NIKE – “Just do it.”

06:24 CH @ Thứ Năm - 25 Tháng Tám, 2005

Công ty giày thể thao Nike khởi đầu từ một cửa hàng phân phối nhỏ nằm trong thùng xe của Phil Knight. Mặc dù đây là sự khởi đầu không mấy thuận lợi nhưng đứa con tinh thần đã được ông nuôi nấng trở thành một công ty được các quốc gia chấp nhận như một thứ văn hoá phổ biến đồng thời luôn mang lại cảm giác mới mẻ đa dạng trong khi vẫn giữ được danh tiếng của một công ty thể thao.

Năm 1959 một sự gặp gỡ tình cờ giữa Bill Bowerman và Phil Knight đã làm hạt giống quan trọng cho việc mở ra một công ty trong lĩnh vực thể thao hình thành. Nó xuất phát từ hai nguyên nhân: Bowerman-huấn luyện viên trong trường Đại học của Oregon- mong muốn có những đôi giày chạy nhẹ và bền hơn cho các vận động viên của ông, Knight đang tìm kiếm kế sinh nhai nhưng lại không muốn từ bỏ tình yêu thể thao của mình.

Sau đó vào năm 1963 trên một chuyến du lịch vòng quanh thế giới gồm toàn những chàng trai trẻ thích du lịch và đang tìm cách trốn tránh tiếng gọi của công việc, tới Nhật Bản, dường như một ý định đã loé lên trong đầu Phil Knight. Ông đã tiến hành phỏng vấn một cơ sở sn xuất giày chạy của Nhật, Tiger, một chi nhánh của công ty Onitsuka (hiện nay là Tiger-Asic). Knight có mặt với tư cách là đại diện của một nhà phân phối người Mỹ rất có hứng thú với việc bán giày Tiger cho những vận động viên Mỹ và ông đã nói với những nhà kinh doanh giày về mối quan tâm của ông với những sản phẩm giày này. Blue Ribbon Sport là cái tên đầu tiên mà Knight đã nghĩ đến khi bị hỏi là đại diện cho ai. Những nhà quản lý Tiger rất vui mừng với những gì họ nghe được từ Knight và ông đã đặt đơn đặt hàng đầu tiên cho Tiger ngay sau đó.

Do đó Blue Ribbon Sport chính là tên trước đây của Nike, bắt đầu như một của hàng giày nhỏ tại Oregon. Không ai có thể tưởng rằng cái cửa hàng nhỏ trong thị trấn sẽ có những bước chuyển mình lớn như vậy. Blue Ribbon khởi đầu một cách đặc biệt bởi nó chẳng bán gì ngoài giày chạy. Cửa hàng đã trở lên rất thân quen với những người chạy bộ ở Eugene, trường đại học của Oregon cũng nằm ở đây. Chương trình điền kinh của trường đại học này được đánh giá là tốt nhất nước và họ bây giờ họ đã có một cửa hàng thiết kế mẫu riêng với những đôi giày được thiết kế bởi chính huấn luyện viên của họ.

Tới năm 1964, doanh số của Tiger đã lên đến 8000 $ và Knight đã kí được một hợp đồng dài hạn. Sau khi đạt doanh thu 1 triệu $ và đang trên đỉnh của thành công, vào năm 1971 Knight đã đặt ra tên Nike và nhãn hiệu thương mại Swoosh. Biểu tượng Swoosh được mua từ một sinh viên mỹ thuật với giá 35$. Knight là người đứng sau toàn bộ hoạt động kinh doanh nhưng đứng sau những đôi giày lại là Bowerman. Trong suốt những năm 60 chạy bộ vẫn là môn thể thao phổ biến hay được mọi người yêu thích, chính Bowerman đã không chỉ khi lên niềm đam mê chạy bộ mà còn thiết kế ra những đôi giày trực tiếp sử dụng để chạy.

Những đôi giày mà Bowerman thiết kế được biết đến với câu chuyện khuôn bánh quế. Điều này xuất phát từ lần đầu tiên ông nghĩ ra cách làm đế giày chạy sau khi nghịch ngợm đổ cao su vào khuôn bánh quế của vợ ông. Sự nghịch ngợm ngây tho đó đã giúp những vận động viên trong điền kinh của ông ở vùng Oregon. Một trong những vận động viên chạy đường trường đầu tiên sử dụng giày Nike là Steve Prefontaine- niềm hi vọng giành huy chương vàng Olimpic lớn nhất của Mỹ. Khi đôi giày Nike đầu tiên được đưa đến cho Pre, anh đã nhìn nó và ngay lập tức đặt đôi giày Swoosh sang một bên, sau khi gạt đôi giày Swoosh ra, Bowerman hỏi Pre tại sao anh lại làm như vậy, anh ta đã trả lời một cách bình thản và tự nhiên rằng: “ Nó như là sự cản trở không cần thiết đối với tôi”. Nói rồi, anh ta đặt đôi giày Swoosh vào một góc và anh đã trở thành vận động viên đầu tiên chấp nhận Nike sau đó Nike cũng tiếp tục nhận được sự chấp nhận của nhiều vận động viên khác. Nike cũng bắt đầu thâm nhập vào các đội thể thao của trường, cung cấp quần áo, giày cho họ với nhãn hiệu Nike với hi vọng cái tên Nike sẽ đến được với công chúng. Tuy nhiên, phải tới năm 1972, sau sự chuyển đổi từ cái tên Blue Ribbon sang Nike và từ một công ty nhỏ trong thị trấn sang một công ty lớn thì Nike mới thực sự được chấp nhận.

