Nếu đó là bài nghị luận triết học

09:36 SA @ Thứ Năm - 10 Tháng Sáu, 2021

Câu 1 (4 điểm) trong đề thi ngữ văn vào trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (tỉnh Khánh Hoà) có nội dung như sau:

"1. Trong cuốn sách "Ngắm tuổi trẻ quay cuồng trong tĩnh lặng" Lu-Mannup chia sẻ:

Phương Tây có câu ngạn ngữ: "Nước sôi làm mềm khoai tây, nhưng lại làm cứng trứng". Hoàn cảnh chẳng có lỗi, quan trọng rằng bản lĩnh nội tại của bạn tới đâu.

Nếu phải ở trong nước sôi, em sẽ chọn làm củ khoai tây hay quả trứng? 
Viết một bài văn nghị luận bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề trên”.


"Nếu phải ở trong nước sôi, em sẽ chọn làm củ khoai tây hay quả trứng?..."
Đây là một đề nghị luận văn học rất thú vị và gây liên tưởng nhiều hơn đến các món ăn ngon như khoai tây hay trứng luộc. Và thật hay nếu nó là đề triết học. Hãy thử làm bài xem...

Sau đây là bài nghị luận:


Phương Tây nổi danh với trường phái nhị nguyên luận trong triết học, luôn tách biệt chủ thể với khách thể trong quan sát các hiện tượng tự nhiên hay xã hội, triết gia nổi danh Lu Man Núp cũng không là ngoại lệ khi ông tinh tế quan sát cùng môi trường nước sôi nhưng nếu bỏ củ khoai tây thì mềm ra mà trứng gà lại cứng lên, đó chẳng phải là nước sôi khác nhau mà quả trứng và củ khoai tây là hai khách thể khác biệt, thuộc tính chúng sẽ biến đổi khác nhau khi vô cùng một môi trường.


Phương Đông chúng ta lại có truyền thống triết học nhất nguyên luận, hòa chủ thể vô Vũ Trụ thành một khối thống nhất, đó chính là tiền đề để tác giả ra đề rất sâu sắc trên " Nếu phải ở trong nước sôi, em sẽ chọn làm củ khoai tây hay quả trứng? " , đầu bài tuy ngắn gọn nhưng vô cùng thâm sâu vi diệu, con người hòa với quả trứng hay củ khoai tây làm một, không còn ranh giới giữa chủ thể luộc nước sôi với khách thể bị nhúng nước sôi nữa.


Vậy dẫu là quả trứng hay củ khoai tây hay khoai lang nào có quan trọng nữa khi vô nước sôi, nếu quả trứng vô thì sau đó trên bàn sẽ có bữa điểm tâm dồi dào prôtêin , nhược bằng là củ khoai tây luộc mềm nhừ thì sau đó sẽ có món Pô rê ( khoai tây nghiền tuyệt cú mèo của Liên Xô).


Người phương Tây lại có câu "Mọi ngả đường đều dẫn tới La Mã " rất sâu sắc , bởi vì hành trình cuối của khoai tây hay trứng luộc cũng sẽ là sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất rất hữu ích cho nông nghiệp hữu cơ, và chính đó là ý nghĩa thực chất của tồn tại Vũ Trụ. Đee phù hợp khẩu vị từng bữa, bạn hãy sáng suốt lựa chọn món khoai tây nghiền hay trứng luộc!

Vài lời nghị luận dông dài của một thanh niên sau bữa cà phê ăn sáng với bánh mì ốp la (không cần nước sôi mà chỉ có nhiệt lượng với chảo không dính)!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhà thơ Nguyễn Duy nói về đề thi văn: Để đừng đánh mất tiềm lực

    27/06/2018Nhà thơ Nguyễn DuyBài thơ Đánh thức tiềm lực của nhà thơ Nguyễn Duy được đưa vào đề thi quốc gia cho các bạn trẻ tuổi 18 khiến nhiều người mừng vui vì cho rằng đề thi sẽ khơi gợi tinh thần công dân...
  • Chí Phèo - Thị Nở là biểu tượng văn hóa?

    15/09/2016Võ Thị HàXung quanh vấn đề chọn một biểu tượng duy nhất đại diện cho nền văn hoá Việt Nam, lâu nay vẫn được coi là đậm đà bản sắc dân tộc, có không ít những ý kiến đưa ra. Đó có thể là Quốc Tử Giám, mặt trống đồng, là chim hạc, là bông sen nở, bông sen búp, hoa đào, là chiếc áo dài, nón lá, là cái cổng làng, là con trâu, thậm chí là phở. Xét về bản chất, đó chỉ là những khía cạnh của văn hoá.
  • "Chúng ta đang nhầm lẫn về môn văn"

    19/10/2014Lê Ngọc Khả NhiTừ kinh nghiệm thực tế, bác sĩ Lê Ngọc Khả Nhi phân tích tại sao không nên dùng môn văn để xét tuyển sinh viên y khoa và khuyến cáo: Điều đó không những không cần thiết lại còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho bệnh nhân sau này...
  • "Chúng em yêu văn, nhưng chúng em chán học văn"

    06/07/2005Chu Thuỳ AnhHọc sinh bây giờ không phải đã hết thích học văn. Nhưng môn văn bây giờ, có thể cần đem ra phường đổi tên lại thành môn chính tả. Học sinh lớp 12 còn tập chép chính tả, khác chăng là chính tả lớp 12 chữ có thể xấu hơn chính tả lớp 1 mà thôi!