Phỏng vấn ‘một quan sát viên chính trị’

07:36 CH @ Thứ Hai - 19 Tháng Năm, 2014

Mỗi công dân có lương tri đều quan tâm tới Quốc tế và đặc biệt với vận mệnh Quốc gia, họ đều có thể là ‘nhà quan sát viên chính trị’ ở mức độ và quan điểm nào đấy. Vì chính trị, những sự kiện của Đất nước đều tác động vào hết thảy….Tôi viết bài ‘phỏng vấn một quan sát viên chính trị’ này để nêu lên cách nghĩ của mình, cố gắng không nông nổi, có tình cảm và lý trí…nhưng biểu hiện theo cách khách quan…

Câu hỏi : Ông có thể khái quát điều gì về Thế giới hiện nay

Quan sát chính trị: Bước vào đầu thế kỷ 21 chúng ta vẫn nghe nói về ‘Thế giới phẳng’của Thomas Friedman… cách nhìn này được truyền thông quảng bá rất nhiều. Nhưng thực ra chưa bao giờ trong lịch sử Thế giới lại ngổn ngang những ‘rào cản không phẳng’ như thời nay. Đa dạng về biểu hiện, nhưng tựu lại là : ( Chủ nghĩa Quốc Gia + Đa sắc tộc xung trộn + các Thế cực Quốc tế + những khác biệt về mặt bằng phát triển + Đường lối chính trị lãnh đạo ). Rõ ràng rằng tổ chức Liệp Hợp Quốc trở nên không kham nổi để giải quyết các vấn đề của Thế giới hiện tại, chưa nói là có thể xúc tiến nó đi đến tương lai như thế nào, chưa kể hạt nhân của LHQ là 5 Nước ngũ cường làm rắc rối Thế giới thêm theo cách và lợi ích vị kỷ của họ. Các Quốc gia nhỏ thì bị bao vây trong muôn vàn vấn nạn nội bộ và khó khăn tứ bề tìm được cách hội nhập hiệu quả trong không gian Toàn Cầu có tính chất như thế

Câu hỏi: Người ta hay nói đến giải pháp chính trị nhưng cũng có một thuật ngữ thực tế là ‘bài toán chính trị’ . Ông có ý kiến về hai khái niệm đó ?

Quan sát Chính trị: Hai khái niệm đó về ngữ nghĩa thuần túy thì nên là logic nhất thể của nhau, về mục tiêu là phải đi đến sự hanh thông hơn trong mở đường và hoạch định phát triển của mỗi Quốc gia. Nhưng thực tế lại phức tạp hơn nhiều. ‘Giải pháp chính trị’ thường là những gì các Chính khách có thể phát biểu ‘đại diện’ trong các hội nghị, diễn đàn về sự thống nhất cách thức tạm thời của giới lãnh đạo Nhà nước đối với các vấn đề Quốc gia hay Quốc tế. Nhưng ‘bài toán chính trị’ lại là những giằng co về thế lực, vai trò, lợi ích quyền lực của những nhóm người ở thượng tầng lãnh đạo mà ở đó có những tranh đấu hoặc thỏa hiệp ngầm với các toan tính cho chính họ. Để giảm thiểu sự khác biệt này thì như chúng ta đã biết phải sử dụng rộng rãi và thường xuyên cơ chế giám sát, giải trình minh bạch với Quốc hội toàn quyền lập pháp với các ủy ban chuyên trách của nó. Nhưng ở các nước đang phát triển thì họ chưa có và không muốn quen với cơ chế đó. Hậu quả là Hành pháp tung tác mọi chuyện, thậm chí ẩn nấp trong mọi ‘ngóc ngách pháp lý’ mà họ tạo ra, để thực hiện giải cái gọi là ‘bài toán chính trị riêng’ của họ , mà khó hoặc không đi đến được ‘giải pháp chính trị’ thực cần cho Đất nước. Cuối cùng là Quốc gia đó tự gây thêm phức tạp thêm nội bộ, làm phân hóa các sức mạnh và tiềm năng Đất nước, làm suy yếu khả năng tham gia chính đáng và đầy sức mạnh của các tầng lớp dân chúng trong các phong trào kiến Quốc

Câu hỏi: Ông có bình luận gì về tình hình Biển Đông với diễn biến của những sự kiện gần đây ?

Quan sát Chính trị: diễn tiến của sự kiện Biển Đông hiện này thể hiện đầy đủ 5 đặc tính tôi nêu trên của ‘Thế giới không phẳng’ ! Phía Việt Nam với thực tế sức mạnh kinh tế chính trị quốc phòng ngoại giao thì cần trông chờ vào những làn sóng hậu thuẫn đúng đắn, rộng khắp và liên tục của chính nhân dân Việt Nam ( biểu dương ý chí tự cường, kiên định đòi hòi tôn trọng chủ quyền, giương cao những giá trị xã hội ). Cần nhớ : Kẻ xấu chơi luôn dựa vào điều xấu của chính đối thủ, không gì thuyết phục hơn thế!

Rõ ràng Việt Nam đang có sự ủng hộ rộng rãi của dư luận Quốc tế ( nhưng nhớ là mới dư luận thôi, và chưa thành trào lưu mạnh về phản ứng rõ ràng của các Chính phủ ), nếu sự tình của Quốc nội diễn ra không ổn, không xuôi, không đáng để người ta ủng hộ nữa thì tự bị bao vây cô lập, cho dù ban đầu mình là kẻ cần được bênh vực (vì cái đúng sai về mặt quan hệ Quóc tế và về chính trị không theo logic và suy đoán của người dân bình thường). Nước nào cũng có loại người ‘đục nước béo cò’ hay ẩu loạn…nhưng một dân tộc không bao giờ như thế. Do vậy nếu có một số kẻ xấu chui vào kích động dân chúng thì phải lôi chúng ra xử nghiêm theo luật, nhưng không vì thế mà làm các phong trào yêu nước của hàng chục triệu dân bị suy mòn, phân hóa, mất phương hướng. Điều này lại đòi hỏi sự mẫn cán, công tâm và đặt lợi ích Quốc gia lên hàng đầu của các cơ quan Nhà nước. Nếu lại vì cái gọi là ‘bài toán chính trị’ hẹp hòi, thiển cận nào đó như tôi định nghĩa ở trên thì tình hình sẽ càng khó lắm thay…Vì ai cũng không mơ ngủ nữa về mưu đồ bá quyền của Trung Quốc không còn là giấc mộng mà là sự trỗi dậy của con Sư Tử hoang dã, nhưng còn hoang mê. Dù sao đó cũng là thực tế. Nhiều nước muốn có hành động ủng hộ trực tiếp và cụ thể với Việt Nam, nhưng những đối tác như thế sẽ không bảo phương pháp chính trị của Việt Nam nên như thế nào để mở đường hợp cách, nhưng hãy cảnh giác là có thể bị dắt dây xỏ mũi bởi thế lực lợi dụng. Có lẽ thời điểm này lịch sử sẽ thử thách Quốc gia Việt Nam với các hệ giá trị của nó có đủ khả năng tìm ra giải pháp tối ưu không cho hòa bình và kiến Quốc, hay là lại phải sa vào sử dụng cái năng lực chịu gian khổ và quật cường khi chiến tranh đã xảy ra!


Câu hỏi : Ông có thể đưa ra vài ý tưởng về giải pháp cụ thể?

Quan sát chính trị: Tôi được nghe nhiều người có chức sắc, trí thức cao..của Việt Nam nói rằng một trong điều không may của Việt Nam là nằm phía dưới, sát bên một nước kinh khủng như Trung Quốc…Tôi thấy buồn cười và đáng thương cho những suy nghĩ như thế…Phỏng có ích gì khi ca cẩm về sự Thiên định vốn là thế ?! Người Việt luôn nói về Đất nước mình có muôn điều hay ho thế cơ mà…??? Vả lại cần nghĩ tích cực khi bên cạnh một nước lớn thì sẽ có những cơ hội lớn về giao thương kinh tế, giao lưu văn hóa….vấn đề là khả năng đề nguyên, miễn dịch, kháng thể của Quốc gia mình mà thôi. Chúng ta nghĩ thế nào về Đài Loan, Hàn Quốc…bé hơn cả Việt Nam bên cạnh Trung Quốc, họ mạnh mẽ và phát triển đấy chứ ? Có học được gì về Israel bé củ lạc lọt thỏm giữa cộng đồng các nước Arap Hồi giáo đầy kỳ thị kinh khủng…??? Thế kỷ 18, 19 có nhiều nước Nam Mĩ ở rất xa Tây Ban Nha nhưng vẫn chịu làm thuộc địa của họ đấy thôi !!! Vấn đề bậc nhất là Thể chế chính trị của một Quốc gia : Tự chủ tự cường…nhưng trước đó phải khai phát mọi tiềm năng của Quốc gia, nuôi dưỡng mọi giá trị tốt đẹp của người dân. Việt Nam có câu nói đúng, như các nước khác đã từng biết : dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ văn minh công bằng…thì…hãy làm đúng như thế, đừng chỉ là miệng lưỡi và khẩu hiệu ! Đó là tất cả các giải pháp rồi ! Và giới lãnh đạo của Đất nước luôn phải chứng tỏ, chứng thực được điều đó. Được thế Việt Nam sẽ không phải sợ ai cả !

Xin cảm ơn !

Tôi nhớ lại câu nói của G.Bush vào ngày 12/9/2001 , sau 1 ngày nước Mĩ bị khủng bố tấn công vào tòa tháp đôi : Hỡi Nhân dân Mĩ, bất kể chúng ta là ai, nhưng là người Mĩ chúng ta hãy chứng tỏ mỗi người là một giá trị Mĩ mạnh mẽ và đúng đắn, không sợ hãi kẻ xấu…Hãy đến nơi làm việc, đi siêu thị, kinh doanh, đến công viên và các ngày nghỉ….giữ cho mọi việc bình thường, tất cả làm tốt và tốt hơn phần việc của mình ở vị trí có trách nhiệm…Chúng ta có thể sẽ sử dụng mọi biện pháp quân sự để khiến kẻ xấu phải biết đến sức mạnh của Công lý, nhưng trước hết phải khiến chúng bị khuất phục rằng : chúng không thể làm chúng ta sợ hãi hay rối loạn…

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vài lời về Địa – Kinh tế - Chính trị & hình dung Chính Khách hiện đại

    15/04/2014Nguyễn Tất ThịnhTrong Khoa học Kinh tế Chính trị hiện đại, thuật ngữ “Địa – Kinh tế - Chính trị” không xa lạ gì. Nhưng giải pháp ứng xử như thế nào với tính chất Địa phương và Toàn cầu của nó sẽ thể hiện một nhà Chính trị Quốc nội có được coi là tầm cỡ Chính Khách thực sự hay không...
  • Khủng hoảng Ukraina, phản ứng của Nga và bài học chính trị cho các nước

    22/03/2014Nguyễn Tất ThịnhKhoảng hơn 5 năm gần đây, Thế giới chứng kiến những khủng hoảng chính trị ở nhiều quốc gia rải rác trên các châu lục. Hậu quả, sau những thiệt hại về người và của do tình trạng bạo động, bạo loạn nhất thời, thường dẫn đến những thay đổi tương đối căn bản về thể chế và Chính quyền ở những nước đó...
  • Suy thoái văn hóa, suy thoái chính trị

    05/03/2014Nguyễn Chí TrungĐây là tham luận thứ 66 của Nhà văn-Thiếu tướng Nguyễn Chí Trung vừa viết chưa ráo mực, được đọc tại hội thảo – Một tham luận rất đáng chú ý, “có vấn đề”. Nó rất cũ mà lại rất mới, có thể thảo luận. Chúng tôi xin đăng để bạn đọc tham khảo...
  • Trí thức và chính trị

    04/03/2012Vaslav HavelÔng Václav Havel, vừa tạ thế ngày 18 tháng 12 (2011), là một trí thức hiếm hoi: không phải ông tìm cách chen chân vào chính trị mà chính trị đã đẩy ông vào con đường đó. Năm 1998, trong khi đang làm Tổng thống cộng hòa Czech, ông đã đưa ra những suy nghĩ sau đây về những cái lợi và mối nguy hiểm của nghề
    nghiệp của mình...
  • Chính khách và chính trị

    26/11/2011TS Tô Văn TrườngPhải công tâm đánh giá cao một số vị đại biểu Quốc hội đã biết vượt lên chính mình để lại ấn tượng rất sâu sắc trong lòng cử tri về khả năng diễn thuyết, những câu hỏi có chiều sâu, xây dựng thể hiện được ý chí, nguyện vọng của cử tri...
  • Bàn về Đảng Chính trị

    23/10/2011Phạm Văn BảnĐảng chính trị cũng giống như ban âm nhạc hay đội túc cầu… Tuy nhiên
    đảng có tham vọng lớn hơn, đó là lập chính quyền và giành lấy chính
    quyền. Chỉ khi nào đảng có được chính quyền trong tay, thì lúc đó đảng
    mới thực hiện được mục tiêu, lý tưởng của mình… hoặc tối thiểu đảng cũng
    phải giành được số ghế trong Quốc Hội thì mới phát huy được khả năng
    hiện thực của đảng. Căn cứ theo kết qủa họat động, và tùy thuộc tham
    vọng của đảng, mà người ta có định nghĩa đảng đó theo như cơ cấu, danh
    xưng, lý thuyết hay chủ trương họat động...
  • Con người và chính trị tiền – hiện đại

    28/08/2011Bùi Văn Nam SơnTừ chỗ các nhà nhân văn chủ nghĩa thời Phục hưng bắt đầu biết tôn vinh những đức hạnh của con người cá nhân và con người công dân cho đến quan
    niệm hiện đại về nhà nước như là việc định chế hoá nhân quyền và dân
    quyền, là một hành trình gian khổ qua nhiều bước trung gian trong quan
    niệm về con người...
  • Dân chủ và logic Chính trị

    22/06/2011Nguyễn Tất ThịnhTôi lý giải Dân chủ ở khía cạnh khác: Một người mỗi một năm trong cuộc sống, anh ta lớn lên, mưu sinh và lao động…Trong quá trình đó anh ta cần đến nhiều thứ khác, và cần thêm các quyền cho mình để hành sự, để tiếp cận… những điều ‘có được’ nhờ thế nhiều dần, tăng lên…do đó hình thành cái quyền quan trọng là quyền sở hữu và quyền quyết định…
  • Gửi các nhà hoạt động chính trị

    15/01/2011Lev Tolstoi (1903)Trong lời kêu gọi nhân dân lao động của mình tôi đã phát biểu ý tưởng về việc những người lao động muốn thoát khỏi áp bức thì cần phải chấm dứt sống như họ đang sống, tức là đấu tranh với đồng loại vì lợi ích cá nhân của mình, mà phải sống theo nguyên tắc của kinh Phúc Âm – “đối xử với người như ta muốn người đối xử với ta”...
  • Văn minh Chính trị

    23/08/2010Nguyễn Tất ThịnhNhư tôi từng viết : một cá nhân, cộng đồng, xã hội có thể có văn hóa cùng bề dày lịch sử của nó, nhưng không có nghĩa sẽ dẫn đến được sự văn minh. Tôi cũng đã viết rằng bản thân Chính trị không tự giác văn minh mà trình độ phát triển xã hội buộc nó phải văn minh lên…
  • xem toàn bộ