Sự thanh thản

04:38 CH @ Thứ Hai - 08 Tháng Năm, 2017

Danh nhân Reinhold Niebuhr (1892 – 1971) đã có một khái quát đáng kính trọng và cực kỳ thiết thực trong đời sống hàng ngày. Đó là: “Xin Thượng đế hãy ban cho con sự thanh thản để chấp nhận những gì không thể thay đổi được, lòng dũng cảm để thay đổi những gì có thể và sự khôn ngoan để phân biệt hai điều này” (God grant me the serenity to accept the thing I cannot change, the courage to change the thing I can and the wisdom to know the difference)...

Vậy thì trong ba thứ: sự thanh thản, lòng dũng cảm và sự khôn ngoan mà ta cầu xin Thượng đế ban cho, có lẽ sự thanh thản là cần thiết nhất, là thiết thực nhất và dễ thực hiện nhất.

Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, trang 1464 thì Thanh thản là: “Ung dung, thoải mái, nhẹ nhàng dường như không có điều gì phải bận tâm suy nghĩ. Thí dụ: Sống cuộc đời thanh thản, đầu óc thanh thản, thanh thản trời đất ...”.

Theo Đại Từ điển tiếng Anh Longman xuất bản năm 2011 trang 1496 thì Thanh thản, serene có nghĩa là: “Rất ung dung, rất thanh bình. Thí dụ: Vẻ mặt của em bé rất thanh thản, thật xinh đẹp; vẻ thanh bình của cảnh sơn thủy hữu tình” (Very calm or peaceful. Ex: The child's face was serene and beautiful, a serene mountain lake).

Vậy thì, sự thanh thản (serene) đóng vai trò gì trong đời sống hàng ngày, đóng vai trò nào trong cuộc đời một con người?

1. Sự thanh thản trong văn chương chữ nghĩa:

Trong cuộc sống muôn vàn gian khó mà mỗi chúng ta phải vượt qua hàng ngày, những người bình thường, nhỏ bé chỉ biết cần cù, siêng năng để kiếm sống và kiếm tìm những niềm vui nhỏ bé, những “hạnh phúc đơn sơ, ước mơ nho nhỏ” mà thôi. Vì thế Mac Anderson (1919 – 1979) đã hết sức thông cảm với những “đời ta bé mọn” này mà an ủi: “Thất bại là phần quan trọng trong cuộc đời” (Failure is a big part of life). Trừ những người gặp may, những người có kẻ chống lưng, bảo kê, bảo lãnh cho, thì ai ai khi đọc câu này cũng đều thở dài mà nói: Ông này quá giỏi, thật cứ như là “đi guốc trong bụng” con người ta vậy.

Tuy vậy, đã là con người ai cũng muốn phấn đấu vươn lên để thay đổi cuộc đời mình, hoàn thiện kiến thức cho mình. Nhưng trước những thất bại, trước những điều chưa đạt theo nguyện vọng của mình, thì thái độ quan trọng nhất, cách nhìn thực tế nhất là chấp nhận nó. Phải chấp nhận cái hoàn cảnh mà mình đang có, phải thanh thản, bình tĩnh tiếp tục sống để tìm cơ hội mới. Đó mới là sự thông minh, là sự lựa chọn đúng đắn. Chả thế mà người Pháp cổ đã dạy: “Phải biết yêu quý cái mình đang có khi chưa có được cái mình mong muốn” (Il faut aimer ce qu'on a quand on n'a pas ce qu'on aime). Đến đây cần viện dẫn lời cắt nghĩa của P.Osmans: “An phận không hẳn là hình thức của sự bạc nhược. Nó chỉ chứng tỏ rằng phần nhiều chướng ngại ta gặp trong cuộc đời đều rắn chắc hơn cái đầu của ta”. Đến đây cần trích dẫn thêm lời của Mac Anderson: “Thành công hay thất bại không nằm ở chỗ những khó khăn chúng ta gặp phải, mà là cách chúng ta đương đầu với chúng như thế nào”.

Như vậy đã rõ: Dù trước khó khăn, dù trước thất bại, ta cứ thanh thản đón nhận để tìm kiếm cơ hội khác, như câu châm ngôn: “Thất bại là mẹ thành công”. Cái nút thắt là ở chỗ cần yên tâm, cần bình tĩnh, cần thanh thản mà đón nhận, mà cố gắng, mà phấn đấu.

Trong thực tế cuộc sống hàng ngày, trong các phòng tập luyện Yoga, phòng tập Thiền, nơi tu hành, tiêu chuẩn số 1 để chọn học viên là chỉ dạy cho những ai biết học lấy cái thanh thản, biết nhẫn nhịn, biết im lặng trong hàng tiếng đồng hồ không nói, không cười, không suy nghĩ, chỉ sống theo hơi thở đều đều. Qua các phòng tập rộng mênh mông ở Ấn độ trong các Trung tâm Phật học hoặc Môn phái Yoga, thấy im ắng quá, ai cũng tưởng Trung tâm nghỉ làm việc. Hóa ra hàng ngàn con người đang thở, đang hết sức tập thu công lực, thu khí lực từ thiên nhiên, từ vũ trụ, họ đang tập luyện cho sự thanh thản.

Đáng quý thay và cũng thật khó khăn thay để thấu tình đạt lý cho sự thanh thản.

Épicure, đại Triết gia cổ đại (Thế kỷ thứ ba trước Công nguyên) đã phải thốt lên: “Con người ta khi đã đạt đến sự thanh thản trong nội tâm sẽ không còn thấy sự quấy nhiễu của chính bản thân và của xung quanh nữa” (L'homme qui possède la paix de l'âme n'est importune ni à lui-même ni aux autre). Chao ôi, trong Y học người ta khao khát có một bài tập cho một kết quả vĩ đại là “Tâm bình an”. Vì Hải Thượng Lãn ông nói: “Tâm không bệnh thì làm sao Thân có bệnh”. Ngày nay, những người chữa bệnh ít kinh nghiệm, cứ đau đâu chữa đấy, mà không biết rằng con người là một thể thống nhất, những chỗ đau chỉ là một biểu hiện bên ngoài. Vì thế bệnh cứ nặng mãi, vì cái gốc không ai biết, cái gốc không được cứu chữa.

Người Ấn độ cổ dạy rằng; “Một trái tim thanh thản luôn nhìn thấy lễ hội trong làng” (Le cœur en paix voit une fête dans tous les villages).

Nhà Triết học Mỹ - Th. Jefferson -trong thư gửi nhà văn Edward Rutledge năm 1797 có đoạn viết: “Sự thanh thản là nguồn sữa quý để nuôi dưỡng tuổi già” (La tranquillité est le lait de la vieillesse).

Người Trung Quốc cổ lại ca ngợi sự thanh thản, tĩnh lặng, êm đềm với một dẫn chứng có thật, rất giản dị, rất tượng trưng khi họ mô tả: “Chỉ có ở những mặt hồ thật êm đềm, thật tĩnh lặng người ta mới có thể chiêm ngưỡng được các vì sao lấp lánh” (Seul l'étang tranquille refléte les étoiles).

2. Sự thanh thản trong đời sống hàng ngày:

Người thông minh là người biết đón nhận mọi tin tốt, tin xấu một cách bình thản.

Đây là kỹ năng sống số một, quan trọng nhất, cần thiết nhất, mang tính sống còn trong đời sống hàng ngày.

- Năm 2014 có một vụ sập hầm lò rất lớn ở châu Mỹ La tinh. Hàng chục công nhân gần như bị “chôn sống” dưới hầm sâu hàng chục mét. Sau nhiều ngày đào bới mới tiếp cận được số công nhân đó. Có nhiều người đã chết, một số bị thương nặng nhẹ ở các mức độ. Sau đó có một số người được cứu sống đã kể lại: Những người sợ hãi la hét, kiệt sức, thiếu ăn, thiếu oxy bị chết đầu tiên. Một số có sức khỏe tốt chịu đựng được lâu hơn. Nhưng có một số người bình tĩnh chấp nhận hoàn cảnh mới cực kỳ xấu, không có lối thoát, đành yên lòng chờ đợi người đến cứu. Những người đó sau này có cơ hội sống sót.

