Chuyện Thiền

09:31 SA @ Thứ Sáu - 05 Tháng Sáu, 2009

>> Xem thêm:Thấy Phật

Một danh tướng về già muốn tặng thanh kiếm báu của mình cho một tướng quân ở xa. Ông giao trọng trách đó cho một gia nhân, cũng là một tay kiếm xuất chúng. Cẩn thận như vậy, ông vẫn không yên lòng, nghĩ rằng kiếm sĩ này chưa chắc đã đủ chín chắn để giữ kiếm không bị cướp dọc đường. Thanh kiếm không những quý về chất thép mà còn quý vì chuôi kiếm có nạm vàng và ngọc vua ban.

Chẳng hiểu do đâu, các tay kiếm khách trong thiên hạ đều biết kiếm báu đang di chuyển. Ai cũng thèm. Rời nhà chẳng bao lâu, người gia nhân kiếm sĩ đã để ý thấy ba tay hảo hán đang theo dõi mình không rời gót.

Hôm ấy, anh vào quán rượu nghỉ chân, cả ba vào theo. Anh kéo ghế, họ chọn bàn bên cạnh, cách nhau một hành lang. Gươm đeo bên hông, họ sang sảng gọi tửu bảo. Ba người ngồi trong tư thế bao vây, một người ngồi đối diện, một người chênh chếch đằng sau, một người bên hông. Một chọi ba. Anh kiếm sĩ nao nao.

Anh quan sát người thứ nhất trước mặt. Rượu mang đến, y chìa tiền hào phóng cho tửu bảo, nâng cốc mời hai người kia, nốc cạn một hơi, tự rót cho mình một cốc khác. Mắt y sắc như dao, lưỡng quyền cao, một vết sẹo nằm dọc bên má. Y rút gươm đặt lên bàn, sửa lại thắt lưng, mở rộng cổ áo, đưa mắt liếc xung quanh. Tay này có vẻ đầu đảng.

Tự nhiên anh kiếm sĩ nghĩ đến một chuyện thiền. Chuyện thế này: Một ngày kia, vùng ấy có động đất, nhà cửa đổ sập, ngôi chùa vững thế mà cũng sập một gian. Khi tai biến qua rồi, thầy trụ trì họp tăng chúng lại để dạy bảo.

Thầy nói: “Các chú đã thấy thầy bình tĩnh như thế nào rồi đó, đó là thái độ của người thiền sư trước mọi sự việc. Chẳng có gì, kể cả bão tố, kể cả động đất, có thể làm động lòng một người đã chứng đạt; người đó ở trong hoàn cảnh nào cũng tự nhiên nhi nhiên, ung dung, tự tại. Các chú thấy Thầy có đổi sắc mặt đâu, cứ thản nhiên dẫn các chú trú ẩn trong nhà kho, nhà này chắc mà lại thấp, có sập cũng chẳng gây thương tích gì.

Thầy lại còn không quên bảo các chú khiêng chum tương vào kho, vật bất ly thân, có thực mới vực được đạo, bởi vậy tối nay thầy trò chúng ta không lo chuyện ăn. Chùa sập ngay gian nhà họp, giá như Thầy không tỉnh táo, cứ để các chú ở đấy, không chưng bây giờ ta phải mò gạch mà tìm xương nhau.

Nhưng dù sao, dù sao, ừ dù sao, Thầy cũng là người như các chú, đâu phải gỗ đá vô tri, nên Thầy phải thú nhận có lúc cũng động lòng, chút xíu thôi, như gió thoảng. Ấy là lúc mà Thầy bưng chén nước lên uống, suốt đời Thầy chưa bao giờ uống nước lạnh, chỉ uống nước trà thôi, nhưng lúc ấy khô cổ quá, tự nhiên uống cạn cả chén nước lạnh.”

Có tiếng cười nhỏ nhỏ trong tăng chúng, Thầy hỏi: “Các chú cười gì?” Một chú tiểu vô tư: “Bạch thầy, không phải chén nước lạnh đâu ạ, Thầy uống cạn cả một chén xì dầu!”

Anh kiếm sĩ hiểu tại sao câu chuyện thiền ấy lại bay vào đầu mình. Một chọi ba, anh nao nao. Như gió thoảng, một chút xíu thôi, nhưng có cái gì lay lay trong đầu. Anh cầm ly rượu, nắm chắc trong tay, lòng tự nhủ lòng: đây là ly rượu, là ly rượu, không phải nước lạnh, đây không phải xì dầu. Đây là ta, kia là nó; đây là thanh kiếm của ta, kia là lưỡi gươm của nó. Đây là quán rượu, không phải là ngôi chùa, không có động đất, chỉ có ta động lòng.

Anh đưa mắt nhìn tên thứ hai, chêch chếch phía sau, chân gác lên đùi. Thấy anh liếc mắt, y rút gươm đặt cạnh ly rượu làm rượu sóng sánh. Y xoay xoay ly rượu trong tay, không uống, rồi cầm chiếc đũa gõ vào mạn ly dánh nhịp, như đang hát một điệu gì đấy trong đầu. Trông tay này dáng điệu thảnh thơi, thong dong như một cánh diều hâu đang lượn một vòng trên trời trước khi đáp vù xuống đất gắp con gà con.

Anh kiếm sĩ rờn rợn chút xíu sau gáy. Đầu anh chờn vờn một chuyên thiền khác. Chuyện thế này: Một kiếm sinh tầm sư học đạo, nghe nói có ông sư tài nghệ tột vời, tìm đến nơi xin vào ở trong chùa mong thầy truyền nghề cho. Một năm, hai năm, rồi ba năm trôi qua anh ta vẫn nấu bếp trong chùa, chẳng thấy thầy nói năng một tiếng, thầy ăn cứ ăn, trò nấu cứ nấu. Anh ta buồn quá, toan thối lui thì bỗng một hôm...

Bỗng một hôm, anh ta đang lui cui xào nấu, thầy bất thần đâu từ sau lưng giáng cho một đòn gươm gỗ xuống vai, đau điếng. Hôm sau, anh ta đang loai hoay nhặt sau, thầy bất thần từ phía sau giáng cho một đòn nữa. Từ đó, bất kể mặt trời mặt trăng, sáng trưa chiều tối, đang lùa miếng cơm hay đang tưới rau, anh ta luôn luôn ở trong tư thế phòng vì thầy xuất hiện bất cứ lúc nào, gươm gỗ như đâu từ trên trời giáng xuống. Lúc đầu thầy đánh trúng, càng về sau càng trượt, sau cùng thì trượt tuốt. Anh nấu bếp trở thành vô địch thiên hạ.

Phía sau là chỗ hiểm nhất phải lo. Tiểu nhân không bao giờ dám hại người quân tử ở phía trước, chỉ giỏi đánh rình, đánh mò, đánh úp, đánh lén, đánh tập hậu, đánh sau đuôi. Anh kiếm sĩ lại cầm ly rượu, nhìn đủ năm ngón tay nắm chặt vành ly, tưởng tượng mình đang nấu bếp, đang lặt rau, hù, gươm gỗ vừa giáng xuống, hụt, vai trái vừa bị đòn, ha ha, thầy vừa đánh trượt, hi hi, trượt cú nữa... Này, tay kia, mày đang chực đánh lén tao chứ gì, coi chừng, gươm mày sẽ không hơn gì gươm gỗ, chưa kịp giáng xuống hồn mày đã bay lên mây!

Còn lại tên thứ ba, ngồi bên hông. Tên này không đáng lo, vì gươm của y vẫn còn để nguyên trong vỏ, hững hờ bên hông. Trông y như gà xụ cánh, mặt cúi xuống ly rượu không uống, mắt lim dim buồn ngủ.

Nghĩ cho cùng, chưa chắc chúng đã dám tấn công. Mà có tấn công, chắc chắn ta sẽ không uống xì dầu, không sưng vai. Ta đường đường một đấng võ sĩ đạo, một samourai thời vàng son. Một samourai quý tộc trong câu chuyện thiền mà ai cũng biết, chắc chắn ba tên kia cũng biết như ai.

Chuyện rằng: Ngày kia, một võ sĩ đạo quý tộc bước chân vào một quán ăn bình dân dọc đường. Dù là quý tộc, khi đói thì cũng phải ăn thôi. Quán nghèo, ruồi đậu trên bàn. Quý tộc ăn thong thả, khoan thai, cốt cách. Cửa sực mở, ba tên lục lâm bước vào, cười nói ầm ĩ, dương dương tự đắc, gươm đeo lủng lẳng bên hông. Tên thứ nhất chợt thấy thanh gươm quý của võ sĩ đạo trên bàn. Hắn đưa mắt ra hiệu cho hai tên kia đến cướp, cả ba toan rút gươm xông tới thì vừa lúc ấy, võ sĩ đạo đưa đôi đũa lên tai, tắc tắc tắc, gắp ba con ruồi đang bay, kêu tửu bảo thay đũa khác. Ba tên lục lâm lè lưỡi tuôn chạy ra khỏi quán.

Anh kiếm sĩ nghĩ thầm: ta chính là tay samourai ấy đây, ba tên lục lâm là ba tên kiếm khách đang ngồi quanh ta, nào chúng bay, hãy xem đây này! Anh vớt hạt đậu trong chén búng lên trời, vươn đũa gắp hạt đậu đang rơi. Anh gắp được hạt đậu, nhưng chưa kịp buông tay xuống thì, nhanh như chớp, tên cướp ngồi lim dim mắt bên hông rút gươm tặng anh một nhát sâu hoắm trên vai.

Lúc ấy ông danh tướng ở xa đang tỉa hoa trong vườn. Bỗng thấy một con chim trong bụi vụt bay ra, kêu lên một tiếng, khiến ông giật mình, ngón tay chạm lưỡi dao, chảy máu. Ông vất dao, biết mình vừa mất kiếm. Khi tiễn đưa anh kiếm sĩ, ông chỉ căn dặn một câu, như có linh tính: “Trời trống mây thì trăng mới sáng”. Ngay cả câu căn dặn đó cũng phải trống đi trong đầu khi sắp rút kiếm, huống hồ mấy chuyện thiền thông thái kia!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lời tâm huyết của thiền sư với thanh niên

    18/05/2016Bùi Quang MinhCái gì đã làm cho có người chối bỏ tương lai, tình yêu và tuổi trẻ của mình? Câu hỏi này đã được trả lời khi chúng ta đọc quyển Tuổi trẻ Tình yêu Lý tưởng (2005) và Nói với tuổi hai mươi (1965) của thiền sư Nhất Hạnh...
  • Tản mạn đôi nét về thiền dân gian

    04/05/2009Bảo Sinh- Trần Ngọc LâmCó nhiều người hỏi cách thiền mà không hỏi Thiền là gì? Hoặc coi Thiền là ngồi kiết già vận khí từ đan điền lên bách hội. Nội dung của Thiền là sự tĩnh lặng ở trong tâm. Còn kiết già chỉ ở ngoại vi.
  • Lý luận Thiền tông trong Thập mục ngưu đồ

    10/03/2009Ngụy ĐịnhCác bức tranh chăn trâu được sáng tạo từ thời nhà Tống ở Trung Quốc (960 – 1279) ngay từ ban đầu nó đã được xem như là những bức họa tiêu biểu, trình bày về tinh hoa Phật giáo Thiền tông – Trung hoa. Mười bức tranh Thập mục Ngưu đồ của Thiền tông tương ứng với quá trình hành đạo của một người phát nguyên dấu những tinh hoa của Phật giáo Đại thừa...
  • Osho, ông là ai?

    02/01/2008Osho (1931-1990) là một vị đạo sư hết sức kỳ lạ của thế kỷ 20. Tên thật của ông là Rajneesh Chandra Mohan Jain. Khoảng trong thập kỷ70 người ta biết đến ông với tên Bhagwan Shree Rajneesh. Tháng 2 năm 1989, ông tự đổi tên là Osho...
  • Thiền và cuộc sống: Định nghĩa về mạnh khỏe

    07/01/2007OSHOOsho theo chuyên đề “từ thiền đến thuốc” hay là “Cách (của) thiền hỗ trợ cho mạnh khỏe thể chất và tâm lý”. Thiền sư Osho đã đi vào cõi vĩnh hằng. Sau khi ông qua đời, trên bia mộ của thiền sư, người ta đã khắc vào một dòng chữ: người này đã đi qua trái đất mấy chục năm…
  • Thiền và tâm lý học

    18/08/2006Nguyễn Chu PhácThiền học luôn luôn quan niệm mọi vật là không, thân xác, tâm tưởng và mọi sự vật đều là không. Chỉ có không là hiện hữu, tồn tại mãi mãi. Nếu tinh thần và sự sống (sinh mạng) của chúng ta trở thành hư không hoàn toàn trong tọa thiền, thì chúng ta có thể thâm nhập vào mọi sự vật...
  • Cầu lợi ở chốn cửa thiền

    12/02/2006Hiền PhươngXã hội dù phát triển đến đâu, công nghệ và phương tiện dù hùng mạnh đến mức nào thì con người vẫn luôn thấy nhỏ bé, yếu đuối trước vũ trụ vô thường. Khi cuộc sống thêm nhiều cạnh tranh, trông gai và khó nhọc thì người ta càng thấy thân phận mình mong manh, cuộc sống mình thiếu thốn, nhân tâm mình nặng nợ… khiến cửa chùa có biết bao nhiêu kiểu cầu xin với những tham vọng, ước muốn, lo sợ, ăn năn của người đời...
  • Thiền học hay là triết lý của sự im lặng

    04/01/2006Nguyễn Đức ĐànChữ Thiền, Thiền học vốn từ chữ Thiền tông mà ra. Theo truyền thống của trường phái Zen, Buddha có một loại bài giảng bí truyền, từ đời này qua đời khác mà không cần có văn bản viết. Phật truyền riêng cho một môn sinh nào đó, môn sinh ấy là truyền riêng cho môn sinh của mình...
  • Quyển sách của cuộc đời

    04/01/2006Lê Tuyên biên dịchMột tác phẩm nổi tiếng của Krishnamurti (1895 – 1986) người Ấn Độ. Ông được giáo dục tại Anh và đã truyền giảng tư tưởng triết lý của mình trên khắp thế giới. Ông được xếp vào một trong số năm vị thánh của thế kỷ XX...

  • Thiền phật giáo nguyên lý và một số phạm trù cơ bản

    23/12/2005TS. Hoàng Thị ThơPhân tích quan niệm của Thiền Phật giáo về quá trình nhận thức, và cùng với nó là quá trình giải thoát, tác giả muốn chỉ ra thế mạnh cũng như hạn chế của những quá trình mang tính hướng nội và cá thể này. Vì vậy, có thể lý giải được sự lan toả đang rất thành công của Thiền Phật giáo trên thế giới hiện nay...
  • Thiền - trong khi đọc sách

    14/08/2003Thiên hạ ai mà vào TTVNonline ai cũng biết đến những con người và cuộc chiến tinh thần đặc sắc. Thiền và Đọc sách tại sao không phối hợp nhau? Trả lời của 1 chuyên gia thiền về vấn đề này như sau...
  • xem toàn bộ