Phải ý thức để gìn giữ và bảo vệ không gian sống

09:19 CH @ Thứ Ba - 19 Tháng Bảy, 2011
Hỏi: Gần đây báo chí có những thông tin về chuyện ở vùng Vĩnh Long có hiện tượng người Trung Quốc núp bóng dân địa phương thuê lại đất làm nông nghiệp. Khi phân tích hiện tượng thu mua nông sản của thương lái Trung Quốc gần đây, ông cho rằng có những dấu hiệu không bình thường. Với diễn biến mới này, ông có thể phân tích thêm về sự không bình thường đó?

Trả lời: Khi các bạn đặt vấn đề về chuyện này tôi thấy cần phải nói rõ hơn những vấn đề liên quan đến Trung Quốc. Các bạn biết rằng tổ chức lương thực thế giới đã cảnh báo nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu trong tương lai. Các bạn cũng biết rằng Trung Quốc là một nước dân số đông, nhu cầu phát triển các nguồn nông sản trở thành một nhu cầu sống còn đối với sự tồn tại của dân tộc Trung Hoa. Vì thế họ không chỉ thuê đất để trồng hoa màu, trồng lương thực ở Việt Nam mà là khắp thế giới, ở Nam Mỹ, ở Châu Phi…

Hiện tượng thuê đất để trồng hoa màu, trồng lương thực là một hiện tượng phổ biến của người Trung Quốc mà chúng ta ít để ý. Dư luận trong nước chỉ để ý chủ yếu đến khía cạnh lãnh thổ mà dường như quên mất khía cạnh lương thực. Có lẽ đấy cũng là một nhược điểm trong nhận thức của chúng ta đối với việc bảo vệ chủ quyền, bảo vệ quyền lợi, hay bảo vệ không gian sống của người Việt. Cho nên có lẽ cái mà báo Nông thôn ngày nay cần phải dấy lên không phải là một phong trào phản ứng đối với Trung Quốc về vấn đề này. Bởi vì khác với vấn đề lấn chiếm Biển Đông, khác với vấn đề xâm phạm lãnh thổ, đây là vấn đề nới rộng các không gian sống và trong nguy cơ nhân mãn của người Trung Hoa thì đây rất có thể là một vấn đề nhân đạo. Vì thế cho nên thái độ của xã hội chúng ta, của báo chí nếu không cẩn thận sẽ làm mất đi một ít cảm tỉnh của dư luận nhân loại.

Đấy là một sự tranh giành không gian sống, không gian sống ở đây là đời sống lương thực, cho nên phải nâng cao cảnh giác và phải lựa chọn một thái độ thích hợp cho vấn đề cụ thể này. Nhân loại đã giải quyết vấn đề lương thực toàn cầu thông qua việc tự do hoá thương mại và lương thực. Có lẽ nhân loại cũng sẽ có một biện pháp khái quát cho vấn đề thuê đất trồng lương thực toàn cầu. Xã hội chúng ta luôn luôn hiểu thuê đất để trồng lương thực như một xu hướng lấn chiếm, như một xu hướng xâm phạm lãnh thổ, tức là chúng ta để ý đến khía cạnh chủ quyền hơn khía cạnh không gian sống. Cho nên thái độ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng như báo Nông thôn Ngày nay về chuyện này phải được thể hiện tinh tế hơn để tránh hiểu lầm.

Đấy là quan điểm khái quát của tôi về vấn đề này.



Hỏi: Vậy cái tích cực hay tiêu cực đến từ chuyện này như thế nào?

Trả lời: Tích cực hay tiêu cực là tuỳ thuộc vào quan niệm của chúng ta.

Thứ nhất, không gian sống hiện có của người Việt là không rộng, vì thế người Việt phải giữ gìn, phải bảo quản các không gian sống, trong đó không gian nông nghiệp là một không gian quan trọng. Hiện nay chúng ta đang lãng phí không gian nông nghiệp để dành cho những không gian thu lợi nhanh hơn, ví dụ biến đất nông nghiệp thành sân golf chẳng hạn. Chúng ta thể hiện rất nhiều khuyết tật về thái độ của người Việt đối với các không gian sống có chất lượng lương thực. Cho nên đấy là một kẽ hở, đấy là một thông điệp xã hội và người ta tìm cách đến những chỗ như vậy để tìm quyền canh tác. Cho nên tôi nghĩ là hậu quả là làm hẹp các không gian sống theo nghĩa lương thực. Và đấy là một nguy cơ có thực của người Việt. Người Việt vừa tự thu hẹp mình, vừa nhường các không gian sống cho người khác. Hiện tượng cho thuê đất mà không tự canh tác thể hiện sự lười biếng, nó vừa làm hỏng lực lượng nông nghiệp Việt Nam, vừa hạn chế không gian nông nghiệp Việt Nam. Đó là cả một vấn đề. Vấn đề ấy ai phải phát hiện, ai phải chấn chỉnh và ai tạo ra chính sách? Chắc chắn người đề xuất với Chính phủ và Đảng phải là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Tiêu cực thứ hai là từ chỗ thuê đất để thuê người trồng, đến chỗ thuê đất để tự trồng là thay đổi một cách khôn khéo và từ từ cấu trúc dân cư. Thậm chí trong khu vực nông thôn hiện tượng này mà lan ra ở qui mô rộng thì nó còn làm thay đổi cấu trúc văn hoá. Thay đổi cấu trúc văn hoá là thay đổi nguồn gốc của lòng yêu nước, tác hại ấy còn dài, còn lâu, nhưng với tư cách là nhà quản lý, nhà khoa học chúng ta phải để ý đến chuyện này một cách thấu đáo.

Hiện nay, chúng ta đang lãng phí không gian nông nghiệp để dành cho những không gian thu lợi nhanh hơn, ví dụ biến đất nông nghiệp thành sân golf chẳng hạn. Hiện tượng cho thuê đất mà không tự canh tác thể hiện sự lười biếng, nó vừa làm hỏng lực lượng nông dân, vừa hạn chế không gian nông nghiệp. Chúng ta vừa tự thu hẹp mình, vừa nhường các không gian sống cho người khác. Đó là cả một vấn đề.

Ông Nguyễn Trần Bạt
Cái thứ ba, quan trọng hơn là trà trộn trong những cư dân lương thiện thông thường có thể có các yếu tố chính trị. Xưa nay Đảng ta làm cách mạng lấy nông thôn làm cội nguồn, làm căn cứ địa của đời sống chính trị. Thế thì nông thôn có phải là cội nguồn của các lực lượng chính trị khác không? Cái đó có cần để ý không? Chắc chắn là cần để ý. Với diện canh tác rộng lớn thì phải có cư dân, có cư dân thì có thôn xóm, có thôn xóm là có nơi ẩn nấp của mọi lực lượng có thể. Đến lúc nào đấy, nó còn làm thay đổi cả cơ cấu lương thực, làm méo mó định nghĩa về lương thực chiến lược. Bởi vì cây trồng bao giờ cũng xâm nhập lẫn nhau, làm biến dạnh giống má và biến dạng kinh nghiệm canh tác của cộng đồng dân cư, đấy là tác động khổng lồ mà từ bây giờ không có đủ tầm nhìn để thấy điều đấy thì nguy cơ vô cùng lớn. Hôm nay người ta trồng khoai, nhưng ngày mai người ta trồng cây gì thì không biết mà rất có thể nó lại bán được với giá cao và dân ta sẽ bắt chước phá lúa để trồng. Chúng ta đã có kinh nghiệm về phá lúa trồng đay làm 2 triệu người chết đói năm 1945. Quản lý cây trồng là việc rất quan trọng, bởi cây trồng và phân bón tác động trực tiếp đến chất lượng của đất đai. Và chất lượng của đất đai thì tương tác lẫn nhau, và do đó nó làm méo mó chất lượng thổ nhưỡng. Khi làm méo mó chất lượng thổ nhưỡng tức là nó làm méo mó nền tảng của nông nghiệp Việt Nam.



Hỏi: Từ chuyện mua gom nông sản đến “đặt hàng” trồng nông sản, và giờ là thuê đất thì chúng ta nên coi tính chất, mục đích đã thay đổi ra sao, thưa ông?

Trả lời: Đó là một hệ thống các hành vi. Như lần trước tôi đã phân tích, hệ thống các hành vi ấy có phải là âm mưu chính trị hay không hay nó chỉ là bản năng kinh doanh thông thường. Việc ấy Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn buộc phải tìm hiểu kỹ. Với một đà như thế này thì từ sản phẩm cho đến ruộng đất, từ đất canh tác công nghiệp là rừng cho đến đất canh tác cây lương thực đều có vấn đề cả. Vậy thì một người vô tâm cũng dễ dàng nhận thấy là có một chiến lược. Chiến lược ấy có chất lượng như thế nào, có ý đồ sâu sắc như thế nào, có tham vọng lâu dài như thế nào thì buộc chúng ta phải suy nghĩ với tư cách là người Việt Nam.

Hỏi: Phải chăng từ chuyện thu gom đến chuyện thuê đất này vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều?

Trả lời: Các diễn biến có vẻ đã đến gần sự nghiêm trọng hơn rất nhiều rồi. Rồi sẽ còn bất động sản nữa. Tức là cả đất kinh doanh, cả đất công nghiệp, cả đất trồng rừng lẫn đất nông nghiệp đều có vấn đề. Anh Nguyễn Khoa Điềm có câu thơ: “Đất là nơi anh nằm, nước là nơi em tắm”. Nhưng cả "nơi anh nằm" lẫn "nơi em tắm" đều có vấn đề cả thì "anh" và "em" buộc phải đi thôi.

Hỏi:Lúc nãy ông có nói về tính nhân đạo trong chuyện giải quyết vấn đề lương thực do nạn nhân mãn của Trung Quốc. Ông có thể nói kỹ hơn được không?

Trả lời: Đó là một điều rất tế nhị, cho nên để lên án về vấn đề này sẽ không dễ dàng như các vấn đề khác. Bởi vì người ta thuê đất để giải quyết một vấn đề mà chắc chắn là có tính nhân đạo, đó là thiếu lương thực. Nhân loại đã đưa ra các quy chế về tự do hoá thương mại đối với các sản phẩm nông nghiệp, tức là nhân loại đã đưa ra một cách thức để giải quyết vấn đề khủng hoảng nhân đạo đối với cái ăn của con người. Cái đó có đủ không? Trong trường hợp của Trung Quốc thì có khi như thế vẫn chưa đủ và vì thế họ giải quyết bằng việc đầu tư hoặc đầu tư sức lao động vào việc tự canh tác ấy để giải quyết vấn đề lương thực. Nhưng nó chỉ dừng lại ở giải quyết vấn đề lương thực của Trung Quốc hay giải quyết vấn đề thương mại lương thực của Trung Quốc? Đấy là những sản phẩm sẽ xuất khẩu hay dùng trong nước? Cần phải có sự phân tích xem triển vọng của hiện trượng này như thế nào.

Hỏi: Nhiều chuyên gia phân tích về hiện tượng biến châu Phi thành thửa ruộng riêng của Trung Quốc, bây giờ Việt Nam mình có nên suy nghĩ theo chiều hướng đấy không?

Trả lời: Châu Phi là một thửa ruộng rất xa, xa với kinh nghiệm canh tác của người Trung Quốc và xa đối với việc vận chuyển cả người lẫn nguyên liệu của Trung Quốc. Việt Nam là một xóm gần, là một thửa đất liền kề, cho nên nguy cơ (nếu có) với Việt Nam xuất hiện dễ hơn rất nhiều so với châu Phi.

Hỏi: Trước là chuyện thuê rừng, bây giờ là chuyện thuê đất. Nói rộng hơn không chỉ là đất mà là một vị trí nào đấy trọng yếu hơn như biển để đánh cá chẳng hạn, thì chúng ta phải có thái độ ứng xử như thế nào?

Trả lời: Phải có một luật về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ có màu sắc dân sự hơn. Xưa nay chúng ta bảo vệ chủ quyền với quan niệm là bảo vệ các quyền của nhà nước, bảo vệ quyền tuyên bố của nhà nước, cho nên nhân dân không được huấn luyện ý thức về chủ quyền lãnh thổ. Những biện pháp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hiện nay của nhân dân chúng ta là không thống nhất. Trong khi chúng ta có mấy trăm người biểu tình để bảo vệ chủ quyền biển đảo thì một nghìn người sẵn sàng cho thuê đất để người ta trồng khoai. Vậy rõ ràng trong xã hội chúng ta có những nhu cầu mâu thuẫn với nhau. Chúng ta yêu nước ở những hành động rất “bề nổi”, nhưng chúng ta vẫn sẵn sàng cho thuê đất để trồng khoai. Đấy là sự không thống nhất ý chí, sự không thống nhất hành động và sự không thống nhất cả quản lý nhà nước về lĩnh vực này.

Hỏi: Nếu ở góc độ thương mại Trung Quốc họ xuất sang mình nhiều thì họ cũng có nhu cầu nhập của mình để cân đối cán cân của họ?

Trả lời: Đây là xuất hay là nhập? Nếu chúng ta cho thuê đất là chúng ta xuất, chúng ta xuất bán chủ quyền, cho nên không làm giảm cán cân gì. Chúng ta thống kê xuất nhập khẩu theo một nghĩa cân bằng hình thức chứ không tính đến xuất nhập khẩu là hoạt động cân bằng giá trị. Chúng ta đã xuất khẩu không gian sống để đổi lấy cái gì? Đổi lấy sự cân bằng thương mại? Tôi không tin đó là một giải pháp tích cực.