- Khi đi khám bệnh, nếu bị phát hiện thấy mình mắc những chứng nan y như: ung thư, xơ gan, suy thận, HIV ... sẽ có những tình huống xảy ra sau đây: Người quá lo sợ bệnh tật sẽ mất ăn, mất ngủ, tinh thần hoảng loạn, sẽ chết trước khi bệnh toàn phát. Người nào bình tĩnh hơn, thanh thản tiếp nhận một việc đã rồi, bình tĩnh phối hợp với thày thuốc để chữa trị, ăn uống và tập luyện hợp lý sẽ có cơ hội kéo dài hoặc thuyên giảm bệnh một cách rõ rệt.

- Có em học sinh lớp 12 thi trượt vào đại học, bị cha mẹ mắng nhiếc, xỉ nhục đã tự tử chết. Cha mẹ em rất hối hận và đau khổ. Nhưng đa số các phụ huynh biết cách động viên con, rồi tùy ý muốn của con cho học thêm năm nữa để thi lại đại học, hoặc cho đi học trung cấp hay học nghề, nên gia đình rất vui vẻ, hòa thuận. Thế mới biết, cũng cùng một kết quả thi trượt đại học, nhưng tùy vào thái độ cư xử của cha mẹ mà các em học sinh có những hoàn cảnh khác nhau trong buổi đầu đời còn bỡ ngỡ lúng túng. Đây là bài học dạy chúng ta khi tiếp nhận tin xấu cũng nên coi là bình thường như khi tiếp nhận tin vui, như vậy mới thực sự là người có kinh nghiệm sống ở đời.

- Một cán bộ có lương tâm trong sạch, học lực, tài năng đến đâu thì hưởng lương ở mức độ đó. Có người không yên lòng khi thấy xung quanh thăng quan tiến chức, đâm ra sốt ruột, ghen tỵ, chạy bằng giả, dẫn đến bị đuổi việc, bị truy tố. Nếu ta ở vị trí thấp mà thanh thản chấp nhận thực tế là mình chỉ có tài năng hạn chế, không có người chống lưng, không có ai bảo kê, thì cứ yên tâm sống một đời bình thường, với một đồng lương “nhiều no, ít đủ” mới gọi là người hiểu biết. Ta cứ âm thầm cố gắng học tập, phấn đấu vươn lên, chắc chắn tương lai xứng đáng sẽ đón nhận chúng ta. Lúc nào cũng nên thanh thản, như các cụ ta xưa đã dạy “Chớ lo muộn vợ, chớ phiền muộn con” mới thực sự là biết cách sống.

Để tạm sơ kết về sự thanh thản, xin hãy học tập một triết lý sống khôn ngoan của người Ả rập cổ. Nội dung triết lý ấy là: Khi gặp cảnh ngang trái, muốn lòng được thanh thản, tâm được bình tĩnh xin hãy sử dụng 5 ngón tay. Dùng ngón cái và ngón út bịt bớt hai lỗ tai, hai ngón bên cạnh che bớt hai con mắt, còn ngón giữa đặt nhẹ lên môi và tự nhắc nhở: Hãy im lặng nhé.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • 30 câu nói của thiền sư Thích Nhất Hạnh giúp bạn sống hạnh phúc hơn

    19/03/2019Thư VĩHãy cùng đọc những lời thầy Thích Nhất Hạnh dạy để khiến bạn sống hạnh phúc hơn...
  • Người Việt đi chùa để cầu, người Hàn đến chùa để thiền

    23/02/2018Kim Young ShinGiống với người Việt Nam, người Hàn Quốc cũng xem năm mới truyền thống là dịp sum họp gia đình. Giống với tết Việt, người Hàn Quốc cũng có tục lì xì. Nhưng, người Hàn Quốc không đi lễ chùa vào dịp tết. Hàn Quốc cũng không có tục đón giao thừa, tục xông đất, cũng không có các loài cây đặc trưng cho tết như đào, quất...
  • 66 câu Phật học làm chấn động Thiền ngữ thế giới

    10/05/2017Đọc được gì là tùy mỗi người…Nhưng xin hãy đọc thật chậm, nghĩ thật kỹ và nhớ thật lâu. Cuối cùng là làm theo được càng nhiều càng tốt…
  • "Trên đời này thứ gì đáng sợ nhất?"- thiền sư trả lời đúng điểm yếu của nhiều người

    12/04/2017Diệp AnhNếu được hỏi "trên đời này thứ gì đáng sợ nhất?", bạn sẽ trả lời thế nào? Liệu có trùng với đáp án chuẩn xác mà vị thiền sư đưa ra như trong câu chuyện dưới đây?
  • Ám ảnh trần tục nơi cửa thiền

    02/02/2017Dương TùngCách đây ít lâu, vào ngày Phật đản, trong khi Phật tử, du khách nườm nượp hành hương lên chùa Non cúng đường Đại Phật tượng Phật tổ Như Lai và vào đền Sóc lễ Thánh Gióng đầy thành kính, thì ở ngay bãi cỏ cạnh đền Mẫu (thờ mẹ Thánh Gióng) diễn ra các hình ảnh chướng tai gai mắt...
  • Loại bỏ bớt vấn đề, cuộc sống thanh thản hơn

    27/06/2016Hoàng Minh ChâuĐừng bao giờ để bị mắc kẹt trong sự nghi ngờ. Tin hoặc không tin sẽ tốt hơn. Sự nghi ngờ luôn tạo ra rất nhiều vấn đề không có lời giải...
  • Lời tâm huyết của thiền sư với thanh niên

    18/05/2016Bùi Quang MinhCái gì đã làm cho có người chối bỏ tương lai, tình yêu và tuổi trẻ của mình? Câu hỏi này đã được trả lời khi chúng ta đọc quyển Tuổi trẻ Tình yêu Lý tưởng (2005) và Nói với tuổi hai mươi (1965) của thiền sư Nhất Hạnh...
  • Oprah đàm đạo với thiền sư Thích Nhất Hạnh

    19/03/2014Phù Sa chuyển ngữTrên trang nhà Oprah.com, chúng tôi đọc được lời giới thiệu sau đây của Oprah về Thiền sư Nhất Hạnh, người mà cô được đặc cách phỏng vấn vào tháng 9, 2009 tại Nữu Ước, khi thiền sư tới đó hoằng pháp...
  • Giải mã những bí ẩn của thiền định

    17/05/2010Hồ Trung TúChưa bao giờ các công trình nghiên cứu về những bí mật của Thiền định lại được các phương tiện thông tin đại chúng, các hãng truyền thông lớn, đề cập đến nhiều như thời gian vừa qua. Các hãng tin như AP, Reuter các báo như News Week, Time... đều có nhiều bài viết chi tiết mô tả những khám phá của các nhà khoa học Anh, Mỹ qua phương pháp chụp cộng hưởng từ hoạt động của bộ não các Thiền sư, đã phát hiện ra nhiều điều mà trước đây, khi nói đến hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đó chỉ là những cảm giác có được do phương pháp tự kỷ ảm thị hoặc tưởng tượng mà thành.
  • Chuyện Thiền

    05/06/2009Cao Huy Thuần“Trời trống mây thì trăng mới sáng”. Ngay cả câu căn dặn đó cũng phải trống đi trong đầu khi sắp rút kiếm, huống hồ mấy chuyện thiền thông thái kia! - Trích sách Thấy Phật (Tác giả: Cao Huy Thuần, Phương Nam Books, 2009)
  • Sự kết nối thơ thiền xưa và nay

    30/01/2009Hoàng Thị Ngọc BíchTrong xã hội hiện đại, con người dường như bị cuốn theo những lo toan, bộn bề của cuộc sống thường nhật. Nhưng không vì lý do đó mà họ đánh mất cảm xúc của mình. Ẩn sâu trong tâm hồn mỗi cá nhân vẫn là "chất nghệ sĩ" mãnh liệt và khi bắt gặp nguồn cảm hứng thì họ có thể làm nên những áng thơ...
  • Thiền - trong khi đọc sách

    14/08/2003Thiên hạ ai mà vào TTVNonline ai cũng biết đến những con người và cuộc chiến tinh thần đặc sắc. Thiền và Đọc sách tại sao không phối hợp nhau? Trả lời của 1 chuyên gia thiền về vấn đề này như sau...
  • xem toàn bộ