Hàng hoá và tin học
Nền kinh tế theo mô hình "Chủ nghĩa xã hội cũ” cách đây 20 năm của chúng ta vốn không coi hàng hoá là hàng hoá đích thực như trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Bởi trong mô hình đó mọi sản vật được làm ra đều nhằm thoả mãn một nhu cầu tiêu dùng xác định.
Sản vật đi tới nơi có nhu cầu tiêu đùng nó mà không phải lưu lạc qua nhiều lần mua bán trên thị trường, không bị cân đong do đếm mặc cả giữa giá trị và giá trị sử dụng tức là không bị buộc phải làm hàng hoá đích thực. Giá trị thanh toán cho các món hàng trong nền kinh tế đó chỉ bao gồm giá trị vật chất đầu vào làm ra nó và phí vận chuyển mà không tính đến bản quyền và các lợi thế thị trường mà sản vật hàm chứa.
Ngoài những vấn đề mà theo quan điểm của kinh tế thị trường không thể nào chấp nhận điểm yếu của mô hình này là không có một kênh thông tin về nhu cầu và thanh toán khách quan đáng tin cậy nối liền từ sản xuất đến tiêu dùng. Bởi thế sau khi lập những kỳ tích kinh tế xã hội giữa thế kỷ XX thì phe XHCN rơi vào khủng hoảng mà một trong những lý do là hệ thống dự báo và kế hoạch hoá không còn đáp ứng.
Nhắc lại chuyện cũ để thấy rằng chính lúc này trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng sâu rộng mới là lúc mỗi người tiêu dùng co thể đặt hàng cho nhà sản xuất, là lúc hàng hoá đã không còn là hàng hoá, đang không còn là hàng hoá và sẽ không còn là hàng hoá? Kênh thông tin trực tiếp sẽ nối liền nhà sản xuất với các loại khách hàng bao gồm cả nhà phân phối, các đại lý và người tiêu dùng để cuối cùng là một vòng khép kín nhu cầu sản xuất vận chuyển tiêu dùng được thiết lập. Trên mỗi sản phẩm trong tương lai bên cạnh dòng Made in (sản xuất tại) sẽ có dòng For (dành cho) bởi chúng đã được làm cho một người dùng xác định. Thực tế các nước phát triển thì quan hệ sản xuất và tiêu dùng đã tiệm cận đến phương thức như vậy như hãng máy tính Dell chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng và truyền trực tiếp tới hộ tiêu dùng.
Phải chăng đây là thêm một cơ hội cho mô hình kinh tế XHCN. Mô hình kinh tế XHCN trong thế kỷ XX đã đi vào lịch sử với những bài học kinh nghiệm. Những kinh nghiệm và những yếu tố mới xuất hiện đó liệu có ý nghĩa gì không trong định hướng XHCN cho nền kinh tế thị trường của chúng ta một cách tự giác.
Nội dung khác
Tạ Đình Đề và nỗi ám ảnh của Lưu Quang Vũ
01/05/2018PGS. TS. Lưu Khánh ThơNhững dòng nhật ký của Lưu Quang Vũ trước lúc nhập ngũ
17/04/2018Lưu Quang VũBánh Trôi, Bánh Chay - Tết Hàn thực của người Việt và sự ngộ nhận
14/04/2021Tri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên CườngThư gửi robot Citizen: Sống trong tín ngưỡng
13/04/2021Xuân AnChúng ta thoát thai từ đâu? Phát hiện sửng sốt từ dãy Himalaya (P2)
12/04/2021Thiện Tâm tổng hợpCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuBa yếu tố làm nên thành công của doanh nhân
29/07/2005Nguyễn Trần BạtClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam Sơn