Nghịch lý của tư duy

07:52 CH @ Thứ Năm - 20 Tháng Tư, 2006

100% các DN đều biết được tiện ích cũng như giá trị kinh tế to lớn do công nghệ thông tin (CNTT) mang lại. Đó là nơi quảng bá hình ảnh DN, thương hiệu và sản phẩm. Thậm chí còn là nơi thông thương giao dịch một cách tiết kiệm, nhanh chóng và rẻ nhất.

Thế nhưng, theo điều tra và thống kê của Viện Phát triển DN, có tới 91,9% số DN không quan tâm tới thiết kế, xây dựng website để "cho thế giới biết mình là ai". Đó là một nghịch lý, đang tồn tại.

Theo ông Nguyễn Trí Thanh (Viện Phát triển DN), điều nghịch lý hơn nữa là cho dù đóng chân tại những thành phố lớn, có đủ điều kiện để đầu tư phát triển CNTT phục vụ việc phát triển của DN, song các DN vẫn thờ ơ, bỏ phí việc khai thác tiện ích và giá trị kinh tế này.

Bỏ qua nguồn tài nguyên thông tin, các DN trong nước cũng bỏ qua một cấp độ CNTT quan trọng hơn là ứng dụng thương mại điện tử. Bên cạnh đó là các dịch vụ tư vấn CNTT để nâng cao hiệu quả làm việc.

Cũng theo điều tra và thống kê trên, có tới 96,4% DN coi máy vi tính chỉ là... máy chữ; 97,3% DN hoàn toàn không có ứng dụng thương mại điện tử nào trong hoạt động kinh doanh.

Vậy làm gì để nâng cao hiệu quả khai thác CNTT, phục vụ sự phát triển của DN? Nghịch lý thấy cần nhưng không làm chính là nghịch lý của tư duy!

Nguồn:Lao Động
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ếch ngồi đáy giếng…

    01/12/2018Trần NguyênCó siêu hình không nếu coi Internet như "một phần không thể thiếu của cuộc sống"? Có không tưởng chăng nếu coi việc có tri thức đã là tận cùng? Với một xã hội như của chúng ta hiện nay?
  • Sự lẽo đẽo của tư duy

    09/01/2011TS. Nguyễn Sĩ DũngMột triết gia đã từng khẳng định: “Mọi thứ dẫn con người đến hành động đều phải đi qua cái đầu của anh ta”. Nghĩa là anh ta phải nhận thức được vấn đề trước khi phản ứng lại với nó. Nhận thức đi trước là một điềm lành, là điều kiện thuận lợi để phản ứng mạch lạc, hiệu quả đối với các thách thức của cuộc sống...
  • Lại nói về đầu tư cho Công nghệ thông tin

    20/01/2006Nguyễn Như DũngKết sổ 2005, và giai đoạn 2001 - 2005, nhiều người cho rằng giới IT nước nhà đã đánh cả hai trận lớn tựa Austerlich và Waterloo và đều đánh với tư cách của... bên thua! Trận thứ nhất là 500 triệu USD xuất khẩu phần mềm. Trận còn lại là chính phủ điện tử - Đề án 112. Cả hai đều là thua to chỉ vì chỗ thừa, chỗ thiếu...
  • Khoa học và thực tiễn

    01/01/2006Phan Hồng Giang (Hội đồng lý luận T.Ư)Thực tiễn phát triển đất nước hôm nay đang tiếp tục đặt ra những câu hỏi bức xúc cho các nhà khoa học, các nhà quản lý: Làm sao thoát khỏi tình trạng tụt hậu về kinh tế? Làm sao không bị thua thiệt khi tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá? Làm sao tăng trưởng kinh tế phải song hành với phát triển văn hoá? Làm sao đẩy lùi được quốc nạn tham nhũng?... Trách nhiệm giải đáp các câu hỏi đó trước hết của các nhà nghiên cứu xã hội và các nhà quản lý...
  • Trí thức và chất lượng cuộc sống...

    12/12/2005Đặng Lam SơnCó người nói rằng: "Trí thức ở nước ta những năm gần đây chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của mình". Điều đó là đúng, nhưng...
  • CNTT Việt Nam: “Thủ phạm” chính gây nên hội chứng thụt lùi?

    07/12/2005Xuân NamHàng năm, Diễn đàn kinh tế thế giời đều công bố những bản báo cáo của mình trong đó quan trọng nhất là báo cáo cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report) và báo cáo công nghệ thông tin toàn cầu (Global Information Technology Report).
  • ICT hay IT? Vấn đề nhận thức

    04/11/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngỞ nước ta, công nghệ thông tin đang thực sự là một thứ mốt thời thượng. Sự nghiệp "tin học hóa" được triển khai rầm rộ không thua kém gì phong trào bình dân học vụ trước đây. Tuy nhiên, phong trào bình dânhọc vụ có vẻ thiết thực hơn: nó nhắm vào những nhu cầu có thực và những mục tiêu được xác định rõ ràng.Với "phong trào công nghệ thông tin", những điều ở cấp "bình dânhọc vụ” như vậykhông phải bao giờ cũng được làm rõ.
  • Tự động hóa: Phúc hay họa?

    10/08/2005Từ 25 thế kỷ trước, triết gia Aristotle đã ghi nhận rằng lao động của con người sẽ trở nên không cần thiếtnếu có được những công cụ sản xuất hoàn toàn tự động. “Nếu mọi công cụ đều có thể làm công việc của chúng khi nhận được lệnh, hoặc bằng cách nhận ra điều cần làm trước sẵn sàng… nếu con thoi tự dệt vải và ...
  • xem toàn bộ