Những quy định mới nhất về mũ bảo hiểm
Giám đốc sở y học
- Căn cứ vào quyết định của sở đường sá
- Căn cứ vào giá mũ trên thị trường
- Căn cứ vào hợp đồng liên doanh với nhà sản xuất mũ - Căn cứ vào thu nhập của nhân viên sở - Xét đề nghị của ông trưởng phòng kinh doanh - Xét sự nhẹ dạ của người tiêu dùng Quyết định Điều một: Kể từ nay, mọi công dân thành phố, khi đi ngủ, phải đội mũ bảo hiểm. Điều hai: Dù giường ngủ đặt ở ngoại thành hay nội thành, trong phòng chính hay trong phòng phụ, dù ngủ đêm khuya hay ngủ ban ngày đều cần đội mũ cả. Điều ba: Trường hợp vừa lái xe vừa ngủ thì ngoài mũ bảo hiểm tai nạn giao thông, còn phải đội thêm mũ bảo hiểm y học. Mũ nọ chồng lên mũ kia. Điều bốn: Mũ phải mua ở các cửa hàng do sở quy định và phải dán tem. Tem bán chứ không tặng. Điều năm: Nếu hai người ngủ chung một giường, nghiêm cấm việc đội chung một mũ. Hai mũ cần có hai màu khác nhau. Điều sáu: Bệnh viện sẽ không chịu trách nhiệm điều trị với những bệnh do thiếu mũ gây ra như đau lưng, đau răng, gặp ác mộng hay nhức đầu, sổ mũi, ho gà. Điều bảy: Trường hợp dân các địa phương ngủ lại thành phố hoặc khách du lịch chỉ ngủ vài ngày thì có thể không cần mua mũ mà thuê. Giá thuê do sở quy định để đảm bảo chất lượng và ổn định thị trường. Điều tám: Mũ không nhất thiết phải vừa với đầu, chỉ cần đội là xong. Điều chín: Các trường hợp ngã lăn từ trên giường xuống đất, mũ văng ra sở không chịu trách nhiệm. Điều mười: Từ nay nghiêm cấm việc ngủ gật trong các chương trình ca nhạc, phim, kịch nói dù dở tới đâu. Muốn ngủ phải có mũ mang theo. Riêng với các hội thảo, hội nghị khi ngủ gật sẽ có quy định đặc biệt. Điều mười một: Rút kinh nghiệm khi đội mũ bảo hiểm giao thông, lúc đi vào các con đường không phải đội mũ bà con lại tháo ra, tới khi gặp thì đội lên, nhấc lên nhấc xuống liên tục khiến thành phố mang danh là "lịch sự nhất thế giới" khi nhân dân liên tiếp chào nhau, mũ bảo hiểm y tế phải đội liên tục khi mọi người nửa thức nửa ngủ. Điều mười hai: Quy định này áp dụng với cả các trường hợp ngủ lề đường, ngủ trên tàu xe hay ngủ dưới sàn nhà, ngủ trên ngọn cây hoặc ngủ dưới gầm cầu. Điều mười ba: Các bộ phim điện ảnh hay truyền hình từ nay nếu có cảnh ngủ mà diễn viên không đội mũ thì bất kể ăn mặc ra sao cũng sẽ không được trình chiếu tại các cơ sở y học. Điều mười bốn: Trẻ con từ mười tuổi trở xuống được đội mũ vải. Các cụ già sáu mươi tuổi trở lên đội mũ len, còn tất cả đều phải đội mũ nhựa chính phẩm sản xuất bởi các xí nghiệp do sở cấp giấy phép. Điều mười lăm: Nếu vừa ngủ vừa đắp chăn thì có thể trùm chăn quá đầu nhưng mũ vẫn phải ló ra. Điều mười sáu: Nghiêm cấm dán, thêu hoặc vẽ lên mũ những hình thù kỳ quái. Trường hợp mũ viết các câu quảng cáo thì sản phẩm phải được sở duyệt. Điều mười bảy: Trường hợp mũ hư hỏng, phải được sửa chữa tại những nơi có đăng ký. Mẫu đăng ký cũng do sở cấp. Cứ ba tháng mũ phải kiểm định một lần. Lệ phí kiểm định căn cứ vào giá vàng hoặc giá đô la thời điểm đó. Điều mười tám: Mũ có thể hình tròn, hình thoi, hình tam giác hay hình quả trám. Nhưng mũ không phải gối nên không được phép hình chữ nhật. Điều mười chín: Mọi người được tự do đội thêm mũ khác khi đi ngủ, nhưng tất cả các mũ ấy đều phải ở bên ngoài mũ bảo hiểm y học. Điều hai mươi: Sở sẽ tổ chức các cuộc thi "người đẹp đội mũ" hoặc "hoa hậu bảo hiểm". Giải nhất là một chiếc mũ mạ vàng, nặng sáu mươi ký lô, thí sinh đoạt giải sẽ phải đội vào đi một vòng quanh sân khấu. Điều hai mươi mốt: Tất cả những quy định trước đây trái với quy định này sẽ bị bãi bỏ. Nếu nghĩ ra thêm quy định nào nữa, ban giám đốc sẽ nhanh chóng bổ sung. Giám đốc sở đã ký
Giáo sư Trần Kinh Tế
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất Thịnh"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt