian lao động và vào số lượng lao động đã chi phí hơn là vào sức mạnh của những tác nhân được khơi động trong thời gian lao động và bản thân những tác nhân ấy, đến lượt chúng (hiệu quả to lớn của chúng) tuyệt đối không tương ứng với thời gian lao động trực tiếp cần thiết để sản xuất ra chúng, mà đúng hơn, chúng phụ thuộc vào trình độ chung của khoa học và vào sự tiến bộ của kỹ thuật, hay là phụ thuộc vào việc ứng dụng khoa học ấy vào sản xuất". Vì thế, "lao động biểu hiện ra không phải chủ yếu là lao động được nhập vào quá trình sản xuất, mà chủ yếu là một loại lao động trong đó con người, trái lại, là người kiểm soát và điều tiết bản thân quá trình sản xuất" và "thay vì làm tác nhân chủ yếu của quá trình sản xuất, người công nhân lại đứng bên cạnh quá trình ấy”.
Như trong bất kỳ nền kinh tế nào, đối tượng quản lý là quá trình sản xuất, nhưng trong nền kinh tế tri thức, quản lý trước hết và chủ yếu là quá trình ứng dụng khoa học trong lĩnh vực công nghệ, trong đó máy móc đã thay thế hầu hết lao động chân tay, còn lao động sống chủ yếu là lao động trí óc kiểm soát và điều tiết bản thân quá trình sản xuất.
Một phương thức tổ chức sản xuất mới ra đời
Để thích ứng với đối tượng quán lý là công nhân tri thức, sự thay đổi về phương pháp tổ chức công việcđã được tiến hành thử nghiệm:
Sản xuất vừa đủ bắt nguồn từ kiểu sản xuất của hãng
Cơ cấu lại là lý thuyết nhằm vào cắt giảm chi phí và hướng ngoại, liên quan chủ yếu đến đội ngũ cán bộ khung, trong đó ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra những dịch vụ mới, phối hợp kiểm tra công việc thông qua các mạng nội bộ chứ không còn thông qua cán bộ trung gian.
Quản lý toàn diện chất lượng là lý thuyết phát triển sâu hơn một số điểm của lý thuyết sản xuất vừa đủ như thoả mãn toàn bộ nhu cầu khách hàng và xoá bỏ tình trạng lãng phí.
Modul là lý thuyết khái quát phương pháp chia một cách hiệu quả quy trình sản xuất thành những modul.
Nhưng sáng tạo đa dạng về cơ cấu tổ chức đó đều tìm cách đoạn tuyệt với vớicái logic của mô hình kiểu
Để kinh tế tri thức phát triển, phương pháp tổ chức sản xuất mới từng bước thay thế phương pháp
Từ đó giảm các khâu trung gian, chuyển giao nhiều trách nhiệm hơn cho cấpdướivà ngược lại, cũng đòi hỏi người lao động phải có năng lực cao hơn.
Trong thời đại hiện nay, sự phát triển của công nghệ thông tin đang tạo điều kiện cho việc thực hiện các chu trình sản xuất phi tập trung hơn,sự phối hợp giữa các công đoạn sản xuất kinh doanh trở nên mềmdẻo hơnso với thời kỳ trước đây trong nền sản xuất đại trà.
Đặc điểm mới của quan hệ phân phối trong nền kinh tế tri thức
Sự tồn tại của con người về mặt thể chất sẽ không thể duy trì, nếu không có tiêu dùng vật chất (ăn, uống...). Song, xã hội càng phát triển cao bao nhiêu, nhu cầu đó càng trở nên ít bức bách bấy nhiêu, bởinhu cầu vật chất của con người là có hạn và khả năng thoả mãn nhu cầu đó không thành vấn đề cần có sự quan tâm đặc biệt trong một xã hội phát triển cao. Trái lại, nhu cầu tiêu dùng trí tuệ lại vô hạn và ngày càng phức tạp, đa dạng. Sản xuất và phân phối trí tuệ lại sẽ là nơi tập trung những mâu thuẫn phức tạp nhất trên lĩnh vực phân phối nói
Từ giác độ phân phối trí tuệ, chúng ta cũng thấy rằng, trí tuệ là cái không thể tướcđoạt Do vậy, việc mua - bán trí tuệ không làm thay đổi căn bản chủ thề thực sự sở hữu và tiêu dùng nó. Mua trí tuệ (hay bán nó) thực chất chỉ là mua (hoặc bán) sản phẩm vật chất hay sản phẩm mang tính trí tuệ do chủ thể trí tuệ đó tạo ra, trí tuệ của người bán nó vẫn như cũ, nếu không nói rằng chính trong quá trình tiêu dùng trí tuệ của mình, trí tuệ của chủ thể được kiểm chứng, được bổ sung và phát triển thêm. Đó là cơ sờ để nói rằng trí tuệđược tăng trưởng và phát triển lên trong tiêu dùng.
Khi thừa nhận rằng, trong nền kinh tế tri thức, trọng tâm của quá trình sản xuất và phân phối là sản xuất và phân phối trí tuệ cũng như những vật mang nó, chúng tacũng có cơ sở để khẳng định rằng, trong nền kinh tế đó, nếu có bóc lột, thì đó trước hết và chủ yếu bóc lột trí tuệ, bóc lột lao động trí tuệ. Sản phẩm thặng dư là trí tuệ, độ lao động trí tuệ tạo ra ngày càng lớn. Việc phânphối bất công những sản phẩm thặng dư đó là thước đo đánh giá trìnhđộ bất bình đẳng xãhội. Việc chiếm đoạt các sảnphẩm thặngdư đó khi chúng biểu hiệndưới hình thái giá trị là nội dung chủ yếu của bóc lột giá trị thặngdư trong chủ nghĩa tư bản tương lai - nếu chế độ xã hội ấy còn tồn tại.
Khoảng cách giữa nước nghèo nhất và nước giàu nhất về thu nhập, tuổi thọ, giáo dục và chất lượng cuộc sống đã ngày một rộng hơn trong quá trình phát triển của nền kinh tế tri thức. 20% dân số thế giới hiện đang sống ở những nước có thu nhập cao nhất (hưởng 86%
Riêng về thu nhập, khoảng cách giữa 1/5 số người giàu nhất và 1/5 số người nghèo nhất tăng từ 30 lần (thập niên 60) lên 74 lần (thập niên 60).
Những nước phát triển mạnh kinh tếtri thức thường có tăng trưởng
Tỷ trọng các ngành công nghệ cao trong
Sigapore là một trong những bước đầu tiên hướng đến nền kinh tế tri thức. Năm 1992, kế hoạch IT2000 được ban hành nhằm chuyển
Các nước lạc hậu không vận đụng được công nghệ mới thường tăng trưởng chậm, thậm chí suy thoái. Bởi vậy, cái gọi là sự phân cách về kỹ thuật số càng rộng và sựphân cực giàu nghèo giữa các nước tiến lên kinh tế tri thức với các nước kém phát triển có khuynh hướng ngày càng ra xa. Sự bất bình đẳng trong phân phối “cái bánh” toàn cầu hóa kinh tế tăng lên.
Đặc điểm mới của cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế tri thức
Sự thay đổi về đối tượng sở hữu, về tổ chức việc quản lý quá trình sản xuất có tác động rất lớn tới sự chạy đổi cơ cấu của nền kinh tế tri thức.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường