Nhận xét của một người Đức về cách nghĩ của dân Việt

08:23 CH @ Thứ Ba - 16 Tháng Mười, 2018
Sau đây là một bài báo của một tác giả nước ngoài mà tôi đã copy lại và mặc dù quên tên tác giả vẫn đưa vào lưu trữ cá nhân từ mấy năm trước.
.
Tôi thích bài viết vì nó bắt trúng cái đáng lo nhất của dân ta: Sự vô trách nhiệm và lối tự mình lừa mình bằng những hy vọng hão.
.
Tôi thích cái kết luận của bài viết: Phải có những con người tư tế trước rồi mới có sự giàu có. Ngoài cách đó mọi sự giàu có đều là tai vạ.
.
Theo ghi chú của người viết thì ông ghi nó vào ngày 09 tháng 9 năm 2009, tức đến nay đã gần chục năm.
.
Đọc tới đoạn cuối bạn sẽ hiểu ông đã nhìn đúng tình thế của chúng ta như thế nào.
.
Dresden - Thành phố có kiến trúc Baroque đẹp nhất trong cả nước Đức.Ảnh: I.T
.
Tương lai mọi cái sẽ tốt lên
Một trong những đức tính tôi luôn có dịp nhận thấy ở người Việt Nam, đó là họ có một niềm tin đặc biệt tích cực vào tương lai. "Mười năm nữa, mọi thứ sẽ tốt hơn", bạn có thể nghe ví dụ như vậy. Hoặc thỉnh thoảng: "Năm năm nữa mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn" hay "Hai mươi năm nữa mọi thứ sẽ tốt hơn lên."
.
Những câu nói như vậy thường nổi lên, ví dụ như, khi người ta bàn luận về tình trạng giao thông. Hoặc về sự ô nhiễm môi trường. Hoặc về đói nghèo.
.
"Hai mươi năm nữa, chúng tôi sẽ có một hệ thống giao thông cực tốt và có trật tự như ở châu Âu!", người tiếp chuyện với bạn sẽ nói như vậy chẳng hạn, và sau đó gương mặt anh ta ngời sáng lạc quan. Ngay trước đó, anh ta vẫn đang buồn rầu bực bội, cho rằng giao thông ở Hà Nội hỗn loạn và luôn luôn tắc đường.
.
Nhưng chậm nhất là hai mươi năm, khi có đủ tiền, và kinh tế phát triển, tất cả đường phổ rộng rãi hơn, Hà Nội có tàu điện ngầm mới toanh và hiện đại, ai cũng đi xe ô tô, khi đó tất cả mọi thứ sẽ tốt hơn - anh ta nói tiếp.
.
Điều này, một mặt, đó là một đức tính rất đáng ngưỡng mộ. Đặc biệt khi so sánh với người Đức, là những người lúc nào cũng luôn tin rằng năm tới tất cả mọi thứ sẽ tồi tệ hơn. Cũng giống như, quả đúng là tất cả mọi thứ năm này đều tồi tệ hơn nhiều so với năm trước.
.
Tuy nhiên, đấy cũng là một đức tính có chút gì đó đáng lo ngại, bởi vì nó dẫn tới một tác động ngược, nghĩa là sẽ chẳng có ai cảm thấy phải cố gắng để làm cho quả thực mọi cái sẽ tốt hơn.
.
Tôn trọng luật giao thông?
Hạn chế xài túi nilon?
Hạn chế việc xả rác?
.
Để làm gì, khi mà hai mươi năm nữa đằng nào mọi thứ cũng đều tốt hơn. Khi mà tất cả chúng ta đều giàu có.
.
Dĩ nhiên sẽ nảy sinh ra câu hỏi, ở đâu trong vòng hai mươi năm nữa bất chợt nảy sinh ra một thế hệ những con người có đạo đức và đi xe trên đường phố theo đúng luật quy định, nếu như NGAY TỪ BÂY GIỜ khi họ đang còn là trẻ nhỏ đã học được những điều ngược lại: Chỉ những ai vị phạm càng nhiều luật lệ họ mới có thể đến được nơi mình muốn đến.
.
Về mặt này những người Đức kỹ tính dĩ nhiên đã đi trước một bước: không có niềm tin sâu sắc, rằng việc vượt đèn đỏ là điều báo hiệu sự sụp đổ của phương Tây, và ngay ngày mai tất cả các thành phố có thể sẽ phải chết một cách đau khổ trước mối hiểm nguy từ những hạt bụi siêu nhỏ, tất nhiên sẽ không dễ dàng gì trong việc làm theo những quy tắc nghiêm ngặt tương ứng.
.
Điểm nhấn mạnh ở đây đó là việc hiện thực hóa, bởi vì ở Việt Nam thực ra đâu có thiếu các quy định và luật lệ.
.
Chính thức mà nói, tất cả mọi thứ xảy ra trên đường phố ở đây gần như đều bị cấm, và theo như hiểu biết của tôi, luật môi trường của Việt Nam thuộc vào loại nghiêm khắc trên thế giới.
.
Chỉ có điều chẳng hề có ai quan tâm đến.
.
Đồng thời sự lạc quan về tương lai của nhiều người Việt Nam cũng có thể giải thích được, nếu người ta nhớ rằng suốt trong 30 năm qua, trên thực tế, mỗi ngày mỗi một thịnh vượng hơn, và nhiều vấn đề tự nó đã biến mất. Các bước nhảy vọt mà đất nước này đã làm được kể từ cuối thập niên 80 đến nay, đối với người châu Âu có lẽ họ sẽ không tưởng tượng nổi.
.
Mặc dù vậy, tôi vẫn nghi ngờ không biết liệu Hà Nội trong vòng 20 năm nữa có thực sự trở thành một dạng Singapore của người Việt.
.
Lúc ấy nơi đây sẽ có những con đường, mà người ta có thể ăn uống bên cạnh đó, những con đường trên đó các phương tiện giao thông nhẹ nhàng và thông suốt lướt đi, và nơi mà cứ cách 50 mét lại có một trạm xe buýt tại đấy khách đi xe có thể trả tiền bằng thẻ chip.
.
Mặt khác, bản thân người dân ở Singapore cũng đã nói, rằng trước kia tất cả mọi thứ cũng rất hỗn loạn, và giờ đây họ không thể biết chính xác liệu con gà có trước hay quả trứng có trước:
.
Trước tiên là có sự giàu có, và chỉ sau đó mới là tử tế và kỷ luật?
Hoặc sự giàu có có được là do trước đó đã có ít nhiều tử tế và kỷ luật?
.
Số đông người Việt Nam rõ ràng đã tin vào cái đầu tiên, còn người Đức có lẽ sẽ ủng hộ nhiệt liệt cái thứ hai.
.
Hai mươi năm sau tôi sẽ quay lại đây lần nữa, và sẵn sàng đánh cược về thời gian này.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vô cảm là lớp cặn nổi trên bề mặt xã hội

    07/05/2018Hà Loan (Thực hiện)Càng ngày, chúng ta càng phải chứng kiến những câu chuyện đau lòng, những vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Người ta không khỏi bàng hoàng về sự suy đồi đạo đức mà biểu hiện rõ nhất là sự vô cảm của con người. Người ta lo ngại “bệnh vô cảm” đang có sức lây lan rất lớn, len lỏi khắp mọi ngóc ngách của đời sống xã hội.
  • Hậu khủng hoảng nghĩ về triết lý ứng xử với đồng tiền

    02/10/2017Diệu Linh (từ Ucraine)Khủng hoảng kinh tế là quy trình thông thường. Quan trọng là phải rút ra được những kết luận đúng từ lịch sử và không phí thời gian vô ích...
  • Luận bàn về ý thức trách nhiệm và thói vô cảm

    10/07/2017Phạm Lê Vương Các, sinh viên tp.HCMĐề thi Đại học môn Văn khối C năm nay được cho là hay nhất từ trước đến giờ với phần nghị luận về “tinh thần ý thức trách nhiệm và thói vô cảm” một vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng. tuy nhiên có một số ý kiến nhận định cho rằng vấn đề này là “quá tầm” so với trải nghiệm của thí sinh. Vậy thì có tinh thần trách nhiệm và nói không với thói vô cảm có khó thực hiện như chúng ta vẫn nghĩ không hay là chúng ta chưa giáo dục được ý thức trách nhiệm cho thế hệ trẻ ngày nay?
  • Ăn ở với đồng tiền

    18/06/2017TS. Phạm Duy NghĩaChuyện tiền nong thường khó nói. Khi ta nghèo, tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống, thoảng qua nhanh đâu còn thời giờ để nghĩ ngợi làm gì. Khi ta có chút của ăn của để, tiền ở lại với ta lâu hơn, ấy là lúc ta tập nghĩ tới cách ứng xử với đồng tiền. Từ một xứ nghèo, vươn lên kiếm lấy đồng tiền là nhu cầu rất tự nhiên và chính đáng, song cách ứng xử tiêu dùng tiền ấy có thể cũng là chuyện nên bàn...
  • Vô cảm và bất lực

    12/05/2016Vương Trí NhànHàng ngày các tin tức thuộc loại tiêu cực đã quá nhiều. Nhiều tới mức câu chuyện “người Việt thuộc loại chuộng dùng hàng ngoại nhất châu Á” do một tổ chức nghiên cứu quốc tế nêu lên, và vài tờ báo trong nước đăng lại... chẳng khiến mấy ai bận tâm.
  • Người Việt quá duy tình, sao lại nói vô cảm?

    14/04/2016Dân HùngTrong mối quan hệ mang tính Nhà nước, hay còn gọi là công việc, thỉnh thoảng, người ta thường hay nhắc đến từ"tội" mỗi khi có chuyện phê bình, kỷ luật xử lý một cá nhân nào đó,chữ tình hay được xét đến đầu tiên sau đó mới đến lý, mới đến quy định, pháp luật.
  • Sự vô hình hệ trọng giữa những đồng tiền

    05/10/2015Nguyễn Quang ThiềuChúng ta liên tục có những chính sách đột phá về kinh tế để phát triển đất nước. Nhưng chúng ta lại quên đi sứ mệnh của tinh thần thơ ca trong đời sống. Chính vì thế mà chúng ta không lý giải được những bất ổn của chúng ta, những tổn thương trong chúng ta, những mâu thuẫn trong chúng ta và cả những thất bại hiện hữu trong đời sống và công việc của chúng ta.
  • Suy nghĩ lớn và gương mặt của đồng tiền

    18/02/2014Hoàng Độ (thực hiện)Suy nghĩ là tự định hướng cho số phận ở nhiều cấp độ: nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng, bản thân. Suy nghĩ, hành động và kết quả thường là một thể thống nhất: gieo như thế nào, gặt như thế ấy...
  • Ngợi ca... đồng tiền

    04/08/2012Bùi Quang MinhNgợi ca! Không thể như thế được. Loài người chỉ ngợi ca những giá trị mang tính nhân văn, nhân tính, thiên về tinh thần bởi có ích lâu dài cho con người, cho xã hội và nhân loại như tình yêu, sự dũng cảm, yêu lao động, sáng tạo... Đồng tiền con người nghĩ ra trung tính. Nó phải kết hợp với các giá trị khác để đem lại lợi ích hay tác hại, từ đó mới đánh giá được là tốt hay xấu...
  • Sự nhẫn tâm, vô cảm và trách nhiệm

    25/10/2011Nguyễn Văn NhậtHơn lúc nào hết, sự vô cam cần được nhận diện đúng nơi, đúng chỗ. Nếu không, từ những chuyện nhỏ như sự kiện trong mẩu tin trên, nếu không được xử lý đến nơi đến chốn, nó có thể gây thành những trận cuồng phong vô cảm cuốn phăng dân tộc này!
  • Lạm phát thói tật

    15/01/2009Đặng Vương HạnhNăm 2008, lần đầu tiên trong lịch sử GDP bình quân đầu người của Việt Nam vượt ngưỡng 1.000 USD/năm( chính xác là 1.024 USD). Tuy nhiên theo ông Bùi Bá Cường, Vụ trưởng Vụ Thống Kê Tài Khoản quốc gia, không phải vì thế mà Việt Nam đã thoát khỏi danh sách các nước nghèo để gia nhập nhóm quốc gia có thu nhập loại trung bình thấp của thế giới. Vậy khi thu nhập bình quân của đầu người đã vượt ngưỡng ngàn đô, tại sao chúng ta vẫn chưa thể tận hưởng dư vị ngọt ngào của thành tựu này?
  • xem toàn bộ