Suy cảm về Nhà nước và pháp luật

07:55 SA @ Thứ Hai - 25 Tháng Năm, 2015

Tôi nghiềm ngẫm về hai nhà triết học lớn viết về Nhà nước và Pháp luật…

  • Hegel :Con người không tham gia vàoNNước để tồn tại như một sinh vật trong bầy đàn để được bảo vệ theo số đông,mà con người là cá thểTự do, tham dự vàoQuốc gia, một tổ chức có lý trí biết tạo raLuật pháp để bảo vệcác Quyền thiêng liêng của con người.
  • Rousseau( bàn về một chính thể hợp pháp tiến bộ): “mộtNhà nước chính danh và hợp pháp với điều kiện nó đảm bảo trật tựxã hội cùng với sự tự do của Nhân dân... Dân chúngtôn trọng và tuân thủ không phải vì nhìn thấy một ông chủ của mình, mà là một tổ chức cao nhất của luật pháp đảm bảoDân chủ, Dân quyền và Dân sinh

Tôi tiếp tục dòng suy cảm của mình :

  • ‘Republic’- là thừa nhận tính bình đẳng xã hội của các cộng đồng, tạo nên tinh thần xã hội trong công chúng, để mỗi cá nhân thực sự là từng nhân tố có quyền lợi / trách nhiệm / nghĩa vụ làm nên nền cộng hoà. Đồng thời trở thành mỗi công dân như thế : mang được ý thức tham gia và xây dựng xã hội chung. Điều đó được thừa nhận về Hiến pháp, và đảm bảo bởi luật pháp! Nhà nước là thể chế cao nhất ( của dân do dân vì dân ) kiến thiết xã hội thành Quốc gia phát triển
  • Một hệ thống Nhà nước tốt khi nó đồng thời vừa được dựng nên bởi ‘tam nguyên’ khái niệm : ( 'bình đẳng' / 'công bằng' / 'dân chủ' ), đồng thời vừa hiện thực được tam nguyên đó một cach cơ bản nhất, phổ biến nhất, mạnh mẽ nhất là trên phương diện luật pháp. Hơn nữa khai mở những khái niệm đó thành cơ hội phát triển cho mỗi người dân, thành năng lực to lớn của Quốc gia. Trong đó không một nhóm dân nào, một quyền công dân nào bị bỏ quên hay bị gạt ra ngoài quá trình thiết hành mục tiêu của nhà nước đó!

  • Năm khuynh tính tất yếu : ( sự cực đoan, dần lạm dụng, phủ định nhau, độc tôn hoá, thiên vị kỷ) của bất cứ cá nhân hay nhóm người nào trong các cộng đồng ( kinh tế / xã hội ), đặc biệt mạnh hơn khi gắn với Quyền lực! Cho nên Nhà nước chính là 'Mẫu số chung về hệ thống quyền lực' Quốc dân, đảm bảo:

1. Ngăn ngừa năm khuynh tính trên

2. Phân chia và giám sát quyền uỷ nhiệm

3. Phục vụ lợi ích chung xã hội

  • Trong đời sống xã hội, nếu tồn tại sự xung đột nào giữa các cá nhân hay giữa các nhóm người ( khi trở nên phổ biến, ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng, hoặc mỗi bên đều tin vào 'lý' của họ đến cùng.. ) thì trong nguyên nhân và hiện tượng của xung đột đó đang tồn tại hoặc là:

1. Lỗ hổng của luật pháp

2. Sự vô hiệu của luật pháp

3. Mâu thuẫn của những điều luật !

Lúc đó cần sự phân xử mang tính Nhà nước, phải là :

1. Bênh vực đạo đức

2. Xem xét tiến trình nhân quả chính đáng

3. Căn vào quyền con người + quyền công dân + quyền xã hội để xử.

Sau đó phải bổ khuyết hệ thống luật pháp.

  • Nhà nước hiện đại phải đồng thời giải quyết bài toán phát triển và hội nhập Quốc gia vào Quốc tế, xung quanh những cặp phạm trù : đối tác / đối thủ , hoà bình / chiến tranh , nghĩa vụ / tuân thủ , thể chế / công ước, cạnh tranh / hợp tác.... Nhằm mở rộng không gian Dân Sinh, Quốc quyền, Thương giao... trong sân chơi chung từ Khu vực đến Thế giới mà trật tự chính là sức mạnh mềm + sức mạnh cứng của Nhà nước
  • 'Chính quyền' là khái niệm dần phải thay đổi và nên biến mất! Trước đó khái niệm này thường được hiểu 'mặc nhiên' là : quyền của Nhà nước: mạnh nhất, quan trọng nhất, lớn nhất, tập trung nhất, bao trùm trong hệ thống xã hội! Quyền của Nhà nước ( vốn là được 'vay' của công dân ) cần hoàn trả về cho Dân quyền và pháp quyền. Các cơ quan nhà nước thực thi công vụ và cung cấp dịch vụ công hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, phụng sự Dân chủ, cũng như chịu sự định vị của Dân quyền

(*) Và trăn trở :

Vì sao một Xã hội không nhìn ra được Sự Thật, không ngợi ca được Điều Hay, không tôn vinh được Cái Đẹp, không sử dụng được Hiền Tài ? Dần xã hội đi đến những ‘nghịch lý’ !? Vì không có một Nhà nước thực hành được CôngLý ! Nhà nước phải có trách nhiệm đưa mọi người chung sống trong môi trường LUẬT PHÁP để CÔNG LÝ dần trở thành ‘đầu vào’ / là ‘không Khí’ / ‘hiển nhiên’ bởi vậy tất cả đều có thể binh đẳng, tim được con đường sống tốt của minh mà không gây hại cho Xã hội. Và sự hội nhập tiến bộ là Luật Pháp đi đến chuẩn mực chung của mọi Xã hội, ở đó Công Lý là không biên giới

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Quyền Cá nhân = ( Công lý / Pháp Luật )

    08/09/2020Nguyễn Tất ThịnhTôi đã viết về 12 quyền con người rồi ( tính phổ biến, không phân biệt và toàn cầu ), nhưng quyền công dân lại mang tính xã hội, được thừa nhận
    ở từng giai đoạn lịch sử và trong phạm vi không gian của mỗi một quốc
    gia có Hiến pháp của mình...
  • Về ứng xử của Nhà nước hiện đại

    08/12/2014Nguyễn Tất ThịnhTrong một số lần làm việc với các cá nhân và tổ chức khác nhau, tôi nhận được một số câu hỏi liên quan đến cách hành xử của Nhà nước hiện đại (xét theo phương diện luật pháp ). Tuy không phải là chuyên gia về lĩnh vực này, nhưng thực ra một trí thức thực thụ trong lĩnh vực xã hội thì đương nhiên cần hiểu biết về luật pháp nói chung và Nhà nước hiện đại…
  • Tìm hiểu về khái niệm nhà nước pháp quyền tại Đức

    16/09/2014Đỗ Kim ThêmĐể khởi đầu cho công cuộc đổi mới về kinh tế, Việt Nam đã đề cao hai khái niệm quan trọng, nhà nước pháp quyền và kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cho đến nay, hai khái niệm này dù đã được triển khai nhưng vẫn chưa giải đáp thỏa đáng như nhiều người mong đợi. Đây là một nan đề cần được đặt ra và thảo luận nghiêm chỉnh hơn. Vấn đề mà giới học thuật luôn quan tâm theo dõi là Việt Nam cần phải hiểu thế nào về hai khái niệm này.
  • Doanh nghiệp nhà nước không đủ năng lực đóng vai trò chủ đạo

    03/03/2014Vũ Thành Tự AnhDự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành TƯ Đảng khẳng định mọi thành phần kinh tế đều được coi trọng, đồng thời thừa nhận rằng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của khu vực nhà nước thấp hơn so với khu vực tư nhân, nhưng vẫn tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Câu hỏi đặt ra là liệu kinh tế nhà nước có đủ năng lực để đóng vài trò chủ đạo này hay không?
  • Tìm hiểu về khái niệm nhà nước pháp quyền tại Pháp

    29/10/2010Đỗ Kim ThêmPháp là một quốc gia dân chủ, văn minh, tiến bộ, tôn trọng nhân quyền và có tinh thần thượng tôn luật pháp. Từ nhận định này chúng ta dễ suy đoán rằng khái niệm về nhà nước pháp quyền chắc hẳn đã có một truyền thống trong văn hoá cũng như dân trí của nước Pháp. Đây là một cảm nhận sai lầm. Thực tế cho thấy là nước Pháp không hề có thuật ngữ État de droit trong học giới mà chỉ là phiên dịch từ Rechtsstaat của Đức. Khác với các quốc gia dân chủ phương Tây, chính thể lập hiến không làm nền tảng cho mọi sinh hoạt chính trị tại Pháp trong cả một thời gian dài...
  • Nhà nước của dân, do dân, vì dân

    09/10/2010Một Nhà nước phải là một Nhà nước có Đức, dưới sự lãnh đạo của một Đảng là đạo đức, là văn minh. Một Nhà nước có Đức là nói đến một Nhà nước hướng tới bảo vệ và phục vụ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, đồng thời với việc trừng trị một cách nghiêm khắc những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của dân tộc, của nhân dân...
  • xem toàn bộ