Phỏng vấn một nhà văn nữ trẻ

11:08 SA @ Thứ Bảy - 22 Tháng Mười, 2005

PV: Thưa cô, có người kêu Bóng đổ là một tác phẩm nói nhiều đến tình dục?

Nhà văn nữ: Rõ ràng.

PV: Tại sao cô lại thản nhiên đến thế?

Nhà văn nữ: Tại vì tôi hiểu rất nghiêm túc: không phải cứ tình dục là khiêu dâm.

PV: Dù sao, trong văn học của chúng ta, điều này khá mới mẻ?

Nhà văn nữ: Thế ư ? Xin phép bàn hơi rộng : văn học là gì?

PV: “Là nhân học”.

Nhà văn nữ: Câu ấy không phải của nhà báo.

PV: Vâng, của đại hào Goócki. Người thầy của phương pháp hiện thực XHCN.

Nhà văn nữ: Goócki là nhà văn của cách mạng. Điều ấy khỏi phải nghi ngờ. Người thầy của cách mạng vô sản là C.Mác. Ông cũng tuyên bố“không có gì thuộc con người mà xa lạ đối với tôi”.

PV: Mà con người, có lẽ là sinh vật duy nhất, nâng tình dục nên tầm một văn hóa.

Nhà văn nữ: Đúng! Và các nhà văn là những người duy nhất biến tình dục thành… nhân vật.

PV: Chúng ta dài dòng như thế để làm gì?

Nhà văn nữ: Để nói rằng tình dục không có gì xấu, hay thậm chí ngược lại nữa kia.

PV: Vâng!

Nhà văn nữ: Cho nên một nhà văn miêu tả tình dục cũng đáng trân trọng như một nhà văn miêu tả mùa Xuân.

PV: Chẳng khác gì một giáo sư chữa bệnh tình yêu cũng có thể được giải Nobel như một giáo sư chữa bệnh ung thư dạ dày.

Nhà văn nữ: Chính xác. Về lý luận cơ bản như vậy là xong.

Nhưng về thực tế, do truyền thống về một tác phẩm do chúng ta không có đầy đủ quan niệm về vấn đề này, chúng ta hiểu tình dục một cách chưa thấu đáo, cũng như hiểu về… cách tạo ra vũ khí hạt nhân. Nhưng điều đó đâu cản trở chúng ta nhìn nhận vấn đề một cách văn minh.

PV: Ví dụ?

Nhà văn nữ: Ví dụ như nhiều xã hội trên thế giới hay trình bày tình dục một cách công khai, song vẫn là xã hội phát triển cao, quyền con người được thực thi đầy đủ.

PV: Vậy thực chất, sex là gì?

Nhà văn nữ: Sex, bên ngoài là một hành vi, bên trong là một cảm giác, cao quý như bao hành vi, cảm giác khác của chúng ta.

PV: Và cũng tầm thường?

Nhà văn nữ: Đúng! Cũng tầm thường. Tùy theo từng cá nhân, từng đối tượng.

PV: Cá nhân cô thì sao?

Nhà văn nữ: Cá nhân tôi hiểu một cách rõ ràng. Đạo đức không phụthuộc vào việc nói tới sex ít hay nhiều. Chỉ phụ thuộc vào cách nói mà thôi.

PV: Cách nói của cô trong Bóng đổ là gì?

Nhà văn nữ: Là coi sex tượng trưng cho tham vọng. Đã tham vọng thì muốn xâm chiếm, muốn đè nén người ta. Hết.

PV: Có đúng hết thật không?

Nhà văn nữ: Rất tiếc, thật mà!

PV: Thế tại sao cô chọn “hình tượng” đó. Cô… giỏi về nó hay sao?

Nhà văn nữ: Như đã thấy. Tôi khá lắm. Ít ra trong chuyện văn chương.

PV: Là một nữ nhà văn, đáng ra… không nên thế.

