Những con số biết nói

02:23 CH @ Thứ Sáu - 23 Tháng Chín, 2005

Toạ độ của Việt Nam: Trên bản đồ thế giới, về kinh tế Việt Nam xếp thứ 142/177 nước (1). Về Khoa học Công nghệ, Việt. Nam chậm hơn trình độ tiên tiến trên thế giới từ.50 đến 100 năm, chậm hơn Thái Lan khoảng 30 năm. Bằng cấp giáo dục (GD)nước ta chưa được công nhận trên thị trường lao độngquốc tế.

Về đầu tư cho giáo dục:

A. Đầu tư tăng chất lượng GD tăng?

Số lượng HS-SV năm 1998 là 21,1 triệu em, đầu tư ngân sách nhà nước (NSNN) cho giáo dục là 13,7% tương ứng là 11.754 tỷ đồng (ĐVN), đến 2004 là 22,7 triệu em (tăng 1,6 triệu em), song đầu tư của riêng Nhà nước cho giáo dục đã tăng 17,1% tương ứng là 34.400 tỷ ĐVN (tăng 3 lần). Chất lượng giáo dục so với năm 1998, liệu có tăng lên 3 lần?

B. Công bằng xã hội.

Giữa nông thôn và thành thị. Xin lưu ý GDP bình quân đầu người năm 2004 khoảng 400 USD/người/năm. Song một SV từ nông thôn vào thành phố phải tiêu tốn khoảng 500 USD-1000USD/SV/ năm (7-15 triệu/SV/năm). Đặc biệt ở Kiến Xương (Quê hương ông Bộ trưởng Bộ GD-ĐT), Vũ Thư - Thái Bình, tiền công lao động của nông dân l000 đ/người /ngày công, họ bán ruộng, hoặc trả ruộng rồi vào thành phố làm "Osin" hay Làm thuê, liệu con cái họ có thể học ĐH? (Báo Lao Động cuối tuần 24/10/2004)

Giữa giầu và nghèo và sự đầu tư cho con cái.

Song sự chênh lệch giầu nghèo theo Việt Nam TTX gần đây là 13,5 lần. "Khoảng cách chênh lệch về đầu tư cho học tập của con cái giữa mức bình quân cao nhất và thấp nhất ở nước ta là 53 lần" - một sự bất bình đẳng, điều này sẽ khó mà giữ một xã hội ổn định vả bền vững (Báo Tuổi trẻ HCM 6/9/2003).

"Theo các cuộc điều tra xã hội học về mức sống của cư dân trong thập kỷ 90, mỗi người đi học đã chi trả khoảng 50% tổng chi phỉ cho giáo dục và 80% chi phí cho chữa bệnh" (Báo Diễn đàn doanh nghiệp ngày 15/1/2005) Nếu so với thời bao cấp, chi phí cho học hành của con cái và chữa bệnh là một phần rất lớn, đáng kể trong gia đình”. Y tế và giáo dục là hai mặt ưu việt nhất của CNXH, khi chuyển đổi nền kinh tế và chuyển đổi xã hội, nếu không giữ được hai mặt ưu việt này, thì tất cả còn lại là câu chữ" Đó là lời phát biểu của lãnh tụ Đảng CS CuBa.

Theo Bộ Kế hoạch đầu tư, kể từ năm 1993 đã cấp phép cho 37 dự án nước ngoài trực tiếp, số vốn đăng ký gần 66 triệu USD, trong đó 17 dự án đã hoạt động với số vốn 17 triệu USD. (Báo Hà Nội mới 26/2/2005).

Các trường ĐH được coi là doanh nghiệp để cổ phần hoá, giáo dục được là hàng hoá, việc sùng ngoại đang nổi lên như một thách thức với lợi ích và chủ quyền quốc gia: (2) "Họ có quyền thực hiện liên doanh đào tạo tại Việt Nam" thậm chí "họ có quyền mở trường ĐH với 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam 2008" (Báo Lao Động 18/1/2005)? Một ý kiến.khác yêu cầu "thị trường giáo dục phải mở, không người nước ngoài. chiếm hết thị phần???". Thực chất RMIT(3) có phải là trường 100% vốn nước ngoài? Lấy học phí 4000 USD/SV/năm, tuỳ tiện mở Văn phòng đại diện từ Hồ Chí Minh đến Hà Nội? Ai cho phép? Ai bảo trợ, Ai cấp 62 ha đất? Sự kiện “liên thông" làm nhiều người băn khoăn?

Dựa vào số liệu đã phân tích nhận thấy: mỗi năm Việt Nam vay trung bình khoảng 100 triệu USD, và 17 triệu USD đầu tư của nước ngoài (1993- đến nay, trung bình khoảng hơn một triệu USD/năm), là quá nhỏ bé (so với chi tiêu cho GD là 4 tỷ USD/năm), hay sự lãng phí in sách 100 triệu USD/năm), song phản tác dụng lại rất lớn, nguy hiểm là họ có thể lôi kéo giáo dục của ta. chệch khỏi quỹ đạo truyền thống của mình qua hệ thống quản lý thuộc Bộ GĐ-ĐT.


(l) Liên Hiệp Quốc xếp thu nhập dưới 735 USD/đầu người/năm là thu nhập thấp (nghèo lạc hậu), từ 736 USD- 3000 USD là trung bình thấp, 3000- 9000 USD trung bình cao, và trên 10.000 USD là thu nhập cao.

(2) Theo Bộ KH&ĐT “69 nước đầu tư vào Việt Nam, khu vực châu Á chiêm 76% số dự án và 70% số vốn đăng ký. Khu vực châu Âu chiếm 16% dự án và 24% số vốn đăng ký. Hoa Kỳ chiếm 4,2%số dự án và 2,6 % số vốn đăng ký. (Báo Gia đình & Xã hội cuối tuần, ngày 13/3/2005).

(3) Royal Methourne Institute of Technology-RMIT, Học viện công nghệ hoàng gia. Tham gia thảo luận trong buổi làm việc với P.TTg Phạm Gia Khiêm để thành lập RMIT có Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển. Bộ trưởng Trần Xuân Giá, GS Nguyễn Xuân Thu, Giám đốc chương trình hợp tác Việt Úc. “Chính phủ đồng ý cho phép xây dựng trường 100% vốn nước ngoài", Báo Tiền Phong 23/1/2000.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn về “Cái vô lý” và “Cái thiếu hiểu biết” trong xã hội

    01/07/2015Vũ Duy PhúLâu nay, những ai quan tâm đến cải cách giáo dục, đều thấy rõ tầm quan trọng của việc xác định “Triết lý Giáo dục". Có lẽ cũng không thừa, nếu nói một chút về khái niệm Triết lý nói chung...
  • Giáo dục, trí thức và nửa đường còn lại

    24/09/2012Ngô Tự Lập...việc xây dựng một đội ngũ trí thức, hay nói đúng hơn, việc biến đội ngũ nửa trí thức của chúng ta thành một đội ngũ trí thức thực thụ, đủ khả năng đảm đương vai trò đầu tàu của nó trong sự nghiệp phát triển của dân tộc, cũng chính là chặng đường còn lại của nền giáo dục dân tộc. Ðó là một nhiệm vụ cấp bách và to lớn, không chỉ đòi hỏi nhiều tiền của, thời gian và ý chí, mà còn cả những thay đổi triệt để trong quan niệm và phương pháp giáo dục.
  • Đổi mới tư duy giáo dục phổ thông

    10/10/2005Nguyễn Kế HàoChúng tôi nói về tư duy giáo dục phổ thông chứ không bàn về tư duy giáo dục chung chung, vì trên thực tế, trong nhiều năm qua giáo dục phổ thông và giáo dục đại học đã không được dẫn dắt bằng tư duy phù hợp với hai bậc học này, mà khi thì đại học bị phổ thông hoá, lúc thì phổ thông lại bị đại học hoá...
  • Bệnh thành tích trong giáo dục vẫn là... bệnh nan y?

    23/08/2005Quốc Thanh - Sông Ngân64,15% - tỷ lệ tốt nghiệp THCS ở Khánh Hòa - đã gây “sóng gió” cho tỉnh này trong suốt mấy tuần qua. Nhưng từ con số này đã nói lên điều gì trong cách dạy và học hay tổ chức thi cử?