Phong trào Đông Du, một trăm năm trước
Tuy tồn tại khôngđược lâu, phong tràoĐông Du cũng đã để lạimột dấu ấn tronglịch sử Việt
Điểm hẹn của những người Việt muốn đổi mới đất nước
Vào những tháng ngày này, trong một thế kỷ trước, phong trào Đông Du ra đời, do cụ Phan Bội Châu khởi xướng, để đưa thanh niên Việt Nam sang học tại Nhật Bản. Chiến thắng của Nhật Bản trước nước Nga (1905) có tính chất một sự kiện tiêu biểu mở đầu cho thế kỷ mới và một niềm hy vọng mới: một nước da vàng đã có thể chiến thắng một nước da trắng. Sức mạnh của người và yếu kém của ta chẳng phải do định mệnh. Mà có phải là định mệnh, thì định mệnh vẫn có thể được cải hiến. Vấn đề là tìm ra cách thức thay đổi.
Chiến thắng này của Nhạt Bản đã chẳng phải là hiệu quả ngoạn mục của phong trào duy tân mới chỉ được khởi xướng mấy thập niên trước đây trên một đất nước có những con người sớm thức tỉnh trước cục diện mới của thế giới? Chẳng lạ gì mà Nhật Bản, lúc này, đã trở thành điểm đến của những nước Châu Á muốn có một sự đổi mới để tự giải thoát khỏi sự đô hộ của người phương Tây, để đương đầu hay hội nhập với một lịch sử nhân loại đã sang trang, như một Phan Bội Châu của Việt Nam, hay những Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, và Tôn Dật Tiên của Trung Hoa...Phan Bội Châu đã có mặt cùng với Cường Để tại Nhật Bản, ngay sau chiến thắng của Nhật, thành lập Việt Nam Duy tân với chương trình hành động là giải phóng dân tộc, tái lập nền quân chủ với một hiến pháp theo mô hình Nhật Bản.
Phong trào Đông Du với làn sóng Duy tân
Và khắp đất nước Việt Nam, vào đầu thế kỷ XX, đã dậy nên làn sóng duy tân, hiện đại hoá, các tỉnh phía Bắc với phong trào Duy tân, các tỉnh phía Nam với phong trào Minh tân và tại triều đình Huế, nhà vua trẻ mới lên ngôi (1906) với một triếu hiệu cũng mang đậm nét phong trào Duy tân.
Theo P.Brocheux, tác giả của những bài nghiên cứu về các khuynh hướng và phong trào của Việt Nam đầu thế kỷ XX, phong trào Đông Du là một trong những biểu hiện của làn sóng Duy tân, cải cách nàysự ra đời của phong trào gửi người ra ngoài tiếp thu cái học mới, khởi đầu với Đông Du, được tiếp nối với Tây Du - khi Nhật Bản bắt tay với Pháp và nhân danh hiệp ước ký kết giữa Nhật và Pháp ngày 10/7/1907, “mời" du học sinh người Việt cùng với Cường Để và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật - đã bộc lộ một ý thức rõ rệt về con đường duy tân: để đổi mới thành công, phải có những con người mới, những con người, thông qua cái học mới, hấp thụ được những tư tưởng mới, cách làm mới...
Tuy tồn tại không được lâu, phong trào Đông Du cũng đã để lại một dấu ấn trong lịch sử Việt
Các tổ chức này, tiếp tục tồn tại ngay cả sau khi phong trào Đông Du ngưng hoạt động, có thể đãlà động lực của việc mở hàng loạt những cơ sở giáo dục tư nhân trong các thập niên 1920 và 1980 của thế kỷ XXtại Nam kỳ. Nội dung của Đông Du như vậy đã được mở rộng. Cái học mới, cần thiết cho duy tân không thể chỉ giới hạn nơi số người xuất dương, dù có thể là đông đảo (vào năm 1908, khi Nhật Bản đóng cửa và các du học sinh Việt Nam, con số thanh niên theo học tại Nhật là khoảng 300), mà phải được mở rộng từ nhiều người trẻ trong nước, góp phần tạo nên một thế hệ mới...
Một gương mặt của phong trào Đông Du tại Nam Kỳ
Một gương mặt tiêu biểu cho cách thức hưởng ứng phong trào Đông Du tại phía
Gilbert Chiếu đã trở thành một thứ tên chung để gọi những người ủng hộ phong trào Đông Du để cái tổ đất nước trong chiều hướng chống Pháp (và đã bị Pháp bắt). Trong vụ án ba linh mục tại Vinh (Đỗ Quang Lịnh, Nguyễn Văn Đồng, Phạm Văn Tường) bị Pháp kết tội liên lạc với Cường Để và Phan Bội Châu đang tá túc tại Nhật Bản và nhất là đã tổ chức quyên góp tiền bạc để có tiền cho các du học sinh trong phong trào Đông Du, và bị kết án chín năm đày Côn Đảo và khổ sai, tờ Opimon(Dư luận của Pháp đã gọi ba linh mục này là những "Gilbert Chiếu trong bộ áo thầy tu” (Gilbert en soutanes)
Kết luận
Nay thì Đông Du, Tây Du, Bắc Du, Nam Du hay du (học) tại chỗ... chẳng còn là vấn đề: Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ bằng nhiều cách, gia đình bỏ tiền cho con đi du học, bản thân du học sinh truy lùnghọc bổng…Vấn đề có chăng là ở chỗ nền giáo dục của ta có cung cấp được một cái học mới ngang tầm với nền giáo dục của các nước trong khu vực (chỉ xin dừng lại ớ mức khiêm tốn vì thực ra, chứng ta vẫn có quyền mơ ước xa hơn, bởi lẽ chúng ta cũng đã từng chiến thắng những nước hùng mạnh hơn chúng ta). Mong rằng việc ôn lại phong trào Đông Du, một trăm năm trước, sẽ kích thích nền giáo dục của chúng ta, cụ thể là các trường học của ta, trở thành những cái nôi hun đúc những đầu óc đổi mới góp phần đưa đất nước tiến xa hơn.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu