Sự thật

01:13 CH @ Thứ Ba - 10 Tháng Giêng, 2006
Cố GS Trần Quốc Vượng đã từng nói: Một khi cái giả tràn lan thì xã hội phải được cảnh báo nghiêm khắc về sự xuống cấp và tai hoạ trầm kha của văn hoá.

Cái giả đang đe doạ kỷ cương phép nước và cả nền tảng đạo đức. Người ta đã làm giả để rơm, trấu hoá ra gà nhằm chiếm đoạt tiền Nhà nước. Giới trí thức ít nhất cũng có 30% bằng tiến sĩ thuộc loại vô bổ(!). Các hội đồng khoa học nghĩ gì khi cho điểm 9 trở lên cho tất thảy những điều vô bổ ấy? Cái giả tinh vi đến mức HLV A. Riedl nói: Một khi Quốc Anh bị bắt thì tôi không còn biết tin vào ai nữa. Có PGS nói: Bây giờ "làm" khoa học có tiền lắm! Cái từ làm đi liền với tiền, ở giữa là "khoa học", nghe chừng giống với truyện cổ tích ở xứ sở của sự tối tăm. Vậy nhưng đó là sự thật. Hoạ sĩ vô tư đạo tranh, nhạc sĩ đạo nhạc, nghiên cứu sinh dạo bước chợ trời đạo khoa học để làm nên cái phần "kêu" có tên gọi là chức danh, kiến thức.

Chuyện gà chết trên giấy có thể khai quật để kiếm tìm sự thật; chuyện người lái xe vi phạm, bấm 3 lỗ rồi tước giấy phép hành nghề; chuyện nghi đinh tặc nên phải cấp giấy phép... vá xe;... Đó là những chuyện có thể làm. Nhưng có đến 30% số tiến sĩ vô bổ, tại sao không làm sạch? Làm sạch bóng đá là đương nhiên, nhưng có lẽ cần kíp vẫn là làm sạch giới học giả, ăn thật? Một nhà văn Nga nói: Kẻ giết người có thể giết chết một vài người, nhưng nhà văn, trí thức sai, có thể giết chết nhiều thế hệ. Sự "giết" nếu nhẹ hơn một lỗi lầm thì sự thật ở đâu?

Không thể có một xã hội lành mạnh nếu tinh thần ốm yếu. Không thể có một nền giáo dục, khoa học trong sạch một khi có đầy rẫy ra đó những tiến sĩ "giấy"; PGS tính bằng điểm "công trình" - là những bài báo không có gì mới được đăng. Cỡ cao cấp nhất của văn hoá còn giả thì làm sao người dân ít chữ biết cách hành xử bằng sự thật!

Sự thật là "món hàng" sạch nhất. Một môi trường xanh nhất, trong lành nhất phải là một môi trường mà sự thật, chân lý là "người bạn" thân thiết của con người. Chừng nào sự giả trá của khoa học, nghệ thuật vẫn ngang nhiên tồn tại thì chừng đó văn hoá xã hội trượt dốc. Cần phải trừng trị nặng mọi sự giả trá, đó mới là sự thật.

U.23 hay chôn gà chết là trấu, là rơm chỉ là sự tiếp nối của tất cả những gì thuộc về nhân cách. Làm sao đòi hỏi một bước tiến của văn hoá khi những cái kém, cái giả cứ tồn tại? Đầu vào của sinh viên các trường sư phạm hiện nay là cao, nhưng cái gốc để tạo nên đầu ra lại kém từ xưa và kém đủ bề. Một nền giáo dục cứ loay hoay tìm kiếm một mô hình nào đó thì làm sao có thể đào tạo những thế hệ tương lai được định vị rõ ràng?

Xin cảm ơn GS-TSKH Vũ Minh Giang, ít nhất thầy đã cho mọi người biết một sự thật ở tầm chất lượng cao: 1/3 nền giáo dục đào tạo của cái gọi là chất lượng cao thực sự là vô bổ.

Sự thật không có chỗ cho sự mù mờ. Sự thật giống như kim cương, con người có thể đào bới hàng núi đất để kiếm tìm nó. Thấm thía câu nói của một triết gia: Thà đi tìm sự thật suốt đêm, còn hơn phải nghi ngờ nó suốt đời. Nếu chỉ được chọn một điều để làm sạch thì chắc chắn sự thật chính là điều đầu tiên và duy nhất, phải nghĩ đến.

