Lại nói về đầu tư cho Công nghệ thông tin

09:43 CH @ Thứ Sáu - 20 Tháng Giêng, 2006

Thừa hay thiếu?

Kết sổ 2005, và giai đoạn 2001 - 2005, nhiều người cho rằng giới IT nước nhà đã đánh cả hai trận lớn tựa Austerlich và Waterloo và đều đánh với tư cách của... bên thua! Trận thứ nhất là 500 triệu USD xuất khẩu phần mềm. Trận còn lại là chính phủ điện tử - Đề án 112. Một trận có thể viện cớ ta thua vì thiếu quân (thiếu nhân lực sản xuất phần mềm...).Trận còn lại có thể viện cớ chính phủ cho ta thừa tiên nhưng ta chưa biết tiêu dẫn đến lãng phí ở các khoản đã tiêu. Thế là la thua to chỉ vì chỗ thừa, chỗ thiếu.

Người viết có một thời gian làm biên tập viên cho một nhà cung cấp thông tin lên Internet. Trước khi nhận việc. người viết đã rẽ qua hiệu sách lớn nhất TP.Hồ Chí Minh trên đường Nguyễn Huệ, tìm mua hai cuốn: Từ điển CNTT và Sách nói về Internet nào đó Từ điển nhiều vô kể, người viết chọn đại một cuốn. Sách nói về Internet cũng không thiếu, toàn là sách nhập môn thôi vì lúc đó Internet thế giới chưa được như bây giờ. Lật cuối cuốn đó, người viết đọc được Mười điều cần biết trước hết về Internet (dạng như lời khuyên cho những người đang có ý định say mê với nó).

Tôi chỉ còn nhớ một câu chí lý: Internet là một ngôi chùa vĩ đại, mọi người chỉ có thể cúng tiền vào đó mà không lấy được nó (tiền) ra. "Bạnmuôn có mặtmình trên Internet, bạn hãy trả tiền cho]ựa chọnđó” - tác giả cuốn sách khẳng định. Tôi không mua cuốn rất nhiều tiền nhưng tạm thời mời cho những người biết kinh doanh nó. Tôi trụ được vai người cung cấp thông tin lên mạng hai năm. Trong số 12/2005 của bổn Tạp chí, người viết được đăng một bài, nói đến vai trò của người thông tin cho CNTT. Qua công việc của mình và các đồng nghiệp, người viết muốn chia sẻ vài suy nghĩ về đầu tư cho CNTT. điều mà mười năm về nước mọi người gần như nhất trí với nhau phải đặt lên hàng đầu.

Chúng ta không chỉ đầu tư bằng vốn (VND, USD. EU…) mà cả công (đặc biệt là công suy nghĩ tìm giải pháp phù hợp), sức (lăn ra mà tìm đối tác. chọn mua hàng chất lượng giá đúng, nhanh chóng đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả…). Đã đầu tư cho nó (CNTT) rồi thì chỉ còn cách duy trì quá trình này mọi lúc, mọi nơi, không dừng lạiđược. Rất lạ là từ đó đến giờ, vấn đề đầu tư vẫn cứ bị nói nhại từ đâu. Các công việc đầu tiên cứ bị nói nhại là tiền đâu... Chúng ta sống, thở, ăn, ngủ...theo những chu kỳ sinh học. Công nghệ cũng có những chu kỳ dài ngắn khác nhau, công nghệ hoá cũng vậy. Hồi còn tham gia làm Web, có người thấy hay hỏi kinh nghiệm, người viết nói vời họ: Lúc nào bắt đầu cũng được. Còn đã làm rồi thì ráng mà theo đến cùng, cực lắm.

Bây giờ mà nói vài nghìn tỷ đồng nào đó mà xã hội đã "chót" đầu tư cho CNTT hoá ra lãng phí thì chắc là sai. Để trở thành một kỹ sư IT, học trong nước chỉ mất vài chục triệu đồng. Nói thế cũng không đúng. Nói thế có nghĩa là công sinh thành, của nuôi dưỡng của các bậc phụ huynh, công thầy, nghĩa bạn... bị xem nhẹ quá đi. Kinh tế là một phạm trù, công nghệ cũng là một phạm trù chưa chắc gì đã kém quan trọng. Một nước hơn 80 triệu dân chi sai (Chưa chắc saihết, còncó thể là máydự án đã chạy vềnhà riêng của aiđó và conhọ đan cốnghiến cho ngành ITđấy, một dạng “lọt sàng xuống nia"(?), bất công đếnđâu có những phán xét khác)vài nghìn tỷ đồng nghe thì sợ nhưng so với chén nước chấm (thứ bịlãng phínhiều nhất trong tất cả cácbữa ăn)và quy ra tiền đi, dân tộc sử dụng nước mắm Việt Nam đã tiêu tốn bao nhiêu để có chỉ số IQ đáng để yên tâm?

Tiền lãng phí nào đó chỉ là học phí, chi trước thì khỏi chi sau. Nói thế là nói với loàn thể ngành IT chứ với những người chịu trách nhiệm chi tiêu thực hiện các dự án thì phải Chính phủ mời là người phán xét họ đã làm đúng hay sai. Thất bại trong gia công sản xuất phần mềm để xuất khẩu thì có nhiều nguyên do chủ quan đấy. Rất có thể chỉ là chúng ta đã quá lạc quan vào thị trường này nhưng cũng có thể, một số người đã vẽ lên một bức tranh đẹp để đòi "chế độ". Người viết bài không muốn mọi người mất vui với cái Tết sắp tới nhưng cũng xin thẳng thắn chia sẻ. suốt mười mấy năm làm báo, người viết bài thấy các doanh nghiệp "xin thuế” tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực IT. Hầu hết mọi người nói ngành này mới, khó, cần và xin ưu đãi...

Đầu tư tối thiểu - thành tối đa…

Tít phụ vừa rồi là tít một bài báo mười năm về trước của người viết xin dùng lại. Người chơi Game Online đang dị ứng khủng khiếp với các bài viết chỉ trích họ trên các tờ báo. Họ không hài lòng vì những người viết chỉ viết dựa trên cảm tính, không phải người cũng có chơi rồi viết ra. Một thế giới thực chật ních với biết bao đối nghịch không làm cho cuộc sống của một số đông người thực sống một cách yên bình. Trong khi, thế giới ảo mở ra chân trời vô tận cho họ thề hiện mình như một con người sống cuộc sống của mình, với những ước vọng của mình.

Một người đi xe lăn không thể xưng hùng xưng bá trên chốn giang hồ thực nhưng họ có thể là đại đại nguyên soái của những trận đánh ảo làm nên lịch sử cho thế giới ảo (thay vì phải đánh nhau thật) mà hàng chục triệu người chơi game online khác phải nể trọng, chu cấp tiền thực cho cuộc sống cuộc đời hạnh phúc như bao cuộc đời đáng ra phải hạnh phúc hết... Biết bao nội dung đã được nạp lên thế.giới ảo bồi biết bao nhà cung cấp thông tin tiếp nối nhau đưa lên Internet là những nguồn tài nguyên vô tận cho những người có "năng khiếu” sống với thế giới đó. Thế giới đó không chỉ có một mình những ội dung thông tin, những gamesoniines... Thế giới đó vô bờ...

Đúng là Game online giờ này còn thiếu nhiều yếu tố tạo nên một nền văn hoá hiện đại còn nhiều "chém giết”, còn nhiều tính “cờ bạc" trong đó...Nhưng,Chúng cũng sẽ tiến hoá theo văn hoá thực của người chơi thực. Thế giời ảo chưa phản ánh và có lẽ sẽ không bao giờ phản ánh đúng thế giới thực. Nhưng nó là tấm gương soi của cả thế giời. Dần đần, sẽ có những loại hình game trí tuệ, văn hoá hơn lôi kéo nhiều người tham gia hơn. Nếu chúng ta chặn cửa chơi game online thì chúng ta chưa sẵn sàng để có thể chấp nhận một thế giới ảo đủ sức giải quyết không biết bao nhiêu vấn đề mà thế giời thực không giải quyết được. Việc này chỉ càng làm cho ta tụt hậu mà thôi. Thời đại (mà ở đó) mọi giá trị được quy về sống còn (sống thì còn) đã điểm mà chúng ta vẫn "băn khoăn” với những thước đo giá trị còn nhiều mâu thuẫn, hầu hết chỉ là tương đối. Điều đó sẽ làm cho chúng ta khổ.

Một giáo sư người Nga có học sinh Việt Nam. Lúc người học ông về nước. chính ông đã đi mua bàn là cho anh ta về làm quà hay bán đi lấy tiền mua sữa cho con. Cậu học trò sau này thành đạt, mời ông sang chơi. ông kinh ngạc với một Việt Nam khác hẳn suy nghĩ vốn có. Người học trò có ngôi nhà gạch bốn tầng ở giữa Thủ đô Hà Nội. Ra đường, cái gì ông cũng thấy lạ. Ông hỏi xe máy bao tiền một cái. Trò đáp: trung bình 1000 USD/cái, Hà Nội có bao nhiêu cái. Trò đáp: khoảng một triệu. Ông viết một bài báo lớn về chuyến thăm Việt Nam, trong đó có lời bình: Một tỷ USD đang lăn trên đường phố Hà Nội với tốc độ 40km/h (Novaya Gazeta)!

Thế nhưng, điểm chốt của bài viết vui này không ở chỗ xe máy đầy đường (ở Nga có rất ít xe máy) mà những gì vị Giáo sư nọ quan sát được trên mọi miền đất nước Việt Nam anh em.Toàn bộ bài viết toát lên một cái gì đó như là muốn khen người dân Việt Nam phát triển về CNTT và Truyền thông. " Trên nóc những ngôi nhà lợp lá dừanước ở ĐBSCL là những cột ăngten thu sóng truyềnhình. Váchnhững ngôi nhà đó cũng đan bằng lá dừanước, chừa ramột ôtrốnghình chữnhật. Điền đầy ô trống đó là chiếc tivi màu phẳng lỳ 21 in mới cáu…”- Giáo sư tả(Tivi màu khổ lớn với đa số người dân Nga tạm còn là xa xỉ). Những trạm Intemet công cộng hiện diện khắp nơi và tôi có cảm giác những dân tộc ăn bằng đũa đều rất giỏi (sử dụng - NND) máy tính - Giáo sư chia sẻ...

Vậy đó, cái tốc độ “quay vòng vốn" 40km/h của xe cộ chẳng là cái gì so với tốc độ truyền tin 2Mbps mà các gia đình ở TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội... đều đã có thể đầu tư (đầu tư ban đầu chưa đến triệu đồng kể cả ADSL Router, sau khi đã có máy tính và chưa nói tời khuyến mãi). Xét về kinh tế - xã hội, đầu tư vào cái gì triển vọng hơn? Nếu ta xây dựng một xã hội học tập, làm việc qua mạng không mấy khó khăn thì sao không làm ngay để hình ảnh "năng động theo kiểu chạy đôn, chạy đáo"... bằng xe máy hơi quá vất vả như hiện nay có thể khác đi?Đầu tư cho CNTT vẫn là dầu tư ít tốn kém nhất. Và, thành tựu tối đa không phải là những ngôi nhà tư nhân bốn tầng xây gạch, không chỉ là những Linh Đàm mới, Nam Sài Gòn mới... những ngôi nhà lá dừa nước thay bằng những ngôi nhà kiên cố tường gạch, mái tôn. tránh được lũ... mà còn là một xã hội mới có nền kinh tế mới - xã hội tri thức và nền kinh tế số (Sẽ có một thiên đường như vậy ở Việt Nam).

Người viết bài cũng có những lúc thăng trầm, ốm, khoẻ, dư, túng khác nhau. Bây giờ cũng không phải là lúc người viết bài lạc quan nhất với cuộc sống và công việc của mình nhưng xin khẳng định đầu tư cho CNTT vẫn là lôi thoát duy nhất đưa mình thoát khỏi mọi bế tắc riêng tư. Việt Nam sẽ mau chóng hội nhập với thế giời hơn và bứt lên nên tiếp tục đầu tư không tiếc sức công của nả cho CNTT. Việt Namsẽ hội nhập với thế giới với tư cách của một cường quốc gì đó nữa ngoài những thứ đã được thừa nhận.

Hiện, có ít nhất ba thứ mà Việt Nam đã là cường quốc theo nhiều xếp hạng uy tín: Một, Việt Nam là cường quốc ngôn ngữ, rất nhiều nhà thơ, có 2 trên 10 vị được tôn vinh là đại thi hào thế giời (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du), Việt Namcó rất ít người mù chữ. Hai, Việt Nam là cường quốc về cầm binh, có ít nhất ba đại tướng soái đi vào lịch sử nhân loại (Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ và một người còn sống là Võ Nguyên Giáp). Ba, Việt Nam là quốc gia phát triển về y tế vì với một lượng đầu tư không đáng kể, tuổi thọ trung bình của Việt Namvào hàng cao nhất thế giới. Một đất nước văn võ có sức sống thừa đủ để làm chủ CNTT (là cái cần tốn rất ít sức cơ bắp) đã có thể được coi như có đủ điều kiện cần để đầu tư hết sức cho CNTT mà không sợ thua...

Nhiều nhân sĩ nói với người viết bài rằng Việt Nam còn quá nhiều vấn đề chưa giải quyết được thì CNTT "hãy đợi đấy!". Lật lại các vấn đề nhiều người cho rằng Việt Nam chưa giải quyết được, ta thấy có giáo đục, y tế và một số vấn đề xã hội khác (như giàu nghèo...). Dã đành, số trường về vật chất còn thiếu lớp cho học sinh học, thiếu giáo trình chuẩn - giáo án mẫu... còn rất nhiều. Nhưng ngành giáo đục se làm gì với những ngôi trường được xây thêm phòng trong khi bài giảng quá chậm cập nhất những kiến thức mới? Ciáo viên sẽ làm gì với khối lượng kiến thức khổng lồ muốn truyền đạt cho số học sinh ngày càng tăng mà không cần đến cái gì khác ngoài bảng đen, phấn trắng? Học sinh vẫn cứ tiếp tục học một cách thụ động như hiện nay, không có công cụ trắc nghiệm, lương tác? Ngành y tế có cách nào giải phóng dòng người chờ khám, số ngày/người nằm điều trị trong số phòng bệnh giời hạn khó tăng khả dĩ hơn là tăng cường trang thiết bị tiên tiến với IT là linh hồn? Người dùng CNTT vẫn giàu nghèo khác nhau nhưng quan hệ giữa họ không như giữa những người giàu nghèo không hề sử dụng CNTT. Những người sử dụng CNTT có một chuẩn chung1 khác để tôn trọng nhau là tri thức.

Việt Nam được Tập đoàn truyền thông khét tiếng IDG để mắt từ những năm 1990. Họ coi Việt Nam như một quốc gia có triển vọng bậc nhất về ICT. Theo người viết, chúng ta không nên quá đòi hỏi, quá tự ty nhìn vào những bảng tổng sắp về ICT của các tổ chức thế giới cho dù họ uy tín và khách quan đến đâu. Có những phạm trù cần tôn trọng. Riêng với khoa học công nghệ thì vì yên bình, vì mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống, thay đổi cuộc sống theo chiều hướng tốt lên thì ta nên tôn trọng. Và cũng nên phấn đấu, CNTT cũng là lối thoát duy nhất khắc phục yếu kém gần như duy nhất của người dân Việt Nam hiện nay: Trình độ dân trí chung còn chưa cao (do thiếu thông tin, còn nhiều quan niệm lệch, đầu óc phê phán yếu cái gì cũng có thể phê, cái gì cũng có thể phán nhưng hiệu quả cải thiện tình hình thấp, sức chịu đựng trước những khó khăn thường nhật kém như hay cáu gắt, đồ lỗi cho hoàn cảnh, nặng cảm tính trong khi kinh doanh thì phải tránh làm theo cảm tính...).

Bài viết này không trích một lời một số liệu nào trong bản Báo cáo toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam 2005 của TS. Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội Tin học TP. Hồ Chí Minh, nhưng người viết muốnkhuyến cáo bạn đọc tìm tham khảo nó trên.Trước khi viết bài này, người viết có trao đổi với TS.Tùng hỏi: Có nên viết một bài như thế không? TS.Tùng đáp: Tuỳ, thấy tâm đắc thì viết! Cảm ơn ông Tùng về lời động viên có cân nhắc và bạn đọc đã đọc bài viết này.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ếch ngồi đáy giếng…

    01/12/2018Trần NguyênCó siêu hình không nếu coi Internet như "một phần không thể thiếu của cuộc sống"? Có không tưởng chăng nếu coi việc có tri thức đã là tận cùng? Với một xã hội như của chúng ta hiện nay?
  • Nghe tiếng dân trên không gian ảo

    04/08/2014Diêm SơnInternet ngày càng phát triển và trở thành không gian rất thuận lợi cho việc phát biểu ý kiến cá nhân. Trước thực tế đó, các nhà lãnh đạo phản ứng như thế nào? E ngại, hạn chế hay lắng nghe và tương tác?
  • Con người đi tìm chính bản thân mình

    15/12/2005Hà Huy KhoáiPhải chăng, để hiểu được chính bản thân mình, con người cần đến các máy tính biết tư duy. Tuy nhiên, chúng ta có thể lại phải đương đầu với một nghịch lí mới: máy tính cuối cùng sẽ làm sáng tỏ được cơ chế hoạt động của bộ não người, nhưng khả năng của bộ não người lại không đủ để hiểu được cơ chế đó!
  • Thách thức của nền khoa học máy tính trong tương lai

    10/12/2005Một nhóm các khoa học gia máy tính của Anh đã chỉ ra một số thách thức chính của nền công nghệ thông tin và hy vọng các nghiên cứu của họ sẽ là đường hướng nghiên cứu chính trong thời gian tới...
  • CNTT Việt Nam: “Thủ phạm” chính gây nên hội chứng thụt lùi?

    07/12/2005Xuân NamHàng năm, Diễn đàn kinh tế thế giời đều công bố những bản báo cáo của mình trong đó quan trọng nhất là báo cáo cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report) và báo cáo công nghệ thông tin toàn cầu (Global Information Technology Report).
  • Sáng tạo – Nhân bản và Thần thánh

    21/11/2005Sự sáng tạo của con người hệ tại ở sức mạnh cho ra đời các sự vật trước đây chưa từng hiện hữu. Điều đó được chứng minh rõ ràng nhất trong nhiều nghệ thuật khác nhau của con người – trong việc làm ra nhà cửa, đồ gốm, tàu thuyền, tranh tượng, điêu khắc hay những bài thơ. Sáng tạo trong nghĩa rộng nhất, ám chỉ đến sức mạnh khởi tạo trong mọi địa hạt hoạt động của con người, từ qui hoạch thành phố đến tư duy triết học. Từ “sáng tạo” ngày nay đã trở nên phổ biến đến độ chúng ta quên rằng thoạt tiên nó có ý nghĩa tôn giáo. Sức mạnh tạo ra những sự vật từ nguyên thủy được gán cho một mình Thượng Đế thôi. ...
  • ICT hay IT? Vấn đề nhận thức

    04/11/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngỞ nước ta, công nghệ thông tin đang thực sự là một thứ mốt thời thượng. Sự nghiệp "tin học hóa" được triển khai rầm rộ không thua kém gì phong trào bình dân học vụ trước đây. Tuy nhiên, phong trào bình dânhọc vụ có vẻ thiết thực hơn: nó nhắm vào những nhu cầu có thực và những mục tiêu được xác định rõ ràng.Với "phong trào công nghệ thông tin", những điều ở cấp "bình dânhọc vụ” như vậykhông phải bao giờ cũng được làm rõ.
  • Cán bộ nghiên cứu: Số lượng nhiều, hiệu quả thấp

    08/10/2005
    5 vạn người đang làm việc trực tiếp trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, đội ngũ này gấp gần 5 lần so với Thái-lan và gần 6 lần so với Malaysia, nhưng trình độ công nghệ và kinh tế Việt Nam lại thua Thái-lan và Malaysia tới vài chục năm...
  • Kinh tế tri thức cần Ý tưởng sáng tạo

    06/10/2005Hiện nay, nhiều nhà chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật nước ta đang sôi nổi luận bàn về kinh tế tri thức và hiện cũng có một xu hướng xem kinh tế tri thức là một mục tiêu vươn tới, là chiếc đũa thần đưa con thuyền kinh tế ốm yếu Việt Nam vượt lên. Trong khái niệm "vươn tới" người ta dễ dàng hình dung đến một tiến trình học tập, chiếm lĩnh kho tri thức quý báu của nhân loại tiên tiến làm vốn tri thức cho mình, cho nền kinh tế tri thức của mình. Thật đơn giản. Nhưng nếu sự việc đơn giản như vậy, trong bối cảnh cả thế giới cũng chen tay nhau rướn lên, xây dựng nền kinh tế tri thức cho quốc gia mình, thì vị trí Việt Nam có gì khác so với cuộc chạy đua khoa học, công nghệ hiện đại?
  • CNTT biến đổi xã hội: 9 viễn cảnh và thách thức

    19/07/2005Việc phát triển mạng ở quy mô toàn cầu sẽ đụng chạm đến các mối quan hệ quốc tế khi dòng thông tin vô hình chảy xuyên biên giới và các công ty đa quốc gia sử dụng mạng toàn cầu phục vụ lợi ích riêng. Thách thức lớn nhất cho mọi thành viên xã hội là hiểu được mình cần tận dụng các thành tựu tiên tiến của truyền thông điện tử hiện đại trong giao tiếp như thế nào...
  • Tự động hóa: Phúc hay họa?

    10/08/2005Từ 25 thế kỷ trước, triết gia Aristotle đã ghi nhận rằng lao động của con người sẽ trở nên không cần thiếtnếu có được những công cụ sản xuất hoàn toàn tự động. “Nếu mọi công cụ đều có thể làm công việc của chúng khi nhận được lệnh, hoặc bằng cách nhận ra điều cần làm trước sẵn sàng… nếu con thoi tự dệt vải và ...
  • xem toàn bộ