Người - Smartphone
Internet đã đi vào cuộc sống của đông đảo mọi người trong mười năm qua. Cuối những năm 1990 – đầu những năm 2000 internet còn gần như là một thứ xa xỉ - không phải ở nhà ai cũng có một modem kết nối với mạng điện thoại và truy cập thông tin thì chậm khủng khiếp nếu so với bây giờ. Internet tốc độ cao chỉ có ở các câu lạc bộ máy tính hoặc tại nơi làm việc của các nhân viên những hãng lớn. Cộng đồng Internet chỉ mới phôi thai, còn bản thân không gian Internet chưa phong phú như bây giờ. Giờ đây Internet đã trở thành chuẩn mực cuộc sống đối với nhiều người thuộc các thế hệ khác nhau. Nhưng cái chính là đã xuất hiện một thế hệ Internet. Đó là những người trẻ sinh ra vào cuối thập niên 1980 – 1990 (hoặc đầu thế kỷ XXI) khi Internet không còn là cái gì mới mẻ đối với họ, mà đã là một thứ đương nhiên phải có trong cuộc sống.
.
Gần đây tôi thường hay gặp một kiểu người trẻ mà tôi tạm gọi tên là “người-smartphone”. Cần nói ngay rằng tên gọi này không phải để chỉ bất kỳ ai dùng smartphone, mà dành riêng cho những người có một số đặc điểm nhất định do cuộc sống gắn liền với việc sử dụng Internet và các thiết bị kỹ thuật hiện đại. Đó chủ yếu là những người trẻ gần hai mươi tuổi. Tôi thử xác định sơ lược kiểu người-smartphone này như sau:
1. Hắn tin chắc rằng sự tiến bộ khoa học – kỹ thuật là một lợi ích hiển nhiên và coi mình là loại người ở một trình độ cao hơn những người thời trước. Hắn nâng việc dùng các thiết bị kỹ thuật, trong đó có smartphone, lên thành một thành tựu của cá nhân mình. Dù cho khoa học có gắn liền với kỹ thuật, nhưng đấy vẫn là hai lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên đối với người-smartphone việc hắn dùng các thiết bị kỹ thuật và Internet đã được hắn coi là tiếp xúc với khoa học. Hắn coi mình là người của khoa học, gần như là nhà khoa học. Đối với hắn những thế hệ người trước đây là lạc hậu đơn giản bởi vì không nắm được các khả năng khoa học như hắn. Sự tiến bộ hắn xem như là sự tiến bộ của kỹ thuật và những thế kỷ không có tiến bộ kỹ thuật hắn coi là “tăm tối”.
2. Người-smartphone tự xem mình là người phát triển về trí tuệ. Mặc dù những năng lực trí tuệ của hắn rất sơ đẳng và đơn giản. Nhưng hắn coi nguyên việc truy cập Internet, nơi có những thông tin cần thiết, đã đủ khiến hắn thành người phát triển về mặt trí tuệ. Tư duy của loại người này là nghèo nàn, chủ yếu thiên về sự tiếp nhận thông tin nén gọn và có tính hình ảnh. Hắn không thể tập trung lâu vào một điều gì đấy, chỉ thích sự nén chặt. Với triết học, khoa học, văn học và các lĩnh vực hoạt động khác của con người, nơi bộc lộ trí tuệ, hắn chỉ biết lớt phớt, tản mạn. Hắn cảm thấy nặng nề hoặc hoàn toàn không đủ sức cảm nhận những khối lượng thông tin lớn, hắn sống trong thế giới của những trích dẫn cô đọng và các hình ảnh. Nhưng sự tối giản này hoàn toàn không có nghĩa hắn vứt bỏ hình thức lòe loẹt, sặc sỡ - hắn là kẻ tối giản về nội dung, còn trên bình diện hình thức thì hắn dễ dàng có thể chuyển từ chủ nghĩa tối giản sang cái bão hòa, diêm dúa, nhiều màu, cảm xúc.
3. Ý thức của người-smartphone thể hiện cái có thể gọi đơn giản là “đầu óc tạp pí lù”. Đó là sự phi hệ thống, hỗn độn, thân rễ. Sự thiếu tầng bậc, sự lờ mờ. Ý thức của hắn được xây dựng y như cấu trúc của mạng xã hội. Ở đó, trong cùng một dòng tin không có trật tự hay hệ thống nào hết là những tin tức rời rạc, những ý tưởng, những hình ảnh, những file truyền thông khác nhau (video và audio) thay thế nhau. Chúng mang những nội dung văn hóa tinh thần và những cấp độ thẩm mỹ khác nhau. Ảnh khiêu dâm chèn với tin về đời sống giáo hội, thông báo chiến tranh lẫn với quảng cáo về hình tháp thị trường, cách ngôn của nhà tư tưởng vĩ đại xen lời tiên đoán của nhà nữ tiên tri mới xuất hiện… Người-smartphone là một thực thể trống rỗng ở bên trong, hắn tồn tại chỉ khi dùng Internet, nói đúng hơn, khi Internet dùng hắn. Tất cả những tư tưởng và hình ảnh vô sinh tràn ngập các mạng xã hội choán đầy hắn và sống trong hắn.
4. Người-smartphone là thực thể chơi nghịch, bắt chước. Hắn sống trong thế giới ước lệ của internet và coi nó là hiện thực. Một câu hỏi nảy ra vậy cái gì là nhiều hơn trong con người như thế: chính con người với những tình cảm, trải nghiệm, khát vọng cá nhân và những ham muốn thực sự hay là sự bắt chước tất cả những cái đó?
Cái tỏ ra là ích lợi thì cũng có mặt ngược lại. Trong trường hợp này, khi một người trẻ tuổi thậm chí không bước lên con đường phát triển cá nhân (hoặc những kết quả của hắn về mặt này là rất nhỏ nhoi) thì sự bắt đầu “lối sống smartphone” trở nên rất tai hại. Và cái có thể dùng để phát triển trở lại thành nguồn gốc của sự nô lệ và là nguyên nhân bên trong của sự trống rỗng và thiểu năng trí tuệ.
(Ngân Xuyên dịch từ tiếng Nga)
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015