Cán bộ nghiên cứu: Số lượng nhiều, hiệu quả thấp

02:53 CH @ Thứ Bảy - 08 Tháng Mười, 2005

5 vạn người đang làm việc trực tiếp trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, đội ngũ này gấp gần 5 lần so với Thái-lan và gần 6 lần so với Malaysia, nhưng trình độ công nghệ và kinh tế Việt Nam lại thua Thái-lan và Malaysia tới vài chục năm!

Khoa học xa rời cuộc sống

Theo số liệu mới nhất từ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Việt Nam hiện có một đội ngũ 5 vạn người đang làm việc trực tiếp trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học thuộc 1.102 cơ sở trên cả nước.

Mỗi năm kinh phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển lên tới 200 triệu USD. Chúng ta cũng đã có trên 1,4 vạn tiến sĩ và 1,6 vạn thạc sĩ. Đây là niềm tự hào bởi con số này cao gấp gần năm lần so với Thái-lan và gần 6 lần so với Malaysia.

Nhưng nhìn lại trên góc độ hiệu quả thì thật đáng buồn, trình độ công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung Việt Nam còn thua Thái-lan và Malaysia tới vài chục năm! Thậm chí, chúng ta chưa tự làm nổi chiếc đinh vít cho ra đinh vít!?

Chuyện thật 100% là Công ty Canon Việt Nam rất mong muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm máy ảnh, máy in và máy photocopy của mình nên sẵn sàng tìm đến các DN nội địa để đặt hàng “món” đinh vít đạt chuẩn ISO. Nhưng như lời ông Tổng giám đốc người Nhật là “thất vọng” vì đến nay vẫn không có DN trong nước nào sản xuất được!

Chuyện này giống với việc Tổng giám đốc Vinamotor, dù có hàng chục luận án tiến sĩ về tôi thép và cơ khí nhưng trong nước vẫn chưa tự làm được con ốc cho xe máy, ô-tô đạt tiêu chuẩn quốc tế (cứ vặn là trờn ren). May quá, mấy năm nay đã có một liên doanh với Canada ở Khánh Hòa chuyên làm ốc rồi!

Tại cuộc gặp giữa các nhà khoa học, công nghệ với Thủ tướng Phan Văn Khải cuối tháng 9 vừa qua, không ít nhà khoa học có tâm huyết đã tự kiểm: Tư tưởng “khoa học vị khoa học” còn khá phổ biến. Nhiều đề tài nghiên cứu tiêu tốn bạc tỷ để rồi đút ngăn kéo, thậm chí ngay như việc đơn giản như “đánh số nhà” cũng trở thành một đề tài nghiên cứu!

Có không ít đề tài nghiên cứu những vấn đề “trên trời, dưới biển” quá xa rời thực tế cuộc sống, trong khi bà con nông dân hàng năm vẫn phải đổ hàng chục nghìn tấn hoa quả tươi khi vào vụ thu hoạch rộ, rồi bất lực trước dịch cúm tiêu diệt hàng triệu con gia súc, gia cầm.

Xét riêng về hoạt động của các cơ sở nghiên cứu thì thấy một thực tế đáng buồn: ngoài lĩnh vực bưu chính-viễn thông, dầu khí, lắp ráp hàng điện tử tiêu dùng thì trình độ công nghệ của các ngành sản xuất nước ta lạc hậu khoảng 2 đến 3 thế hệ so với công nghệ các nước trong khu vực. Trang thiết bị của các viện nghiên cứu, trường đại học đã không đồng bộ lại còn lạc hậu so với ngay cả các cơ sở sản xuất tiên tiến trong nước.

Còn trong lĩnh vực sáng chế, theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ thì tới 96-99% số đơn đăng ký và số văn bằng bảo hộ đã cấp tại Việt Nam từ năm 1996 đến nay là của người nước ngoài. Thực tế là phần lớn các kết quả nghiên cứu chỉ dừng ở phạm vi phòng thí nghiệm, chưa tạo thành công nghệ hoàn chỉnh để có thể chuyển giao cho sản xuất.

Phải sớm chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp

Nguyên nhân của thực trạng yếu kém và những nghịch lý trong nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam đầu tiên phải nói đến cơ chế quản lý.

Quản lý hoạt động khoa học và công nghệ còn tập trung chủ yếu vào các yếu tố đầu vào, chưa chú trọng đúng mức đến quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Các nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển chưa gắn với nhu cầu phát triển KT-XH.

Quản lý cán bộ khoa học công nghệ ở các cơ sở nghiên cứu thuộc khu vực Nhà nước vẫn theo chế độ công chức, bao cấp đã hạn chế khả năng lưu chuyển và đổi mới cán bộ khoa học công nghệ. Chúng ta lại chưa có chính sách tạo động lực thu hút, trọng dụng nhân tài.

Hệ thống tổ chức khoa học công nghệ của Việt Nam vẫn là hệ thống hành chính bao cấp của 3-4 chục năm trước, đã tạo sức ì lớn và cản trở phát triển khoa học công nghệ. Có tới gần 44% cơ sở nghiên cứu của Nhà nước dựa hoàn toàn vào nguồn kinh phí ngân sách. Số tự bảo đảm được kinh phí hoạt động chỉ hơn 19% (nhưng thực chất đó chỉ là các tổ chức dịch vụ tư vấn, chuyển giao công nghệ).

Xu hướng tách biệt giữa cơ sở nghiên cứu với trường đại học, DN và nhà quản lý vẫn đang có nguy cơ gia tăng. Tình trạng cồng kềnh, trùng lặp trong một ngành, một lĩnh vực có nhiều cơ sở nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ giống nhau, triển khai đề tài trùng lặp nhau, không liên kết với nhau khá phổ biến.

Trong khi đó, cơ chế quản lý kinh tế hiện vẫn còn duy trì sự bao cấp gián tiếp của Thiếu cơ chế chính sách hữu hiệu để gắn kết giữa khoa học công nghệ với sản xuất kinh doanh và khuyến khích DN ứng dụng kết quả nghiên cứu.

Một điều quan trọng là chúng ta chậm triển khai mô hình DN khoa học công nghệ. Vì thế Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội kiến nghị Chính phủ đẩy nhanh tiến độ chuyển các cơ sở nghiên cứu sang hoạt động theo hình thức DN khoa học công nghệ.

Nếu có nhiều DN khoa học công nghệ thì Nhà nước chỉ cần chăm lo chủ yếu cho loại phát triển cưỡng bức, đặt ra các yêu cầu ứng dụng khoa học công nghệ rất cụ thể, chẳng hạn 3 năm làm ra chip điện tử, 7 năm giải quyết xong giống chuyển gen, 10 năm làm ra vệ tinh...Và các nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu thực hiện theo đơn đặt hàng.

GS-TS KH Trần Xuân Hoài, Viện trưởng Viện vật lý ứng dụng và thiết bị khoa học từng phát biểu trong cuộc gặp với Thủ tướng hôm 24-9 rằng: Chỉ cần 2-3% số DN khoa học công nghệ trưởng thành được thì xã hội đã thu được lợi lớn rồi, bởi kinh nghiệm thế giới cho thấy “DN khoa học công nghệ là vườn ươm tốt nhất cho xã hội”.

Nguồn:Nhân Dân
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đừng thu nhận tri thức kiểu... “văn hoá quà vặt”

    14/06/2019Vân LongThời gian cho mỗi người như một tấm vải, nếu tập trung ta có thể may được vài bộ áo quần tử tế. Nếu thu nhận tri thức theo kiểu “văn hoá quà vặt” “kiến thức quà vặt”, ta sẽ chỉ có được những “chiếc khăn tay sặc sỡ vụn vặt mà thôi.
  • Tại sao phương Đông đi trước về sau?

    05/05/2017Đỗ Kiên CườngTrong Sự thức tỉnh vĩ đại, Ngô Tự Lập cho rằng văn minh xuất hiện là do sự thức tỉnh của con người về quyền tư hữu. Ngô Tự Lập cũng mở rộng vấn đề, khi xem phương Đông tuy thức tỉnh trước, nhưng không triệt để vì vẫn duy trì chế độ công hữu về ruộng đất đến tận thế kỷ XIX. Và đó là lý do văn minh phương Đông đi trước về sau. Còn phương Tây, tuy thức tỉnh muộn nhưng tư hữu triệt để hơn, nên đã vượt xa phương Đông.
  • Trí thức và nửa trí thức: Đến cả sự nhợt nhạt cũng giống nhau đáng sợ

    16/05/2016Ngô Tự LậpTrích đăng từ bài “Giáo dục, Trí thức và nửa đường còn lại” của Ngô Tự Lậpbàn về trí thức và nửa trí thức.
  • Tư duy "kinh kệ": Đương đầu với cái sai

    06/12/2014Số liệu thống kê từ các nước phát triển cho biết kể từ 1995, tối thiểu mỗi ngày có ít nhất 4.000 tựa sách khoa học được phát hành và bổ sung vào thư mục ở các thư viện ĐH và trung tâm nghiên cứu...
  • Khoa học cứng và khoa học mềm

    03/12/2010Laurent Mucchielli, Đặng Mộng Lân dịchKhoa học cứng và khoa học mềm: khác nhau về đối tượng giữa khoa học về tự nhiên và các khoa học về con người và xã hội, nhưng cùng một phương pháp tiến hành...
  • Cái tánh di truyền của dân tộc ta

    31/08/2005X.T.T. (Tiếng Dân, số 179, ngày 15-05-1929)Trong mục “Lật chồng báo cũ” chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu với độc giả trích đoạn các bình luận về đạo đức xã hội của các nhà văn hóa thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám 1945 trên các báo chí công khai. Trước hết là một số bài của báo Tiếng Dân do nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng làm chủ nhiệm kiêm chủ bút...
  • “Đừng tưởng đỏ là chín”

    09/08/2005Ngọc LanVào một ngày đẹp trời, bỗng nhiên nhận được một lời đề nghị tặng thưởng rất trang trọng hoặc một tấm “mề đay” lóng lánh từ phương trời xa lắc xa lơ nào đó, bạn sẽ ứng xử thế nào? Hân hoan, nửa tin, nửa ngờ hay phát cáu lên vì cho rằng đó là trò “bịp” của kẻ nào đó muốn chơi khăm mình?
  • Ca tụng sự khôn khéo thay vì trí tuệ

    17/06/2005Trần Đình HượuKhông ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thể, giữ mình, gỡ tình thế khó khăn. Đối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hoà hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình...
  • Chưa có văn hoá khoa học

    17/06/2005Bùi Mộng HùngTây cũng như Đông, đều tìm hiểu thiên nhiên, tìm hiểu con người. Ngày nay tinh thần khoa học rất nghiêm ngặt trong tiêu chuẩn của cái biết. Thâm tâm một số “tri thức” và “học giả” Việt Nam trong cũng như ngoài nước, không khỏi cho rằng ta, Đông phương đã biết cả rồi...
  • "Du" nhiều "học" ít

    12/11/2003Thời gian gần đây vấn đề du học đang sôi động, đầy bức xúc. Những thông tin tuyển sinh hội thảo, những suất học, những suất học bổng hấp dẫn tràn ngập trên các báo, tạp chí Tuy nhiên, liệu có phải sinh viên nước ta đi du học chỉ vì mục đích nâng cao trình độ, mở mang trí thức, hiểu biết bằng việc tiếp xúc với các nền giáo dục phát triển hay còn có những nguyên nhân khác
  • Lỗi của dân trí?

    11/11/2003Thư HoàiXả rác, phóng uế bừa bãi nơi công cộng, đi lại lộn xộn trên đường phố, đeo bám quấy nhiễu du khách, mở nhạc to hết cỡ làm náo động cả xóm trong đêm... Lý giải những thói xấu đó nhiều người cho là tại dân trí còn thấp, cần nhắc nhở giáo dục. Nhưng ở đây, có thật là do dân trí thấp?
  • “Bê tráp theo thầy” và làm khoa học “dỏm”!

    11/11/2003Xưa nay, chuyện học trò tự hào vì được theo học thầy giỏi, thầy tự hào vì đào tạo được học trò tài cao cũng là chuyện thường tình. Nhưng dẫu sao thì không phải học trò yêu nào cũng được thầy trao cho “ấn tín” để có thể nối nghiệp.
  • Lòng ganh tị của các nhà khoa học

    11/11/2003Cao Xuân HạoLòng ganh tị của một nhà khoa học Đức đối với một bạn đồng nghiệp được thể hiện bằng cách bỏ ra 5 năm học hết lý thuyết của người ấy và bỏ thêm 5 năm nữa để nâng lên thành một lý thuyết cao hơn. Lòng ganh tị của một nhà khoa học Việt Nam đối với bạn đồng nghiệp được thể hiện bằng việc tìm cách chuyển sang ngạch hành chính tổ chức để ngăn chặn việc công bố và ứng dụng lý thuyết của hắn ta.
  • Bàn về thông tin khoa học

    29/06/2003Giáo sư Phan Văn DuyệtChúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin khoa học. Thế nhưng vẫn còn những điều đáng bàn về thông tin khoa học đại chúng ở nước ta...
  • xem toàn bộ