Ta và Mình

04:38 CH @ Thứ Sáu - 30 Tháng Chín, 2016
Bài thơ này tôi viết, có thể hiểu là tự tâm tình của người Nam hay Nữ về bạn đời của mình, trong những dòng trôi của cuộc sống, cũng có thể hiểu là tâm sự chỉ của một Ai đó thôi mà trong họ có hai phần: TA là ý niệm về bản thân / MÌNH là thực thể bản sinh Tôi cũng có ngụ ý mỗi người nên tìm lại, xác thực và định vị sao cho Thân Tâm làm Một Yêu Thương.
Tôi cũng mượn lại ý cổ về Trầu Cau cho sâu thêm cảm xúc tâm hồn Việt
.
.
Ngỡ Mình đang thiếu Ai xa

Hóa ra Ta thiếu chính Ta trong Mình
Bấy lâu theo đuổi bóng hình
Tìm đâu Ai đó tưởng Mình kết thân
Đôi khi Ta thấy như gần
Trống thêm vì cảm một phần Mình thôi
Ta, Mình liệu mãi cùng đôi?
Mình xa Ta nhớ đầy trời mênh mông
Xưa nay Ai có một lòng ?
Gặp nhau mà vẫn khoảng không xa vời
Trong Ta sóng mãi bồi hồi
Nhưng sao không thể kéo trôi Mình về?
Mỗi ngày Ai cũng mải mê
Buồn đời Ta bị Mình chê đang già
Có thời Mình chính là Ta
Phân thân nên đã phôi pha mọi điều
Sớm lạnh nhưng chẳng ấm chiều
Ta đi để lại bao nhiêu muộn phiền
Thở than Mình gánh triền miên
Nỗi niềm chỉ biết gọi tên Ta hoài
.
.
Đường đời nào biết hỏi Ai
Lên Đông đội nắng, ngược Đoài đội mưa
Mình ơi hết oán Ta chưa?
Ta về chung võng đong đưa chữ Tình?
Thật ra Ta rất thương Mình
Vẫn say câu hát sân Đình sắt son
Kết duyên thành phận vẫn còn
Chuyện hay không nỡ để mòn về sau
.
.
Ai về Ai nhả bã trầu
Mình têm miếng mới tâm đầu với Ta
Chẳng cần tìm kiếm Ai xa
Mình ơi có thấy lại Ta trong Mình ?
Ta chẳng nuôi nữa bóng hình
Vì Ta đã chắc có Mình trong Ta !
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Clip và bản dịch bài thơ ‘Đợi Anh Về’

    19/05/2020Nguyễn Tất San, Nguyễn Tất ThịnhBức tranh trên cát không như bức tranh tĩnh mà là cả một câu chuyện tình cảm động trong Chiến tranh vệ quốc. Qua clip này, chúng ta cảm nhận được nhiều hơn về bài thơ Đợi Anh Về của nhà thơ Xô Viết Xi-Mô-Nốp (bản dịch của Tố Hữu, bản dịch lại của cha con tôi)...
  • Bài thơ “Tuổi Trẻ” và tướng quân Mc Arthur

    14/09/2015Đoàn Thanh LiêmVào dịp cuối năm 1956, lúc tôi còn theo học tại trường luật Saigon, thì anh bạn cùng quê là Vũ Năng Phương có gửi cho tôi một tấm thiệp Noel trong đó có ghi tòan văn bản dịch của bài thơ “Tuổi Trẻ” (Youth) của Samuel Ullman...
  • Tôi viết bài thơ Em ơi, Hà Nội phố

    24/04/2018Phan VũNgày 25-9 tại Hà Nội, Em ơi, Hà Nội phố - sau “gần nửa thế kỷ ra đời nhưng vẫn chưa trở về Hà Nội” như lời tác giả, đã được nhà thơ Phan Vũ đọc lần đầu tiên trong đêm thơ tổ chức cho riêng ông ở Thư viện Hà Nội. TTCT giới thiệu bài viết của nhà thơ về cuộc hành trình gần 50 năm của Em ơi, