Sự thay đổi 4 nguyên tắc cơ sở trong tư duy khoa học cổ điển và hiện đại
4 nguyên tắc của tư duy khoa học cơ giới (trước 1900)
1. Nguyên tắc định mệnh chủ nghĩa:
Các quá trình của tự nhiên là 1 chuỗi chặt chẽ nguyên nhân và kết quả, vào mỗi thời khắc nhất định, toàn bộ nguyên nhân quy định một cách tuyệt đối những sự kiện của thời khắc tiếp theo, và cứ mãi mãi như thế.
Vậy không thể chấp nhận bất kỳ một sự xuất hiện mơ hồ nào trong tự nhiên. Vậy về nguyên tắc có thể tiên đoán với niềm tin tuyệt đối về toàn vũ trụ đến các phân tử, con người... cho tới ngày tận thế. Cũng cách đó có thể đi ngược quá khứ để phục chế quá khứ xa xăm nhất tới tận cùng cõi vô tận.
2. Nguyên tắc định lượng (thể hiện tinh thần chính xác của khoa học)
Khoa học phải tính toán các hiện tượng và thiết lập giữa nhưng sự tính toán ấy những mối quan hệ chính xác.
Những tư tưởng chỉ rõ ràng khi mang tính chất định lượng và chỉ có những gì có thể đo đếm được là có thể nghiên cứu một cách chính xác, khoa học và có thể gọi là được biết.
Theo tư tưởng này, sẽ có ngày tòan bộ tự nhiên phải được miêu tả bằng con số: tọa độ không gian và thời gian của các sự kiện, hệ số xác định thuộc tính vật lý của chúng. Nhận thức về tự nhiên tiến triển qua việc xác định những mối quan hệ giữa những con số ấy.
3. Nguyên tắc tính liên tục (liên quan đến sự chuyển tiếp giữa những trạng thái).
Những sự vận động của tự nhiên diễn ra một cách tuần tự, liên tục. Nếu một dãy hình như đột ngột hay không thể giải thích được thì chỉ cần phân chia nó thành những đoạn nhỏ hơn. Người ta cho rằng có thể kéo dài sự phân chia này một cách vô tận. Các quá trình của tự nhiên là cực kỳ tinh tế và liên tục.
4. Nguyên tắc vô ngã.
Nhà khoa học tự cho mình không phải là một con người mà là một công cụ: không đam mê, không có thiên kiến, có thể nói là đứng ngoài nhân loại. Nhà khoa học quan sát nhưng không tưởng tượng, không áp đặt một trật tự cho các hiện tượng tự nhiên, mà là phát hiện một cách khiêm nhường. Vừa tự cho mình là một công cụ, nhà khoa học không thừa nhận một tác động qua lại giữa công cụ này với hiện tượng được quan sát. Phủ nhận vai trò của trí tưởng tượng và nghệ thuật đối với khoa học.
4 nguyên tắc của tư duy khoa học hiện đại (sau 1900)
1. Nguyên tắc về sự không chắc chắn:
Mọi điều trong tự nhiên đều chứa đựng những điều không chắc chắn tất yếu. Cho nên mọi tiên đoán trong lĩnh vực năng lượng, vật chất trở nên không thể vững chắc.
Chỉ có thể tiên đoán tương lai các sự kiện của vũ trụ vi mô trong một phạm vi không chắc chắn nhất định, bao gồm nhiều khả năng có thể xảy ra. Và toàn bộ tương lai trở nên không chắc chắn trong lúc vẫn giữ một độ xác xuất rất cao. Từ "có thể" được dùng trong khoa học.
Khoa học được thu hẹp vào trong những giới hạn của sự quan sát: Tất cả những gì không thể kiểm nghiệm bằng quan sát đều không được nó khẳng định.
2. Nguyên tắc phân tích cấu trúc.
Khoa học chuyển từ quan tâm đến những biện pháp định lượng (số lượng, đo lường) như một mục đích chuyển thành một phương tiện và coi khoa học như tập hợp những quan hệ lôgic và thực nghiệm. Nhà khoa học quan tâm tới những mối quan hệ, những sợi dây liên lạc giữa những hiện tượng, tới cấu trúc của mạng lưới do những sợi dây liên lạc tạo thành.
Những định luật chỉ là thể hiện những mối quan hệ cấu trúc của tự nhiên.
Nguyên tắc định lượng chỉ còn là một phương tiện để đạt tới một cái gì đó sâu xa hơn tức là nhận thức về cấu trúc các thành phần của vũ trụ.
3. Nguyên tắc về tính liên tục:
Bằng những cấu trúc không liên tục của vũ trụ ở cấp độ hạt cơ bản.
Chấp nhận nền tảng của cấu trúc vũ trụ là không liên tục. Vật chất và năng lượng chỉ tồn tại dưới dạng những đơn vị không liên tục, với kích thước nhất định. Mọi sự mô tả chính xác về vũ trụ chỉ là ảo tưởng.
Chỉ có thể áp dụng phương pháp xác suất khi không có một nhận thức hoàn hảo hơn.
Bản thân tự nhiên phân phối các sự kiện theo kiểu thống kê học từng khoảnh khắc một với những bước nhảy vọt không liên tục.
4. Tính tương đối và nhân văn
Tính tương đối tức là sự hiểu biết vũ trụ, không phải bằng sự kiện mà bằng những mối quan hệ. Tính tương đối hòa nhập vào người quan sát vào sự quan sát và qua sự quan sát, vào định luật phát biểu lên sự quan sát ấy. Chừng mực nào định luật phản ánh tư tưởng của tác giả.
Trái lại, tính tương đối và những ứng dụng của nó thông thường yêu cầu một định luật phải được phát biểu sao cho có thể có giá trị đối với mọi người quan sát.
Khoa học trở thành công cuộc xây dựng một trật tự bao gồm quá trình cho phép phát hiện ra sự kiện. Sự kiện không phải do tự nhiên cung cấp cho nhà khoa học: nhà khoa học phải lo tự tạo sự kiện cho mình. Vì vậy, khoa học trở thành một hoạt động, một loạt thao tác do con người thực hiện.Cuộc cách mạng khoa học mới từ phi nhân văn, khắc khổ, máy móc, không quan hệ với cuộc sống thường nhật chuyển sang mang tính chất nhân văn, nhằm mục đích tạo nên một trật tự, cung cấp một sự diễn tả dễ hiểu về thế giới, bằng cách đưa vào trong đó tinh thần của chính bản thân mình.
Đây là sự thay đổi sâu xa và tinh tế nhất trong lĩnh vực khoa học và nhận thức nói chung. Nhận thức trở thành một hoạt động thường trực.
Muốn có giá trị phổ quát, một định luật không còn bắt buộc phải có giá trị trong khi vắng mặt mọi người quan sát. Đó là định luật được phát biểu sao cho có giá trị đối với mọi người quan sát trong khuôn khổ áp dụng nó.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015