Niềm hy vọng mới

08:17 SA @ Thứ Năm - 21 Tháng Bảy, 2005

Ghê quá! Đúng là vấn đề giáo dục phức tạp nhất, bác Sự ạ.

- Luật Giáo dục mới thông qua sẽ giải quyết các phức tạp đó.

- Để thực hiện được luật này cần có 8 nghị định của Chính phủ, 3 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 14 văn bản của Bộ GDĐT và 2 thông tư liên tịch, vị chi là 27 văn bản. Chỉ có việc học thôi mà phức tạp thế. Cứ như sách vở chép lại ngày xưa ở làng nào cũng có ông đồ dạy tư, chỉ cần 10 năm đèn sách là có quyền đi thi, anh nào giỏi đỗ cao là làm quan ngay.


- Cậu kém quá! Ngày xưa nước mình 90% mù chữ, bây giờ cả nước đi học, ngày xưa chỉ học có 4 quyển sách, 5 quyển lý luận bình giảng (tứ thư ngũ kinh), bây giờ trẻ con cõng sách trên lưng như cõng em đi học, khác nhau một trời một vực, so thế nào được.

- Em thì đương nhiên hiểu ít hơn bác. Nhưng em vẫn nghĩ, việc học là việc của xã hội, người đi sau học kiến thức và kinh nghiệm người trước để có trình độ giáo dục mà tiếp bước cha ông và đi xa hơn vào tương lai. Thế thì có gì phải phức tạp, chương trình có sẵn trong sách, trường sở có rồi, thầy cô tạm đủ trong khi Nhà nước bỏ cả núi tiền ra lo giáo dục.

- Có khi cái phức tạp lại nằm ở chỗ "núi tiền" ấy đấy. Nội dung các nghị định sắp tới là các vấn đề như: Cơ chế thu và sử dụng học phí, chế độ cử tuyển, nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà nước với người đi học bằng tiền công và các chế độ với giáo viên, đào tạo tiến sĩ, bổ nhiệm giáo sư v.v... Một nghìn vấn đề liên quan đến tiền cả đấy.

- Em hỏi riêng bác, thế từ trước đến nay chưa có văn bản thì ngành GDĐT giải quyết "một nghìn vấn đề" đó như thế nào?


- Thì hiểu đơn giản là họ cứ phải giải quyết và nhân dân cứ thắc mắc.

- Và từ nay sẽ êm ả?

- Hy vọng là thế.

LinkedInPinterestCập nhật lúc: