Ông thầy và thời đại

02:27 CH @ Chủ Nhật - 27 Tháng Ba, 2016

Một trong những nguyên tắc giáo dục đại học ở Singapore là người thầy phải luôn cập nhật và giúp SV nắm bắt những thông tin thời sự mới nhất của lĩnh vực tin mình phụ trách.Ông thầy dạy về văn học có trách nhiệm “truyền” vào SV những hơi thở mới nhất, nóng nhất của đời sống văn học đương đại. Ông thầy dạy về marketing buộc phải giới thiệu được sự thay đổi trong xu hướng tiếp cận thị trường hôm nay. Ông thầy dạy báo chí phải làm cho SV của mình “sống” và “thở” trong môi trường truyền thông hiện đại… Như thế giáo án của các thầy là một thứ giáo án mở, nơi mà những tri thức tiên tiến, hiện đại được cập nhật không ngừng nghỉ.

Người ta tính rằng kiến thức của nhân loại trong năm năm gần đây bằng tổng số kiến thức trong 5.000 năm trước cộng lại. Điều này có nghĩa trong thời đại hiện nay, nếu không chịu cập nhật những thông tin mới, dù chỉ trong một ngày, chúng ta sẽ bị tụt hậu rất xa.

Chính vì khi ngồi trên ghế giảng đường, nếu SV không cập nhật, nắm bắt những tri thức mới( cái mà người ta gọi là “hơi thở của thời đại”) thì sau khi tốt nghiệp họ không thể bắt tay vào công việc chuyên môn của mình ngay. Họ buộc phải chấp nhận một khoảng thời gian rất lãng phí là thời gian “đào tạo lại”, có khi kéo dài tới 1-2 năm.

Như vậy, để giúp SV khi ra trường không phải “ đào tạo lại”, không bị lỗi nhịp với công việc thì đội ngũ giảng viên buộc phải không ngừng nắm bắt thông tin, sở hữu và truyền đạt những tri thức mới nhất, nóng nhất thuộc chuyên ngành của mình. Muốn vậy phải đào tạo ra được những động lực giáo dục. Đó là gì? Một số trường đại học Hàn Quốc đang áp dụng phương thức SV chấm điểm giáo viên. Theo đó, người học sau mỗi kỳ (hoặc mỗi tháng) có quyền bày tỏ quan điểm của mình vể người dạy. Điều này sẽ giúp những nhà quản lý có một cái nhìn xác thực hơn về đội ngũ giảng viên, và quan trọng là nó cho phép SV được quyền kiến nghị và đòi hỏi một cách dân chủ. Khi họ “cũ” quá, SV sẽ đòi hỏi họ “mới”. Trước những sức ép như thế chắc chắn họ buộc phải làm mới mình, phải cập nhật tri thức. Như thế, việc cho phép SV chấm điểm thầy không phải là một thứ “dân chủ quá trớn” như ai đó phàn nàn, mà là một động lực giáo dục.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn về “Cái vô lý” và “Cái thiếu hiểu biết” trong xã hội

    01/07/2015Vũ Duy PhúLâu nay, những ai quan tâm đến cải cách giáo dục, đều thấy rõ tầm quan trọng của việc xác định “Triết lý Giáo dục". Có lẽ cũng không thừa, nếu nói một chút về khái niệm Triết lý nói chung...
  • Giáo dục, trí thức và nửa đường còn lại

    24/09/2012Ngô Tự Lập...việc xây dựng một đội ngũ trí thức, hay nói đúng hơn, việc biến đội ngũ nửa trí thức của chúng ta thành một đội ngũ trí thức thực thụ, đủ khả năng đảm đương vai trò đầu tàu của nó trong sự nghiệp phát triển của dân tộc, cũng chính là chặng đường còn lại của nền giáo dục dân tộc. Ðó là một nhiệm vụ cấp bách và to lớn, không chỉ đòi hỏi nhiều tiền của, thời gian và ý chí, mà còn cả những thay đổi triệt để trong quan niệm và phương pháp giáo dục.
  • Xã hội hoá giáo dục

    15/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupGiáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người và của cả xã hội. Thực trạng nhức nhối của nền giáo dục Việt Nam hiện nay - nguyên nhân làm trì trệ sự phát triển của Việt Nam - đặt ra vấn đề phải cải cách giáo dục và xã hội hóa giáo dục là một trong những giải pháp được đặt ra sôi nổi nhất. Phải khẳng định, xã hội hóa giáo dục là tinh thần, là nội dung quan trọng nhất của cải cách giáo dục, đảm bảo sự thành công của cải cách giáo dục?
  • Cải cách giáo dục

    09/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc, InvestConsult GroupPhát triển con người là vấn đề trọng tâm của mỗi quốc gia. Hầu hết các nước trên thế giới đều giương cao khẩu hiệu "Giáo dục là quốc sách hàng đầu và dành nhiều tâm sức đề xây dựng và thực hiện các chương trình cải cách giáo dục. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, các chương trình cải cách giáo dục đó, tuỳ theo mức độ, đều có những hạn chế và sai lầm nhất định.
  • Tốt nghiệp cử nhân, làm lao động phổ thông

    09/07/2005Việc làm cho sinh viên sau khi ra trường hiện đang là một vấn đề rất nan giải, chưa có biện pháp giải quyết hữu hiệu. Một thực tế trớ trêu hiện nay: người có bằng cấp, năng lực thật sự được đào tạo trong môi trường giáo dục tốt nhưng lại không có điều kiện xin việc, phải sống lay lất qua ngày với những công việc không cần đào tạo chuyên sâu.
  • Cải cách giáo dục: Trước thách thức của thế kỷ XXI

    19/04/2005Phạm Khiêm Ích(Edgar Morin) Nhà trường phải giúp cho sinh viên thấm nhuần “một thứ văn hoá về tính phức hợp” (culture de la complexité), tức là nền văn hoá của thế giới ngày mai...
  • Tẩy chay tích luỹ kiến thức?

    14/02/2003TS. Vũ Thị Phương AnhBước sang thiên niên kỷ thứ 3, nhìn lại những thành tựu của nhân loại, người ta phải thừa nhận rằng những nước đạt được nhiều thành tựu khoa học vĩ đại nhất vẫn là những nước ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực giáo dục. Vậy thì, chúng ta hãy điểm qua các dự báo về tương lai của nền giáo dục thế giới trong thế kỷ 21.
  • xem toàn bộ