Vào năm 1972 Blue Ribbon Sport tách ra khỏi Tiger và lấy tên Nike. Tên Nike được lấy từ tên Nữ thần chiến thắng của Hi Lạp. Trong những thử thách của kỳ Olympic đó lần đầu tiên Nike đã được công chúng biết đến. Để đưa được tên Nike ra thị trường, Knight đã cho in hàng chữ “Nike”dọc đằng trước ngực và hai tay áo sơ mi, sau đó chuyển những áo sơ mi này cho các khán giả. Tuy nhiên, Nike sẽ không bao giờ được như ngày nay nếu không có một quyết định kinh doanh có tính chiến lược của Phill Knight. Ông là một trong những doanh nhân đầu tiên cho phép những nhà bán lẻ đặt trước danh mục hàng hoá. Đây là quyết định có tính cách mạng trong kinh doanh thời kỳ đó và sau đó nó đã sớm trở thành chuẩn mực, quy ước giữa các nhà kinh doanh. Sau 8 năm, Nike đã quyết định đó là thời điểm đến với công chúng.

Vào năm 1985 Nike đã ký được hợp đồng với 1 vận động viên mà mọi công ty đều thèm muốn sau này. Trong suốt năm đó có một lính mới NBA có tên Michael Jordan tham gia vào giải, Nike đã sớm ký được hợp đồng với ngôi sao trẻ đó và tung ra thị trường mẫu giày mới với tên Air Jordan. Loạt giày này giờ đây là một trong những loạt trụ lại lâu nhất trong lịch sử các loại giày. Air Jordan đã mang tới cho Nike lợi thế trong giày bóng rổ. Chính vì vậy mà Nike không chỉ dẫn đầu về giày chạy mà còn cả giày bóng rổ. Sau đó Nike đã sớm mở rộng chi nhánh sang nhiều lĩnh vực khác trong thể thao và trở thành một công ty có khả năng thu được lợi nhuận lớn trong nhiều lĩnh vực.

Có một điểm mà tôi nghĩ làm cho Nike trở thành công ty mà ngày nay mọi người, mọi nền văn hoá đều chấp nhận. Ngày nay Nike đã mở rộng chi nhánh kinh doanh và bắt đầu bán hàng hóa cho mọi người, không chỉ quần áo thể thao mà cả quần áo mặc thông thường. Không lâu sau Nike mở một cửa hàng đặc biệt, nơi những người chạy bộ có thể tới để nói chuyện với các nhân viên có khả năng, Nike bắt đầu thuê các thanh niên trẻ, người có khả năng làm việc với mức lương thấp. Đó chính là 1 điều làm một công ty nhỏ nằm trong thị trấn như Nike có thể trở thành công ty tầm cỡ liên quốc gia lớn như vậy. Không chỉ Nike muốn được vận động viên của các môn thể thao chấp nhận mà Nike còn tiến hành quảng cáo tới tất cả mọi người. Và đó chính là nguyên do “Hãy làm ngay” (Just do it.) ra đời.

Đó chính là một chiến dịch thành công nhất được tung ra vào năm 1988 và nó cũng đã tồn tại suốt 12 năm qua. Chỉ mới hôm qua tôi nhìn thấy một quảng cáo mới kết thúc với dòng chữ “Hãy làm ngay” chạy trên màn hình. Quảng cáo này đã được phát suốt kỳ Olympic, nó chứa đựng ý tưởng Nike là một công ty mà ngày nay đang nỗ lực để được công nhận bởi mọi quốc gia sẽ vẫn là một công ty trong lĩnh vực thể thao. Quảng cáo trình chiếu những đoạn trích trong cuộc tranh tài của các vận động viên trong môn thi đấu của họ và giữa mỗi màn trình diễn họ chiếu cảnh những người bình thường làm những công việc bình thường - họ cố gắng liên kết thể thao với con người “Hãy làm đi” đó là cách Nike nói thay cho câu “ Hãy mua giày của chúng tôi và bạn sẽ làm được”. Chính sự thành công của chiến dịch này đã làm cho doanh số bán của Nike tăng lên vùn vụt.

Sau đó vào năm 1990 Nike đã mở ra một NikeTown - một cửa hàng mới, tuy nhiên mục đích của Knight không phi là mở ra một cửa hàng lớn mà là một điểm dừng chân. Đó là nơi mọi người có thể đến không chỉ để mua hàng mà nó còn bao gồm cả cái gọi là “kinh nghiệm Nike” - đó là tất cả những gì thuộc về Nike – bạn có thể biết tất cả. Chính vậy mục đích của Nike không chỉ là bán sản phẩm mà Nike còn muốn là một phần của cuộc đời bạn.

Sau đó vào những năm 90 Nike tiếp tục đổi mới giày chạy, với sự giới thiệu từ Air Huarache, lần đầu tiên Nike đưa ra công nghệ buộc dây và giày có túi khí với tên RunWalk được thiết kế để tạo sự thoải mái và thu hút giới trẻ.

Từ đầu thế kỷ 17 đến nay, Nike đã trở thành một trong những công ty thể thao hàng đầu trên thế giới. Khởi đầu một cách khó khăn từ một công ty phục vụ những vận động viên chạy tới nay đã là một công ty có khả năng tài trợ, ủng hộ cho mọi môn thể thao. Mặc dù là biểu tượng của hàng trăm vận động viên và hàng loạt chiến dịch quảng cáo thành công Nike ngày nay không chỉ là công ty thể thao với tầm cỡ thế giới mà còn trở thành một thứ văn hoá phổ biến như chúng ta đã biết.

Nguồn:Tầm nhìn
LinkedInPinterestCập nhật lúc: