Sống hiện đại

05:59 CH @ Thứ Tư - 26 Tháng Giêng, 2011

Mua bằng rất nhiều tiền

Hình như từ sau một vụ án lớn, câu châm ngôn này (được cho là xuất phát từ một bị án) trở nên phổ biến : “Cái gì không mua được bằng nhiều tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”. Rất nhiều tiền vừa là mục tiêu chiếm lĩnh, vừa là phương pháp hành xử, lại kiêm chìa khoá vạn năng cho mọi cánh cửa. Với người bình thường, “rất nhiều tiền” là một cụm từ luôn luôn mơ hồ. Trong túi chỉ có một trăm ngàn thì mười triệu là rất nhiều tiền. Có một triệu thì một trăm triệu là rất nhiều. Có một trăm triệu thì một trăm tỷ là một ước mơ…Tóm tắt lại, với tiền, hay rộng ra làt ài sản sở hữu sẽ không bao giờ có cái đích cuối cùng. Do vậy, có lẽ với hầu hết mọi người, “rất nhiều tiền” là một con đường không có đích.

Theo logic này, sẽ chẳng bao giờ con người thoả mãn được với những thứ mua được bằng tiền. “Được voi đòi…bà Triệu” là thói đời thường gặp. Đuổi theo cái đích mơ hồ vô vọng, chẳng thể nào bắt được nó, dù thỉnh thoảng lại tưởng đã nắm chặt nó trong tay.

Trở nên giàu có hơn, đấy là khát khao của đa số nhân loại. Và thật ra, ở khía cạnh phát triển kinh tế, trước hết đó là điều đáng tự hào.

Một quốc gia có thu nhập bình quân đầu người tương đương 500 USD/năm, lên được tương đương 2.000 USD/năm, đó là cuộc vượt thoát vất vả. Một người ra trường lãnh lương 3 triệu đồng/ tháng, sau 10 năm, lãnh lương cao gấp 10 lần, đó là sự đổi đời. Nghĩa là, dù ở bình diện cá nhân hay quốc gia, tăng thu nhập, giàu có hơn luôn là một thúc giục khắc khoải.

Câu này thì có vẻ đã nhàm chán “Cuộc sống không chỉ có tiền”. Tuy vậy, phải thẳng thắn rằng không có tiền thì thật khó có nhiều thứ chỉ có được bằng cách mua. Nhưng vấn đề với số đông sẽ là câu hỏi : khi đã có tiền, cái “không chỉ” bên cạnh tiền đích thực là gì? Khi mải đuổi theo một đích duy nhất là kiếm nhiều tiền, có được nó rồi, lại là sự hoang mang về lựa chọn lối sống.

Sống xanh

Với một đất nước đang guồng chân ở những đoạn đầu tiên trên hành trình phát triển, sự háo hức với những thành quả ngắn hạn luôn dễ trở thành phấn khích. Những con số tăng trưởng đẹp dễ đánh lừa thị giác lẫn tâm lý. Người dở thì thích nghe khen.

Với từng cá nhân, khi vừa chớm giàu, có nhiều tiền hơn, thì dễ ảo tưởng về mình. Và ảo tưởng thì tự cho mình nhiều quyền lựa chọn cảm tính. Phép thử và sai hay được vận dụng, cho những người ở độ trưởng thành. Ở một phương diện khác, cuộc sống và nhịp sống ở buổi giao thời bị nhoè về nhiều giá trị. Cái cũ thì không bắt nhịp kịp cái mới, nhưng cái mới lại chưa định hình rõ ràng. Và đó là thời điểm của các giá trị “nhập nhoạng”, khiến người ta dễ nhầm lẫn và trả giá cho quyết định “xài thử xem sao”.

Mười năm trước, khi thu nhập bắt đầu khá, nhiều người bắt đầu nhậu cho đã thèm. Ở quán nhiều hơn ở nhà, cũng vui. Rồi vài ba năm nay, sự trả giá cho “đã thèm” bắt đầu rõ dạng hình. Bệnh tật, suy sụp, đổ vỡ. Khi có nhiều tiền, các thú vui cho phần xác lấn át bồi bổ cho phần hồn. Được cái này thì mất cái kia. Những căn bệnh tinh thần của cư dân đô thị không chỉ là stress, cô đơn, buồn chán. Ở một tầng sâu hơn, là mất phương hướng., mất lòng tin vào xung quanh và chính mình. Các chứng bệnh đô thị trở thành bạn đồng hành của mức sống mới.

Sống tiện nghi và tiện nghi hiện đại, là một ước muốn hợp lẽ. Nhưng khi tiện nghi, tài sản, sở hữu ngày càng trở thành một sự lệ thuộc, thì người có chúng sẽ mất tự do. Rất tiếc, những lựa chọn tỉnh táo ở buổi giao thời- với nhiều biến thiên nhố nhăng, lại đang là thiểu số nhỏ nhoi. Ấn nút thang máy dễ hơn đi cầu thang bộ, ăn nhậu vẫn dễ dàng hơn nằm đọc sách, mua sắm vẫn dễ hơn chơi thể thao…Lựa chọn càng dễ thì càng ngắn về kết quả. Học vấn không có đường tắt, khôn ngoan không phải là học lóm, và trả giá cũng không phải ngẫu nhiên. Nhưng nôn nóng “đi tắt đón đầu” làm cho hành trình phát triển trở nên bấp bênh. Và đó cũng là một nền chông chênh cho những căn bệnh tinh thần khó chữa. Xét về giá trị sống, rất nhiều khi kinh nghiệm lại là cách diễn đạt khác của thất bại!

Sống xanh, thân thiện với môi trường, hài hoà với tự nhiên, tôn trọng lợi ích cộng đồng đang là một lựa chọn cho nhiều quốc gia phát triển. Đến cái ngưỡng của dư thừa lựa chọn vật chất, mệt mỏi bởi đua tranh, họ trở về với những bình yên giản dị. Cái hiện đại đang mang tính đích đến được hình dung 30-40 năm trước nay thoát trở thành cái ẩn chứa tại hoạ. Nhưng bi kịch là, có những điều đã mất thì vĩnh viễn không còn. Sống hiện đại, theo cái nhìn thời đại, là trở về với những nhu cầu có thực, của chính mình, để sống cân bằng, lành mạnh. Vậy thì với Hà Nội, Sài Gòn…, liệu có sớm tỉnh táo mà lựa chọn điều sẽ là hiện đại cho chính mình mươi năm nữa?

Mùa xuân, nói chuyện sống lành mạnh, tất nhiên không chỉ là để…hy vọng!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sống chậm giữa đời nhanh

    02/07/2010Lê Thiếu NhơnMột người cuống cuồng với miếng ăn chỉ là một người chuẩn bị sống chứ không phải một người đang sống...
  • Gieo hạt giống cho một trí tuệ sâu sắc hơn!

    14/12/2016Hơn bao giờ hết, trong giai đoạn khó khăn hiện nay, lãnh đạo các doanh nghiệp càng cần phải có bản lĩnh kiên cường và trí tuệ sâu sắc để chèo lái doanh nghiệp của mình. Cuốn sách Năng đoạn kim cương – là những chia sẻ của tác giả Geshe Michael Roach khi áp dụng thành công trí tuệ Phật giáo vào quản trị doanh nghiệp và đời sống.
  • Mở rộng không gian lối sống để bảo vệ các giá trị

    03/03/2016Cao Tự ThanhDi sản văn hóa truyền thống bao gồm cả các giá trị vật thể lẫn phi vật thể cũng bị đặt trước nhiều thách thức mới, trong đó nổi bật là tình trạng mất mát chưa từng có so với trong những giai đoạn thời bình trước kia. Đây là một nguy cơ mà nhiều năm qua đã không ngăn chặn được...
  • Lối sống người Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa hiện nay

    10/11/2014Nguyễn Văn HuyênTrong những năm đất nước ta đổi mới, mở cửa, hội nhập, giao lưu quốc tế, đặc biệt là qua các phương tiện thông tin hiện đại, các giá trị của toàn cầu hoá đã tác đông mạnh mẽ tới lối sống Việt Nam, tạo ra những chuyển biến quan trọng trong lối sống...
  • Những người trẻ tìm cách sâu sắc

    10/07/2014Lê Xuân NhậtMột loại virus mới đang lan nhanh: virus này khiến những người trẻ biến thành các cụ già. Nhưng họ vẫn nghĩ rằng như thế tức là mình sâu sắc hơn người cùng thế hệ...
  • Thấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?

    21/10/2003Trương HiệuCuộc điều tra về giáo dục học tại TP.HCM mới đây đã cho thấy thực trạng: 60% sinh viên sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội; 10% sinh viên hướng vào vui chơi, hưởng thụ và chỉ có 30% sinh viên say mê học tập...
  • Hiện đại hóa lối sống

    20/09/2013Nguyễn Trần BạtViết về những yếu tố cản trở đến quá trình phát triển, người ta thường nói đến thể chế, chính sách... Theo chúng tôi, nói thế không sai, nhưng chưa đủ. Có một nguyên nhân rất quan trọng và rất sâu xa khác, đó là những mặt tiêu cực của truyền thống văn hoá, trong đó đặc biệt phải kể đến lối sống. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của lối sống đối với phát triển đòi hỏi có những công trình khoa học...
  • Lối sống

    27/02/2013Nguyễn Trần BạtCon người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ... Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen...
  • Cảnh báo sự xuống cấp đạo đức, lối sống trong giới trẻ

    30/11/2010Trần TuấnNhư Báo CAND đã đưa tin,ngày 24/10/2009, tại khu vực trước cổng Trường THPT Nguyễn Trãi (quận Ba Đình) xảy ra một vụ đâm chém nhau giữa 2 nhóm thanh niên, hậu quả khiến một sinh viên bị tử vong trên đường đi cấp cứu. Điều đáng nói trong vụ án này chính là việc các đối tượng có liên quan đến vụ án chiếm đa phần là các học sinh THPT có độ tuổi 9X. Vụ việc thêm một lần nữa cảnh báo về sự xuống cấp đạo đức, lối sống của một bộ phận trẻ vị thành niên, học sinh hiện nay…..
  • Người sao Của vậy. Lối sống sao Đời sẽ vậy!

    05/11/2010Nguyễn Tất ThịnhBài này cũng một số bài khác tôi đã post lên thêm vào tính điển hình của Con Người Văn Hóa, Con Người Dân Tộc ( cho dù nhiều người không thấy mình trong đó, nhưng không hiếm gặp ), với mục đích phản tỉnh...

  • Sống chậm thời @

    10/07/2010Quyền Hồ"Những buổi tối thứ Năm không còn nữa vì Face-book đã giúp cập nhật mọi thứ, từ đĩa nhạc đang nghe, cái áo mới mua, một chuyến đi Thái - Sing, một buổi tiệc tại nhà...
  • Sống chậm

    05/02/2010KTS Nguyễn Trường LưuTrong cuộc sống, mọi người đua nhau phải nhanh hơn. Từ làm nhanh, đi nhanh, ăn nhanh… đến “sống nhanh”, tất cả đều bị tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ thúc giục và gây sức ép. Và, cái gì chậm lâu nay vẫn mang một nghĩa xấu như: chậm hiểu, chậm chạp, chậm tiêu…
  • Văn hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

    27/08/2009PGS.TS. Phạm Hồng TungLối sống chỉ là những giá trị văn hóa, những mô hình và phương thức ứng xử được đa số cá thể của một cộng đồng người xác định nào đó chấp nhận (cái được lựa chọn) và hiện thực hóa trong hoạt động sống hằng ngày của họ. Trong số đó có cả những giá trị, những truyền thống và những cách ứng xử được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng cũng bao gồm cả những giá trị ngoại sinh, những cách ứng xử và những biểu tượng… ngoại nhập.
  • Lối sống quyết định thành công

    14/08/2009Trích sách "Vươn tới sự hoàn thiện" do Công ty First News phát hànhCon người không thể chọn lựa họ hàng của mình, nhưng lại có thể chọn lựa suy nghĩ. Và khi ai đó thay đổi thì cả thế giới có thể đổi thay. Lối sống mới, cách suy nghĩ tiên phong đôi khi còn mang lại nguồn của cải vô giá.
  • "Giới trẻ không sống “nhạt” mà sống phức tạp hơn"

    17/02/2009Đinh Phương Linh (thực hiện)Đó là nhìn nhận của Đỗ Thanh Hải, Giám đốc trẻ măng của Trung tâm sản xuất phim truyền hình VN (VFC), đạo diễn chuỗi chương trình "Táo Quân" phát sóng mỗi dịp Giao thừa, phụ trách nhiều bộ phim về đề tài người trẻ: “Xin hãy tin em”, “Phía trước là bầu trời” và gần đây nhất là “Nhật kí Vàng Anh” luôn gây được dư luận.
  • "Tôi sống nhạt từ đấy và đậm đà hơn từ đấy..."

    11/02/2009tungnguyen77@Đọc những dòng chia sẻ về cái sự "nhạt" trong cách sống, trong hành động, suy nghĩ của nhiều người hiện nay; lần đầu tiên tôi thấy mình phải góp chút gì đó, vì tôi cũng từng có những năm tháng sống "nhạt nhòa"...
  • "Tự sự" của người trẻ sống nhạt

    10/02/2009Đức ChínhSống nhạt, cũng tốt, khi đó là sự kiếm tìm bình yên, ổn định kiểu dĩ hòa vi quý, là trạng thái "tạm chấp nhận được" trong những thời điểm cần "chậm lại nhịp sống, để ta lắng nghe". Nhưng nhìn về phía khác, thì sống nhạt, với người trẻ, cũng đồng nghĩa với sự ngưng tụ, lững thững của sáng tạo, nhiệt huyết. Nhựa sống bị vón cục sẽ tạo ra một xã hội chậm chạp, thiếu sinh khí.
  • Toàn cầu hóa và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay

    28/05/2007Nguyễn Thị Thanh HuyềnToàncầu hóalà một xu thế khách quan,có tácđộng mạnh mẽ đến mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân con người. Sự tácđộng củanó có tính hai mặt: tích cực và tiêu cực. Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa dẫn đến nhiều nguycơ mà do nhiều nguyên nhân, dẫn đến nguycơ suy thoáiđạo đức, lối sống của con người Việt Nam...
  • Ảnh hưởng của phật giáo tới đạo đức, lối sống ở thành phố Hồ Chí Minh

    15/03/2007Thân Ngọc AnhVới vai trò, chức năng và những giá trị nhân văn sâu sắc của mình, Phật giáo trở thành chỗ dựa trong đời sống văn hóa, tinh thần của một bộ phận quần chúng. Các chuẩn mực của đạo đức Phật giáo có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách con người, ảnh hưởng tích cực đến quần chúng...
  • Một số mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay

    08/11/2005Võ Văn ThắngQuá trình xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải một số mâu thuẫn. Đó là, mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với xu hướng phủ nhận những phẩm chất đó; mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với xu hướng phương Tây hóa; mâu thuẫn “hóa giải” các mâu thuẫn đó, đồng thời đảm bảo mục tiêu xây dựng lối sống mới, hiện đại, văn minh và mang đậm bản sắc dân tộc...
  • Hãy chắc rằng chiêu thị để lại ấn tượng sâu sắc

    03/02/2004Bạn có thường ở trong tình huống này không: Bạn đang đứng tại quầy hÅ•ng của công ty trong một hội chợ (convention), bên cạnh là một chiếc bàn vớI một bên để toàn là kẹo và phía bên kia là các món đồ chơi có logo công ty bạn vớI nhiều kiểu dáng bắt mắt. Sản phẩm công ty và quà khuyến mãi được đặt ở giữa bÅ•n. Bạn sẵn sàng cho việc bán hàng...
  • xem toàn bộ