Nguồn:Lao Động
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Căn bệnh “Bán trời không văn tự”

    29/06/2018Vi ThanhVới những đứa trẻ, tình yêu và hạnh phúc là những thứ bên cạnh, giản dị và đơn sơ. Chúng không có khái niệm về tham vọng, về danh lợi, về bạc tiền. Trong những đôi mắt đen lóng lánh hạt nhãn ấy, không có những thứ khí hắc ám của đời sống phủ bụi...
  • Về chứng bệnh ảo tưởng

    27/08/2017Hạnh NguyênChúng ta đang sống trong thời đại có quá nhiều kẻ hão huyền và ảo tưởng về bản thân mình. Có lẽ những người nông dân gắn cả đời họ trên đất đai và ngũ cốc không mang trong mình cái chứng bệnh chết người ấy. Bởi, danh phận đơn giản và đầy thách thức xác thực đã cho họ một con đường đúng...
  • Trí thức và nửa trí thức: Đến cả sự nhợt nhạt cũng giống nhau đáng sợ

    16/05/2016Ngô Tự LậpTrích đăng từ bài “Giáo dục, Trí thức và nửa đường còn lại” của Ngô Tự Lậpbàn về trí thức và nửa trí thức.
  • Cần biết xấu hổ

    02/11/2014Nhà thơ Hải NhưNhìn ra xã hội hôm nay, chúng ta có nên "báo động” với nhau về một lớp người đã không còn biết liêm sỉ, không còn biết xấu hổ?
  • Phiếm bàn về chữ 'Khát'

    10/09/2014Nguyễn Quang Thân"Khát" chỉ một nghĩa đen duy nhất là khát nước. "Khát" còn vô vàn nghĩa bóng... "Khát" được làm nên sự nghiệp. "Khát" được sống, được yêu thương, được thi thố tài năng cho những việc hữu ích, được biến những giấc mơ đẹp thành hiện thực. Đấy là những cơn khát làm con người thăng hoa, làm nhân loại tiến lên phía trước. Nhưng Khát tiền là một trong những cơn khát khốc liệt nhất của rất nhiều người...
  • Trung thực: nền móng của cải cách giáo dục Việt Nam

    30/12/2005Phạm Xuân Anh"Trung thực nền giáo dục" chính là nền móng của CCGD nước ta hiện nay. Theo quan điểm chủ quan của tôi thì CCGD mà chúng ta đang tiến hành tựa như “xây nhà từ nóc” vậy. Chính vì vậy, những giải pháp chấn hưng giáo dục đều thất bại hoặc không mấy thành công. Tôi có cảm giác rằng nhiều ý kiến, biện pháp CCGD của nhiều tập thể, cá nhân đưa ra vừa qua khi họ đang ở trên… mây để quan sát nền giáo dục nước nhà vậy...
  • Trước hết, đạo lý!

    03/12/2005Nguyễn Mạnh HàoThiết kế và thực hiện dần cho nhân dân cả nước một lối sống lành mạnh, tốt đẹp, vui tươi – một lối sống bắt rễ sâu thẳm vào văn hóa truyền thống dân tộc, nhờ đó gia tăng bản lĩnh hội nhập hấp thụ tinh hoa thế giới, là một vấn đề cực kỳ bức thiết và trọng đại mà tiếp cận trước tiên và cơ bản nhất là tiếp cận đạo lý của các thế hệ Việt Nam đã đúc kết và từng trải cho đến hôm nay...
  • Bản “thành tích”... đạt chuẩn quốc gia

    12/10/2005Hoàng Trí Dũng - N. Bình - Phạm KiềuTheo báo cáo của Sở GD-ĐT Cà Mau hiện tỉnh đã có 76/89 xã, phường, thị trấn và 4/9 huyện, thành phố đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở... Oái oăm thay, các con số báo cáo này được xây dựng dựa trên sự gian lận của những cán bộ quản lý ngành giáo dục và giáo viên nhiều trường...
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • Thầy - trò thản nhiên gian dối trong học tập, thi cử

    26/12/2003Nhiều năm qua, nạn gian dối trong thi cử ngày một phổ biến, không chỉ ở học sinh mà cả giáo viên và các cán bộ giáo dục, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Điều đáng nói là tất cả đều thản nhiên như không khi bị bắt gặp có hành vi “quay cóp” hay “bố trí giúp đỡ” thí sinh...
  • Phút nói thật của giáo viên: Sự thật nhức nhối!

    20/11/2003“- Em không làm được bài à? Đi “vệ sinh đi”!!!? - Em chưa học bài gì sao? Về chỗ, 5 điểm!?”. Có những chuyện kể ra nghe như tiếu lâm ấy mà lại là sự thật, sự thật nhức nhối có ở hầu khắp các trường hiện nay. Phút nói thật dưới đây của các thầy cô cũng là giây phút người ta phải giật mình: hoá ra cả thầy cả trò đều là nạn nhân.
  • xem toàn bộ