Nghĩa vụ của công dân

02:26 CH @ Thứ Hai - 07 Tháng Mười Hai, 2015
Ta đã biết rõ quyền hạn của công dân, những quyền bất diệt của con người: tự do và bình đẳng. Và ta đã thấy rõ ràng, xã hội sở dĩ đáng có, cũng chỉ lúc nào là một cơ quan bênh vực quyền của công dân.
Lẽ tự nhiên là công dân tìm cách giữ vững xã hội: đó tức là nguyên thủy của bổn phận công dân đối với xã hội vậy. Đối với người cùng sống trong xã hội, công dân cần được người tôn trọng quyền hạn của mình, ắt là phải tự mình tôn trọng quyền hạn của người đã: đó tức là bổn phận của công dân đối với người khác. Hơn nữa, đối với chính mình, công dân cũng có bổn phận là vì muốn được hưởng tự do và bình đẳng, công dân phải hiểu rõ thế nào là bình đẳng, tự do, phải tự nâng cao nhân phẩm và học thức của mình.

Xem như vậy, nghĩa vụ của công dân là kết quả dĩ nhiên quyền hạn của họ. Có quyền hạn, ắt mới có nghĩa vụ, có nghĩa vụ, ắt phải có quyền hạn.

Trong những nước tân tiến, bổn phận của công dân trước tiên là phải tuân theo luật nước. Luật nước là gì nếu không phải là ý chí chung của tất cả các công dân? Công dân đã góp vào ý chí chung ấy, bổn phận của mình ắt là phải tôn trọng nó.

Luật nước không có tính cách của những luật thiên nhiên. Ngôi sao ở mãi trên trời xa thẳm, ta không có thể kéo lại gần; quả đất quay, ta không phép bắt đứng lại, và không khí đè ta xuống đất, ta không thể tự dung mà bay lên cao. Ta đành phải chịu theo những luật sẵn có của tạo hóa, không mong gì một ngày kia chúng sẽ đổi thay. Vật có đổi, sao có rời, nhưng luật thiên nhiên bao giờ cũng y nguyên. Đối với 1 thứ luật như thế, ta chỉ còn có vui vẻ mà phục tòng. Còn luật nước, luật người đào tạo ra, không có cái tính cách bất diệt ấy, và cũng có cái tính cách bất khả xâm phạm kia của luật thiên nhiên. Đặc điểm của luật nước, là có cái tính cách nhất thời, có thể sửa chữa thay đổi mãi, không bao giờ hoàn toàn hết.

Tuy nhiên, bổn phận của công dân là phải phục tòng những luật vật vờ bất định ấy. Là vì những luật ấy do ý kiến của chính công dân mà ra. Tuy công dân biết nó chưa được hoàn toàn, nhưng muốn cho xã hội có thể sống được, công dân nhất thời phải phục tòng cái luật tạm bợ ấy, đợi ngày sửa đổi cho toàn bích hơn.

Nhưng có phải thế là công dân phải trở nên nô lệ của xã hội không? Thí dụ như có phải là công dân phải nhận là hay một chế độ mà trong lòng họ cho là giở không? Không, không thể thế được.

Một bổn phận nữa của công dân, là phải học. Học để hiểu biết, để nâng cao nhân phẩm của mình, để có thể bênh vực lấy quyền hạn của mình, tôn trọng quyền hạn của người.
Học không phải chỉ là bổn phận của công dân. Mà còn phải là một quyền của công dân nữa. Bổn phận của xã hội là phải làm thế nào cho công dân có thể hưởng được lợi ích của tri dục. Vì thế ở các nước tân tiến, mới có sự cưỡng bách giáo dục. Ở 1 nước Pháp chẳng hạn, trẻ con bắt buộc phải học các lớp sơ đẳng và lẽ tự nhiên là đi học như vậy không mất tiền.

Nhưng nền học rộng rải, không phải chỉ để được cái bằng sơ đẳng là đủ hóa ra một người công dân thông hiểu quyền lợi, nghĩa vụ của mình. Mới mười hai, mười ba tuổi, trí thức chưa được mở mang cho lắm, và nếu không được học thêm, thì rồi cũng đến quên hết những điều sở đắc, trở về với sự ngu dốt mà thôi.

Vì vậy, bổn phận của một xã hội chu đáo là làm thế nào cho mọi công dân được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn một cách dễ dàng. Kể đó là một công việc khó khăn và to tát, nhưng với một ý muốn mạnh mẽ, người ta có thể đi đầu đến cái kết quả ấy được. Ở những nước Thụy-sĩ, Thụy-điển hay Na-Uy, về phương diện này người ra đã đi được một quãng đường dài.

Nhưng xã hội làm tròn phận sự của xã hội chưa đủ. Công dân cũng cần phải nghĩ đến bổn phận của công dân nữa. nghĩa là phải sẵn sàng tấm lòng nhiệt thành đối với sự học, phải có sức gắng nếu có dịp may và lúc nào cũng yên trí rằng học vấn rộng rãi, không bao giờ cùng.

Ở các nước dân chủ, công dân còn có một bổn phận nữa, rất cần: đó là bổn phận đầu phiếu. ai cũng biết rằng ở các nước ấy, nghị viên là những người thay mặt công dân để trị nước, và vì thế sự lựa chọn nghị viên có ảnh hưởng sâu xa đến mọi việc trong nước. Ngay như ở ta, sự đầu phiếu bầu cử các ông nghị viên cũng có ảnh hưởng đến sự tiến bộ của dân, huống hồ là ở những nước nghị viên cần cho sự sống của toàn quốc.

Vì thế nên đầu phiếu phải coi là một bổn phận của công dân. Ai bênh vực cho quyền hạn của công dân, nếu không là nghị viên, người thay mặt cho công dân?

Nhưng không phải chi đi đầu phiếu là đủ. Còn cần phải đầu phiếu theo lương tâm mình, theo chỉ hướng ý nguyện của mình nữa. Và muốn thế, công dân phải hiểu biết ít nhiều về tình thế trong nước, phải có ý kiến sác đáng về những vấn đề cần thiết, phải có học. Không nói đến sự mua bán phiếu bầu cử làm chi: đó là những việc bỉ ổi, xấu xa, làm hạ nhân phẩm giá của cả người mua lẫn người bán. Nhưng ngoài cái lỗi lấy tiền mua long người ấy, các nhà ứng cử còn có nhiều cách tuyên truyền có thể làm mê muội cả tinh thần cử tri, khiến cho họ lầm lẫn bầu cho những người không đáng bầu. Có khi họ chỉ là một người dẻo miệng, nói hay nhưng lòng rất xấu; có khi họ hứa xuông những trời biển, phỉnh dân để lừa dân; họ biết sức mạnh của sự nhắc đi nhắc lại, và cũng như người ta rồi cũng có ngày mua những thứ thuốc cao đơn hoàn tán mà hàng thuốc ngày nào cũng tán dương sự thần hiệu trên mặt báo, những công dân dễ tin nghe nói đi nói lại rằng ông nghị này đáng mặt anh hùng, rồi cũng có ngày tưởng lầm rằng ông nghị ấy anh hùng thật. Vì thế nên bổn phận của công dân, là phải xem xét, cân nhắc, nghĩ ngợi trước khi quyết định, và khi đã quyết định rồi, phải đầu phiếu theo lương tâm của mình.
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để có những công dân toàn cầu “made in Việt Nam”

    25/03/2019Lan Hương (Thực hiện)Không có tấm bằng tốt nghiệp ĐH được công nhận trên phạm vi toàn cầu là thiệt thòi của thanh niên Việt Nam khi hội nhập với thế giới. Nhưng thiếu đi tấm "hộ chiếu" đó, những người Việt trẻ vẫn hoàn toàn có thể trau dồi, rèn luyện và tích luỹ kiến thức, kỹ năng, hình thành thái độ để trở thành những công dân toàn cầu “made in Việt Nam”. TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã chia sẻ như vậy.
  • Để người Việt trẻ trở thành "công dân toàn cầu"

    29/09/2018Lan HươngGiới trẻ Việt cần gì để trở thành một công dân toàn cầu trong ngôi nhà chung của thế giới thời hội nhập? Quyền và nghĩa vụ của những người Việt trẻ trong thời đại mới? Bí quyết nào để thành công trong sự nghiệp?
  • Cần phân biệt trí thức với trách nhiệm công dân của trí thức

    08/12/2015Hồ Quang HuyThời gian qua cộng đồng bạn đọc báo mạng bình luận sôi nổi về chủ đề trí thức. Đặc biệt các ý kiến trái chiều về phát biểu của GS Ngô Bảo Châu đăng trên báo tuổi trẻ online qua bài trả lời phỏng vấn của GS với báo này...
  • Bộ Giáo dục muốn trẻ thành mẫu người công dân thế nào?

    21/08/2015Nguyễn Khánh TrungGóp ý với Dự thảo Chưởng trình giáo dục phổ thông tổng thể TS Nguyễn Khánh Trung (Viện Nghiên cứu Phát triển giáo dục IRED)cho rằng, dự thảo lần này có nhiều đột phá, xích lại gần hơn với cách làm của các nước có nền giáo dục phát triển. Tuy nhiên còn một vài điểm cần góp ý với nhóm tác giả biên soạn.
  • Vai trò của công dân

    30/09/2014Dr. Mortimer, J. AdlerĐịa vị công dân là một ý tưởng cách mạng. Nó rất mới mẻ khi ra đời ở Hy Lạp cổ đại, và vẫn còn mới mẻ ở nhiều nơi trên thế giới ngày nay. Những quan niệm của chính chúng ta về tự do và bình đẳng chính trị vẫn gắn liền với ý tưởng tiến bộ này. Ngày nay ở phương Tây chúng ta thường xem những quyền công dân là điều đương nhiên, nhưng chuyện đó không phải lúc nào cũng vậy....
  • Có ý thức công dân mới được làm công dân

    27/09/2014Khoa Luật trường đại học kinh tế tp. Hồ Chí Minh“Tự do không phải là quà tặng của nhà nước cho người dân, tự do chỉ có được nếu người dân biết đấu tranh”. Nhà cầm quyền từ cổ đến kim không thể ban phát tự do như món quà, không thể tự dưng mà nhà cầm quyền trao quyền cho đám thần dân mà từ thần dân, anh phải trở thành công dân, phải trải qua một quá trình khai sáng... Cần có một quá trình khai sáng những thần dân trở thành công dân có đủ năng lực.
  • Quan niệm của Hêghen về xã hội công dân

    29/04/2014Nguyễn Đình TườngTrong bài viết này, tác giả đã phân tích một cách khái quát quan niệm của G.V.Ph.Hêghen về xã hội công dân (xã hội dân sự), về các mối quan hệ kinh tế của xã hội công dân cũng như cơ cấu đẳng cấp và biện chứng của xã hội công dân. Theo tác giả, Hêghen đã đứng trên cơ sở của chủ nghĩa duy tâm khách quan, thần bí để xem xét mối quan hệ giữa xã hội công dân và nhà nước, coi nhà nước là cái có trước, là cơ sở và động lực của xã hội công dân. Vì vậy, có thể nói, quan niệm của Hêghen về xã hội công dân nói riêng và triết học của ông nói chung có tính chất mâu thuẫn.
  • Thân phận công dân thế giới hạng hai!

    27/03/2014Nguyễn TrungCông dân thế giới hạng hai, đấy là cái cùm đang xích vào chân dân tộc Việt Nam ta sau khi giành được độc lập thống nhất đất nước năm 1975. Tên gọi của thân phận này dấy lên trong tôi hình ảnh cái triện sắt nung đỏ thời trung cổ xa xưa thường được đóng vào trán kẻ nô lệ - để phân biệt với những người không phải là nô lệ. Khác chăng, là thời nay cái triện sắt nung đỏ ấy vô hình!
  • Dũng khí Công Dân

    31/07/2011Nguyễn An NinhTrên số báo ngày 11 tháng nầy, tôi đã có vài chữ lướt qua về các chương trình học của các trường Pháp - Nam. Tôi đã chỉ rõ các chương trình đó đã được soạn thảo chỉ với mục đích duy nhất là đào tạo những tên đầy tớ nịnh bợ, luồn cúi, không có vai trò nào khác hơn là thụ động tuân theo mệnh lệnh của chủ...
  • Nghịch lý chất lượng của môn giáo dục công dân.

    29/06/2003Đã có rất nhiều giấy mực bị tiêu tốn vào việc dự thảo giáo dục pháp luật trong trường phổ thông. Theo Chỉ thị 04 của Thủ tướng Chính phủ “Bộ tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ GD và ĐT chỉ đạo công tác rà soát hệ thống giáo trình, tài liệu, giảng dạy....” Như vậy, hiện có một khối lượng kiến thức cơ bản, khái quát về pháp luật được dạy và học tại các trường phổ thông trên cả nước. Nhưng qua các năm đã triển khai thực hiện, chúng ta nghĩ sao trước thực trạng học sinh, sinh viên (kể cả trẻ vị thành niên) phạm tội ngày càng tăng chứ không giảm?
  • xem toàn bộ