Xin cảm ơn ông!
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tư duy địa kinh tế - địa chính trị

    23/05/2016Nguyễn Trần BạtGần 30 năm trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc, khoảng thời gian đủ dài để một đất nước phát triển tới tầm cao mới về chất, nhưng Việt Nam vẫn không thể phát triển, trái lại vẫn mắc kẹt trong những tình thế kinh tế - chính trị bất lợi. Nguyên nhân của tình trạng này có phần rất lớn thuộc về trách nhiệm của công tác hoạch định chiến lược phát triển kinh tế...
  • Chúng ta và Trung Quốc đều cần hòa bình hơn chiến tranh

    07/05/2014Phỏng vấn nhà văn Tạ Duy AnhCuộc xâm lăng văn hoá của Trung Quốc vẫn liền mạch từ cả ngàn năm nay. Nhưng chúng ta có bị nô dịch không thì vấn đề đã rõ. Tuy nhiên, cho dù sức đề kháng mạnh đến đâu thì cũng không thể chủ quan. Vả lại cũng nên phân biệt rõ đâu là sự xâm lăng có chủ ý, đâu là ảnh hưởng mang tính toàn cầu hoá. Nếu là do toàn cầu hoá thì chống lại bằng cấm đoán là vô nghĩa...
  • "Cần có trái tim nóng và cái đầu lạnh”

    19/07/2011Vũ KhoanCác quốc gia tuy chia sẻ một số lợi ích chung song luôn có những lợi ích riêng, nhiều khi "vênh nhau", thậm chí trái chiều nhau, nên trong quan hệ quốc tế luôn diễn ra quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh nhưng không nhất thiết lúc nào cũng đưa tới xung đột quân sự. Quan hệ quốc tế của nước ta cũng không phải ngoại lệ. Vấn đề chỉ là xử lý thế nào cặp quan hệ đó cho có lợi nhất đối với đất nước...
  • Quốc hội khóa 13: Tôi kỳ vọng, nhưng không yên tâm…

    19/07/2011Ông đã nhận lời trò chuyện với phóng viên Đại Đoàn Kết về những kỳ vọng của cử tri vào trách nhiệm của Quốc hội khóa mới về những vấn đề nóng bỏng của đất nước hiện nay, trước ngày kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 13 khai mạc, với lý do: “Tôi đang rất chú ý tới loạt bài Những chứng cử lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền VN tại Trường Sa và Hoàng Sa” đăng trên Đại Đoàn Kết...
  • "Điều khiến Trung Quốc sợ và không ngờ tới"

    14/07/2011Chuyên gia 10 năm ở Bắc Kinh Dương Danh Dy“Sức mạnh của dân tộc và thời đại, cộng thêm sự khôn khéo, biết điều, sáng tạo, dám có đột phá trong đường lối chính sách đối ngoại chính là sự bảo vệ có hiệu quả nhất chủ quyền biển đảo của nước ta lúc này”, đó là lời chia sẻ của ông Dương Danh Dy - người từng có 10 năm làm công tác ngoại giao tại Trung Quốc với báo Giáo dục Việt Nam...
  • “Trung Quốc sẽ nhận một bài học xác đáng”

    14/07/2011Huyền AnhĐó là nhận định của Thiếu tướng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Lê Mã Lương, người nổi tiếng với câu nói "Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù..." khi trao đổi với Báo GDVN về vấn đề biển đảo của dân tộc...
  • Biển Đông: Mặt Trận không tiếng súng

    09/07/2011Lê Hồng NhậtTrong chuỗi các tranh chấp về chủ quyền gần đây giữa Trung quốc với Việt Nam và Philippins ngay tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước này, khiến cho dư luận lo ngại nguy cơ chạy đua vũ trang, gây mất ổn định khu vực, và nêu ra sự cần thiết có cơ chế an ninh khu vực đủ hiệu quả để ngăn chặn nguy cơ này. Người viết bài này cho rằng, nguy cơ chạy đua vũ trang của các nước nhỏ trong vùng quanh Biển Đông sẽ không phải là xu thế chủ đạo...
  • “Sự kiên định của chúng ta chính là cứu một tương lai tiêu cực của Trung Quốc”

    29/06/2011Nguyễn Phan KhiêmTrong lúc cả nước hướng về Biển Đông bao la của Tổ quốc, cùng nhau đóng góp sức lực, trí tuệ để bảo vệ chủ quyền dân tộc, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt xung quanh vấn đề nóng bỏng này…
  • Truyền hình Trung Quốc phỏng vấn học giả Việt về tranh chấp Biển Đông

    28/06/2011Hạnh NguyênTiến sĩ Vũ Cao Phan , nhà nghiên cứu quan hệ Việt - Trung, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc đã có buổi trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Phượng Hoàng (Hồng Kông, Trung Quốc) trong tư cách Cố vấn khoa học Viện nghiên cứu Trung Quốc (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam). Một phần của bài trả lời phỏng vấn này đã được phát trong Chương trình liên tuyến "Nhất hổ nhất tịch đàm" được truyền phát đến hơn 150 quốc gia trên thế giới tối thứ bảy, 25 /6/2011...
  • xem toàn bộ