Ếch ngồi đáy giếng…
Tác giả Thomas L.Friedman trong bài “Cuối cùng đó là một thế giới phẳng” ( It’s a Flat World, Afterall) đăng trong tờ The New York Times thay vì khuyên con gái "Hãy ăn đi, người Trung Quốc đang thèm khát (miếng ăn của con) đấy” đã khuyên "Hãy làm bài đi, người Trung Quốc đang thèm khát việc làm của con đấy". Theo ông, nhờ mạng thông tin toàn cầu dã được thiết lập nên hiện nay toàn thế giới đã không còn cách biệt, tất cả mọi người như sống trên cùng một mặt phẳng, thậm chí không có khoảng cách. Bởi vậy có những loại hình lao động mà trong đó người ta đã phải đối mặt với cạnh tranh toàn cầu. Xét theo ý nghĩa đó mạng thông tin toàn cầu đã hoá giải câu phương ngôn vốn là lời răn dạy nghiêm khắc “Ếch ngồi đáy giếng (dừng có) coi trời bằng vung”, chỉ cần là một ếch( xì-pợt) nghề gì mà tận dụng được công nghệ thông tin.
Thực ra điều mà ông ta viết cũng chỉ là những điều mà anh em làm công nghệ thông tin (IT) chúng ta đã dần nhận biết. Làm rồi biết, biết rồi làm tiến bộ hơn. Đáng tiếc là dường như càng ngày cái sự tiến bộ hơn càng ít đi. Qua thời máy tính thay máy chữ, nghĩ thấy buồn cười. Bây giờ chưa qua thời "ứng dụng cục bộ", ngẫm chuyện "chúng mình" đã thấy buồn buồn.
Đã có một nếp nghĩ, mà dân IT cũng chỉ lả kẻ kế thừa, muốn cái gì thì chỉ cần "hoá" nó là… xong! Câu chuyện về tin học hoá có thể thấy ở trong nhiều lĩnh vực: e-leamning (học qua mạng), e-commerce (thương mại diện tử), e-govemment (chính phủ điện tử)… Những cái e- ấy được nhào nặn với một ngôn từ thời- thượng- thặng là "kinh tế tri thức" thành một bức tranh đẹp: có tin học hoá thì sẽ có nền kinh tế mới.
Có siêu hình không nếu coi Internet như "một phần không thể thiếu của cuộc sống"? Có không tưởng chăng nếu coi việc có tri thức đã là tận cùng? Với một xã hội như của chúng ta hiện nay?
Có những chương trình tin học hoá hỏng ngay từ cách tiếp cận, bởi nó không xuất phát từ cuộc sống mà là kết quả của tổ hợp những lý do tiếp thị từ nhà cung cấp, duy ý từ nhà quản lý, thủ thuật của nhà điều hành, chiêng trống của giới truyền thông...
Cuộc sống có biết bao việc phải làm, có bao nguồn lực phải huy động. Những người làm tin học và những người muốn dùng tin học, xin hãy đừng coi tin học là phép nhiệm mầu. Hãy để cuộc sống lựa chọn tin học, đừng áp đặt tin học cho cuộc sống. Cũng như đừng lấy vung úp trời.
Nội dung khác
Bài 2: Làm rõ khái niệm "Con Người" để thấy sai sót căn bản của luận án
07/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Xuân Quỳnh xin đi với Lưu Quang Vũ vào vùng chiến sự biên giới 1979
20/02/2019PGS.TS. Lưu Khánh ThơNhà thơ Dương Soái và câu chuyện 'Gửi em ở cuối sông Hồng'
05/02/2019Hoa ChanhTết tự quán chiếu
04/02/2023Cameron Shingleton. H.MINH (dịch)Bạn đang "Sống" hay đang "tồn tại"?
28/09/2016Khả AnhSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnBài 1: Hiểu sai khái niệm "Con Người" khiến luận án "Nghĩa vụ con người..." sai theo
03/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Tự hiểu mình hơn qua lễ hội
03/02/2020Vương Trí NhànBiến đổi các giá trị sống: Tiếng thở dài u buồn
12/07/2014PGS. TS. Huỳnh Văn SơnSuy ngẫm trong đêm Giáng sinh
22/12/2017Tô Vĩnh HàĐức tin và lối đến Thiên đường
23/12/2016Nguyễn Quang ThiềuTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn Quân