Người thầy trong thời đại mới
"Cơn bão" của thời kinh tế thị trường, toàn cầu hoá, net hoá đang ào đến mọi ngõ ngách xã hội; một mặt, khẳng định vị thế ngày càng quan trọng hơn của người thầy; mặt khác, nó "định nghĩa lại", quy nạp lại hai chữ làm thầy.
Câu ngạn ngữ "Không thầy đố mày làm nên" từ xa xưa đã minh xác sự tôn vinh vai trò của người thầy đối với xã hội. Trong thời đại mới, thầy cô giáo được xã hội gọi chung là người thầy.
Trước kia, trong một ngôi làng, người thầy là người có học vấn cao nhất. Trật tự đó ít thay đổi nên bản thân người thầy không có nhiều nhu cầu tự đổi mới. Kiến thức mà ông thầy truyền dạy không cần phải xem xét, truy nguyên hay đặt hỏi cách nghĩ phản biện. Những định ngữ mặc nhiên còn gia tăng hơn nữa cách hiểu này như "nhất tự vi sư, bán tự vi sư", người xưa có bao giờ sai, xưa bày nay làm, tứ thập nhi bất hoặc... Đã 40 tuổi là không còn sai lầm, huống chi thầy!
Sự phát triển của xã hội ngày nay có tốc độ nhanh. Cách nhìn, cách hiểu và cách dạy của người thầy tất nhiên phải luôn đổi mới. Ngày xưa, khi dạy học trò, thầy không phải lo phim ảnh đồi trụy, những cảnh bạo lực trong games ảnh hưởng xấu đến tâm lý trẻ vị thành niên; hoặc sinh viên đại học nếu chịu khó truy cập mạng, không ít kiến thức của thầy đã tự biến thành bảo tàng buồn tẻ...
Thứ nhất, ở cấp học mầm non, tiểu học, người thầy phải là mẹ hiền, đúng như mơ ước của trẻ thơ. Nếu thầy cô chỉ lo kiếm gạo, làm thêm thì làm sao đủ kiên nhẫn để truyền đạt kiến thức, đủ thời gian để giao thoa, cộng hưởng về tình cảm với học trò?
Thứ hai, ở cấp THCS, THPT, nếu không hiểu biết về tâm lý học của lứa tuổi đang "trở thành người lớn", chúng đòi hỏi sự sâu sắc của hiểu biết, sự tôn trọng và khẳng định, thì làm sao quan hệ thầy trò có thể là tấm gương?
Thứ ba, trường ĐH của thời hiện đại là lò lửa thử vàng của kiến thức đích thực, của say mê và hiểu biết. Chắc chắn rằng những bài giảng khô khan, đọc chép, những kiến thức cũ mòn sẽ làm hỏng các thế hệ đang "học nghề" để trưởng thành. "Tấm gương" cũ mòn sẽ phản ánh tồi, chuyển hướng lệch lạc những nhận thức và nhân cách.
Người thầy được xã hội trân trọng, tôn vinh bởi những đóng góp lớn lao. Không có phần thưởng nào ý nghĩa đối với người thầy bằng sự tin tưởng và kính trọng của học trò và xã hội. Đúng nghĩa người thầy ngày nay là phải có một hành trang luôn luôn mới, luôn luôn sáng.
Nội dung khác
Bài 2: Làm rõ khái niệm "Con Người" để thấy sai sót căn bản của luận án
07/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Xuân Quỳnh xin đi với Lưu Quang Vũ vào vùng chiến sự biên giới 1979
20/02/2019PGS.TS. Lưu Khánh ThơNhà thơ Dương Soái và câu chuyện 'Gửi em ở cuối sông Hồng'
05/02/2019Hoa ChanhBạn đang "Sống" hay đang "tồn tại"?
28/09/2016Khả AnhSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnBài 1: Hiểu sai khái niệm "Con Người" khiến luận án "Nghĩa vụ con người..." sai theo
03/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Kế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáAi đọc sách nghiêm túc?
19/05/2013Thanh HuyềnKhông chi bằng học
26/05/2013Lê Ngọc Sơn thực hiện