Nhà văn nữ: Cám ơn đã nhắc. Khi viết, tôi không biết mình là nhà văn nữ. Tôi chỉ là người viết, vậy thôi. Tôi quan tâm đến giới tính nhân vật, không quan tâm đến giới tính của bản thân. Càng không quan tâm tới tuổi.

PV: Cô nghĩ thể hiện sự tham vọng bằng tình dục là một cách thể hiện hay?

Nhà văn nữ: Ít nhất trong trường hợp này, tôi nghĩ thế.

PV: Tại sao?

Nhà văn nữ: Tại tình dục cũng như rượu chè, ma túy, có khả năng gây êm ái lúc người ta đang tự giết mình. Cụ thể trong Bóng đổ tham vọng bên ngoài có thể đồng điệu với tham vọng bên trong. Chính trong quá trình giao thoa, nhân cách con người thiêu hủy.

PV: Ái dà!

Nhà văn nữ: Nhưng nói thế cũng là… hơi tham vọng. Vì tôi thừa hiểu, truyện ngắn này chưa phải là tuyệt tác văn chương. Nhưng tất cả các hiện tượng trên đời, sẽ có người gắn nó những nhãn hiệu rất to, cũng có người la lên rằng nói “khiêu dâm”, là một cái tội còn to hơn nữa.

PV: Cô muốn kêu oan?

Nhà văn nữ: Tôi không phải là con ếch, thích kêu để đón mưa rào. Cũng không phải con dê, kêu khi người ta đánh, càng không phải con bò, kêu lúc mới được ăn no. Tôi là con người, có khả năng kêu… khi không ai kêu gì cả.

PV: Dù sao đi nữa, cô cũng không nên phát triển loại này.

Nhà văn nữ: Một cách nghiêm túc, tôi còn viết về tình dục khi nó còn là bi kịch, hay nói rõ hơn, bi kịch nhất.

PV: Cô ơi, cô hãy viết về tình yêu biển cả của con cá voi hay nỗi khao khát trời xanh của con chim sáo sậu, như thế cũng tiện vô cùng và thơ mộng nữa.

Nhà văn nữ: Tôi cũng muốn lắm. Nhưng tôi không thông hiểu con chim sáo bằng người.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đỗ Hoàng Diệu: “Tôi viết đúng với những gì mình có”

    04/10/2005Thể thao văn hoáNhững người yêu văn học, những người sốt ruột chờ sự đổi mới của văn học Việt Nam thời gian gần đây hay kháo nhau về cái tên Đỗ Hoàng Diệu. "Viết lạ lắm, bạo lắm! Đọc đi!" là cái câu được nhắc đi nhắc lại ở nhiều nơi. Cũng có người đơn giản hơn, chỉ nói: Văn rất sếch-xy... thế là đủ gợi tò mò cho hàng trăm độc giả vốn thừa háo hức với đời sống văn chương không có nhiều cái mới lạ như hiện nay...
  • Đỗ Hoàng Diệu thích đẹp hơn giỏi

    04/10/2005Trong cái bàng bạc của văn chương VN hiện nay, một vài gương mặt mới đã xuất hiện, không quá mới nhưng sáng tác của họ cũng khiến những người đang ngái ngủ phải giật mình. Đỗ Hoàng Diệu là một trong số đó....
  • Lớn hơn số phận đàn bà...

    04/10/2005Nguyên NgọcThường có một câu hỏi: Nhà văn viết bằng trực cảm hay bằng ý thức hoàn toàn tỉnh táo? Tôi nghĩ có lẽ bằng cả hai. Và cũng có lẽ một trong những dấu hiệu đáng tin cậy để nhận ra một tài năng văn học là đọc họ ta cảm thấy cứ như bằng trực cảm, bằng một thứ ăngten riêng, dường như họ nhận ra được và truyền đến cho chúng ta những nghiền ngẫm sâu thẳm về con người, xã hội, về đất nước, thậm chí về số phận dân tộc, mà chính bằng luận lý họ lại cũng không nói ra cho rõ được...