Phải "lập trình" việc đọc sách
Cuối tháng 11.2003, trong buổi tiếp kiến với Thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin Lê Tiến Thọ, nhà văn Romania Ghixulescu - Thư ký Hội Nhà văn Romania đã lưu ý Bộ Văn hoá - Thông tin một thực trạng đáng lo ngại tại Romania: Một bộ phận trong giới trẻ Romania hiện nay rất giỏi ngoại ngữ, giỏi vi tính, thành thạo sử dụng Internet nhưng lại rất dốt tiếng mẹ đẻ. Họ gần như rất ít đọc văn học, trở nên vô cảm với văn chương. Các phương tiện nghe nhìn tiện lợi đã gần như hút hồn, thời gian và tâm trí của giới trẻ, biến họ trở thành một thứ nô lệ, một thứ "linh kiện" trong cái mạng mạch của guồng máy computer hiện đại. Guồng computer này đầy cám dỗ và cũng đầy cạm bẫy đang thâm nhập bằng những con đường hợp pháp và bất hợp pháp vào các hang cùng ngõ hẻm của thế giới. Theo ông Ghixulescu thì phương tiện nghe nhìn đã làm cho giới trẻ trở nên thụ động và ngày càng trở nên vô cảm, tê liệt các chức năng cảm giác, nhạy bén thế giới hành vi; thế giới nghe nhìn làm cho giới trẻ rất dễ trở nên què quặt về mặt tâm hồn, một thứ mù chữ cao cấp. Theo ông Ghixulescu, đó chính là mặt trái của các phương tiện nghe nhìn hiện đại.
Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, rõ ràng việc khơi dậy, phục hồi thói quen đọc sách không chỉ là công việc tự phát của các nhà văn, giới văn học, là công việc mang tính chất hành chính của nhà nước mà là công việc thiết yếu của từng gia đình. Phải thấy văn học, văn hoá đọc gắn bó mật thiết với sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Bên cạnh những trò chơi điện tử, những trò chat, những cuộc giao lưu triền miên qua mạng đang cột chặt không ít thanh niên, đang trở thành một thứ "ma tuý" về mặt tinh thần thì việc "lập trình" để mỗi em học sinh mỗi tuần phải đọc một, hai quyển sách là việc làm, theo chúng tôi, mỗi gia đình cần phải tính đến.
Về phía Nhà nước, theo tôi, phải làm sao cho sách rẻ hơn. Các nhà xuất bản, các nhà văn suy nghĩ làm sao cho ra đời những cuốn sách có ích hơn, vui hơn, đẹp hơn và nhân văn hơn. Văn học là nhân học. Nếu thiếu nó thì con người khó trở nên hoàn thiện.
Nội dung khác
Bài 2: Làm rõ khái niệm "Con Người" để thấy sai sót căn bản của luận án
07/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Xuân Quỳnh xin đi với Lưu Quang Vũ vào vùng chiến sự biên giới 1979
20/02/2019PGS.TS. Lưu Khánh ThơNhà thơ Dương Soái và câu chuyện 'Gửi em ở cuối sông Hồng'
05/02/2019Hoa ChanhTết tự quán chiếu
04/02/2023Cameron Shingleton. H.MINH (dịch)Bạn đang "Sống" hay đang "tồn tại"?
28/09/2016Khả AnhTự hiểu mình hơn qua lễ hội
03/02/2020Vương Trí NhànBiến đổi các giá trị sống: Tiếng thở dài u buồn
12/07/2014PGS. TS. Huỳnh Văn SơnSuy ngẫm trong đêm Giáng sinh
22/12/2017Tô Vĩnh HàĐức tin và lối đến Thiên đường
23/12/2016Nguyễn Quang ThiềuTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn Quân