Những cơ sở cho việc kiểm duyệt

10:12 CH @ Thứ Ba - 07 Tháng Hai, 2006

Thưa tiến sĩ Adler,

Thỉnh thoảng chúng ta nảy sinh ước muốn mãnh liệt chống lại thứ văn chương, vở kịch,… “đồi bại” hoặc “phi luân”, và kêu gọi cấm những cuốn sách, kiểm duyệt các bộ phim nào đó, và các thứ thuộc loại đó.

Tôi tự hỏi không biết trong quá khứ họ đã gặp vấn đề kiểu này hay không và họ xử lý ra sao. Các triết gia có cho chúng ta bất kỳ hướng dẫn nào về chỗ để vạch ra đường ranh giữa tự do nghệ thuật và việc xúc phạm công khai (công xúc tu sỉ), giữa sự chuyên chế “kiểu Thanh giáo” và việc kiềm chế một cách sáng suốt không?

C.S.C.

C.S.C. thân mến,

Cuộc tranh luận về vấn đề kiểm duyệt đã có từ thời xa xưa và đến nay vẫn còn tiếp diễn. Đây là một câu hỏi khó khăn và tế nhị, như tất cả những câu hỏi liên quan đến quyền kiểm soát chính thức đối với những vấn đề tác động đến đạo đức công chúng. Nói chung, có ba lập trường chủ yếu về vấn đề này.

Chắc bạn còn nhớ rằng Platođã quyết định lọai bỏ những nhà thơ và kịch tác gia khỏi nước cộng hòa lý tưởng của ông ta, vì ông ta nghĩ họ sẽ gây ra những ảnh hưởng tai hại. Plato khẳng định rằng tất cả các bộ môn nghệ thuật trong xã hội của ông phải phục vụ những mục tiêu chính trị và đạo đức đã quy định sẵn. Vì thế ông buộc mọi môn nghệ thuật phải chịu sự kiểm soát của chính phủ.

Những kẻ cai trị quốc gia đã tự coi mình là những người chăm lo phần đức hạnh. Họ có bổn phận ngăn chặn mọi hoạt động nghệ thuật có thể làm suy yếu đức hạnh và ủng hộ hoạt động nghệ thuật nào khiến cho đức hạnh phát triển. Quan điểm của Platolà điển hình của lập trường đầu tiên, hoàn toàn ủng hộ việc kiểm soát chính trị đối với các bộ môn nghệ thuật và các sản phẩm nghệ thuật.

Đối lập hẳn với nó là lập trường khẳng định tự do hoàn toàn không bị ràng buộc dành cho nghệ thuật. Người bảo vệ kỳ cựu cho lập trường này là John Milton(1). Ông viết:

“Tôi không thể ca ngợi một thứ đức hạnh tiềm ẩn và ngấm ngầm, ù lì và không sinh khí, không bao giờ dám xông ra nhìn cái đối địch với mình… cái mà nó thanh tẩy chúng ta là sự thử thách và sự thử thách là thông qua những gì ngược lại. Vì thế thứ đức hạnh mà nó chỉ là một đứa trẻ nằm trong tầm ngắm của cái ác, và không biết đến mức tối đa mà cái xấu hứa hẹn với những kẻ đi theo nó, và cự tuyệt cái xấu, chỉ là một thứ đức hạnh trống rỗng, chứ không phải là thứ đức hạnh thuần khiết…”

Miltontin cậy mãnh liệt vào bản chất con người. Ông quan niệm nó mạnh mẽ và khó bị mua chuộc hơn Platoquan niệm. Vì vậy, ông đề nghị rằng cá nhân, được trợ giúp bởi nền giáo dục đạo đức lành mạnh, phải được tiếp xúc với cả cái thiện và cái ác. Ông tin rằng rồi họ sẽ chọn điều thiện. Theo ông, đức hạnh đạt được theo cách đó sẽ hoàn thiện hơn vì đã được thử thách như thế.

Lập trường thứ ba nằm giữa hai lập trường này và có vay mượn một số điều từ cả hai. Nó khẳng định rằng nhà nước không nên quyết định loại hình nghệ thuật nào là được cho phép. Tuy nhiên lập trường này khác hẳn lập trường của Milton bởi việc nó cứ khăng khăng dành cho xã hội một quyền kiểm soát nào đó đối với việc trưng bàynhững tác phẩm nghệ thuật trước công chúng. Thực tế đây là lý lẽ trung dung mà chúng ta đã chấp nhận ở Mỹ.

Hoạt động nghệ thuật, dù ý định của nó là thế nào đi nữa, đều có thể được coi là góp thêm vào hoặc giảm bớt đi tình trạng an sinh của con người. Nói cách khác, nghệ thuật có thể và thực sự có những tác động xã hội. Điều này không có nghĩa là việc hướng dẫn đạo đức là chức năng hàng đầu của người nghệ sĩ. Việc các tác phẩm nghệ thuật có thể được sử dụng bởi phụ huynh, mục sư, hoặc thầy giáo để phục vụ cho những mục đích của họ thì không hề biến người nghệ sĩ trở thành một nhà đạo đức hoặc thầy giáo cũng như nó không biến anh ta trở thành một bậc phụ huynh hoặc một mục sư được.

Nhưng luận điểm này cho rằng, trong chừng mực mà nghệ thuật có thể có những tác động xã hội, nó cần phải chịu một sự kiểm soát xã hội tối thiểu nào đó.

Hiểu theo cách này, thì kiểm duyệt là một cách để bảo vệ thiếu niên, người bị mất cân bằng về thể chất, và kẻ ngờ nghệch thoát khỏi những kẻ lạm dụng và trục lợi từ yếu điểm của họ. Nhưng mọi người đều nhận ra rằng việc cấm đoán đó ít hiệu quả hơn nhiều so với những thói quen đạo đức và trí tuệ lành mạnh vốn làm cho bản chất con người ít yếu đuối hơn.

Nhiều người cũng thấy rõ rằng việc kiểm duyệt có thể dễ dàng bị lạm dụng và dễ bị thoái hóa thành sự can thiệp độc đoán vào nghệ thuật. Ví dụ như kiểm duyệt không thể đảm nhận trách nhiệm đối với những tác động ngẫu nhiên của những tác phẩm nghệ thuật đích thực. Sự thực rằng những người rất trẻ, người bị xáo trộn tình cảm, thậm chí những người trưởng thành bình thường muốn tìm kiếm sự kích động, trong một số trường hợp, đã nhận thấy một vở kịch, bộ phim, quyển sách nào đó chính là tác nhân đưa tới hành vi phi đạo đức. Nhưng thường thì điều này có liên quan ít nhiều với một khán giả hoặc độc giả cá biệt chứ không phải với bản thân tác phẩm.

Việc sử dụng hoặc lạm dụng bất kỳ quyền kiểm soát xã hội nào được tiến hành đối với nghệ thuật hầu như chỉ dựa vào sự khôn ngoan, tính thận trọng, và quan điểm khai phóng của những người thực hiện quyền kiểm duyệt. Tuy nhiên, quan trọng hơn là việc giảm bớt kiểm duyệt bằng cách nâng cao đạo đức xã hội và cá nhân tới một điểm mà nhu cầu kiểm duyệt trở thành không đáng kể.


(1)John Milton(1608 – 1674): nhà thơ Anh. Những bài thơ của ông được liệt vàotài sản quí báu nhất của văn học Anh, trong đó có thi phẩm Paradise Lost(“Thiên Đàng đã mất”; 1667) kể chuyện Adam và Eve bị trục xuất ra khỏi VườnĐịa Đàng. Trong các cuộc Nội Chiến Anh ông viết những bài bút chiến mạnh mẽđấu tranh cho quyền tự do tôn giáo và dân sự.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đọc lại Mác về báo chí tự do

    03/05/2016Nguyễn Khắc MaiBáo chí nói chung là sự thực hiện tự do của con người. Do đó ở đâu có báo chí ở đó có tự do báo chí. Bản chất của báo chí tự do – đó là bản chất dũng cảm, có lý tính, có đạo đức của tự do. (Các Mác)
  • Báo chí và quyền Nhà nước pháp quyền

    20/06/2009Lò Văn MinhBảo là cánh cửa dân chủ đã mở cũng đúng. Nói cho có vẻ "văn hoa", bảo là "cuộc chơi" dân chủ bắt đầu cũng quá đúng. Nếu ai đó chịu khó quan sát, chịu khó thống kê các sự kiện báo chí Việt nam từ thời đổi mới, từ thời mở cửa...
  • Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội

    19/07/2005Nguyễn Khoa ĐiềmBước vào thời kỳ đổi mới, xây dựng kinh tế trở thành nhiệm vụ trung tâm. Tiếp đó, nhiệm vụ xây dựng Đảng được khẳng định là then chốt việc xác lập nhiệm vụ trung tâm và then chốt trở thành yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ Quốc. Tuy nhiên hơn 10 năm lại đây, phát triển Văn hoá, xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội đã trở thành mệnh lệnh cấp thiết của cuộc sống.
  • Thực trạng báo chí điện tử tại Việt Nam

    03/07/2004Đăng Bền2003 là năm xuất hiện chóng mặt của các tờ báo điện tử, hầu hết là những toà soạn báo giấy truyền thống nay nhận rõ tầm quan trọng và vị trí trong lòng độc giả của báo điện tử, và thế là những Tuổi trẻ Online, Thanh Niên Online, Hà Nội Mới Online, Thể thao VN Online,.. xuất hiện trên Net, đưa thông tin theo một cách riêng...
  • Làm rõ thêm về khái niệm Xã hội học tập

    20/11/2003Để làm rõ thêm về khái niệm này, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của TS Nguyễn Như Ất – nguyên giảng viên trường ĐHSP - ĐH Thái Nguyên, chuyên gia nghiên cứu về GD - ĐT...