Nỗi lòng của cô giáo Tích

09:15 SA @ Thứ Tư - 27 Tháng Tám, 2008

Chẳng biết tại sao trên báo chí người ta cứ phê phán chúng tôi “nhồi nhét" học sinh “ học vẹt” chạy theo thành tích. Là giáo viên ưu tú, chiến sĩ thi đua của ngành giáo dục nhiều năm liền, tôi phản đối. Cực lực phản đối! Họ chả hiểu gì!

Cứ thử một lần đến trường tôi vào mùa "dò bài" xem, ban sẽ hiểu vì sao mà tinh thần dạy và học của chúng tôi dâng cao như thế sáng tạo như thế. Và cứ thử tham dự lễ tổng kết như năm ngoái, khi thầy hiệu trưởng khả kính lên báo cáo kết quả học sinh trường tôi 100% đỗ tốt nghiệp, bầu không khí òa vỡ niềm vui. Hoa và bong bóng rợp trời, người người ôm chầm lấy nhau. Vì thế, cứ mỗi khi biết 6 môn thi tốt nghiệp, thầy hiệu trưởng lập tức chỉ đạo lên kế hoạch dò bài, truy bài. Ngay sau đó, chúng tôi chia làm nhiều ca rất khoa học. Em nào học sáng thì dò bài, truy bài buổi chiều, nếu chưa thuộc lòng thì tiếp tục “ dò” và "truy" cho đến tối, tối vẫn chưa thuộc... thì để dành ngày mai truy tiếp. Buổi trưa, đã có các thầy giám thị đem cơm, nước vào tận lớp săn sóc. Trường tôi lúc nào cũng nhộn nhịp, sáng đến cứ như là rạp hát ấy.

Phải nói cường độ học tập của thầy trò tôi có thể gây kinh ngạc cho bất cứ nền giáo dục nào trên thế giới. Ví dụ như hai em Lê Văn Bơ và Nguyễn Thị Phờ trong lớp tôi chủ nhiệm có tên trong danh sách "dò bài" và truy bài" cả 6 môn thi. Thế là, chỉ trong một ngày, hai em phải “chạy sô" còn hơn ca sĩ ngôi sao. Vừa học chính khóa xong, hai em vào dò môn Sinh, xong qua môn Sử, rồi Lý... Vì thế đến khi tôi dò môn Văn, em Bơ đọc lộn qua một đoạn Sử, em Phờ thì nhầm qua công thức Lý... Mà hiếm có tập thể giáo viên nào như chúng tôi, bỏ cả ngày nghỉ cuối tuần để "kề vai sát cánh" với học sinh thân yêu tích cực "nấu sử sôi kinh". Ngay như tôi, chồng đi công tác, hai đứa con nhỏ khóc mếu đòi đi công viên chủ nhật, thế nhưng tôi vẫn gửi chúng qua hàng xóm để hăng hái đến trường. Nếu thấy các em học, tôi cược rằng các sĩ tử ngày xưa sống dậy phải chắp tay bái phục: em nào em nấy ngồi đủ tư thế: dựa vào tường, dựa vào nhau... mắt trũng sâu, nhắm nghiền, miệng lẩm bẩm cứ như các nhà hiền triết ấy chứ. Vậy mà trên báo, có kẻ "xách mé" bảo chúng tôi dạy học như thời trung cổ. Thế có oan không cơ chứ!?

Sáng hôm nay, tôi nhận được tin hai em Lê Văn Bơ và Nguyễn Thị Phờ, sau một thời gian được truy bài tận tình đã... nhập viện và có nhiều biểu hiện là như cười nói một mình, ngâm thơ, viết công thức hóa học lên mặt v.v... Cả trường tôi đâm lo.

Tình hình như vậy làm sao cuối năm, tỷ lệ học sinh chúng tôi đỗ tốt nghiệp 100% như năm ngoái. Làm sao thầy hiệu trưởng khả kính của chúng tôi lậii tươi cười khi đọc báo cáo, làm sao hoa và bong bóng lai bay, làm sao mọi người hân hoan muốn ôm chầm lấy nhau cơ chứ! Nghe đâu, ban giám hiệu đang bàn bạc để cử tôi vào... bệnh viện để tranh thủ "dò bài" và "truy bài" cho hai em Bơ và Phơ. Nếu thế thì cũng hơi kẹt vì chồng tôi đi công tác, hai con tôi làm sao đi công viên vào ngày chủ nhật? Nhưng rồi tôi nghĩ: “ôi, giáo viên nào chả thế mà tôi thì không muốn mất điểm thi đua”! Thế là tôi sắp sửa tiếp tục sứ mệnh “ truy bài” rồi, vui lắm thay!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thư của một thầy giáo gửi học trò nhân ngày 20-11

    19/11/2017Lê Thị Liên HoanTuy vẫn tôn trọng những thứ đó, nhưng Tý ơi, thầy nói thật với em nếu mấy chục năm dạy học, thầy chất tất cả các món quà ấy trong phòng thì chắc chắn thầy đã ở trên nóc nhà từ lâu rồi, do nhà thầy rất bé.
  • Sự nan giải của Tí

    24/11/2015Thảo Hảo (Phan Thị Vàng Anh)Cách đây hai năm, khi Tí mới vào cấp III, bố Tí - một người cấp tiến, đã đưa ra quyết định táo bạo: Tí không cần là học sinh giỏi trong trường. Với giấy phép này, Tí được phép lơ là...
  • Thư gửi thầy giáo

    20/11/2015Lê HoàngĐến giờ phút này em mới dám cầm bút viết thư cho thầy. Không phải vì em bận (em còn bận gì nữa đâu!), không phải vì em lười, mà vì em cần có thời gian tìm ra con đường của mình...
  • Tí học làm văn

    02/07/2006Hồi còn đi học tiểu học, Tí rất thích làm văn. Một hôm, Tí được cô giáo ra bài tập về nhà...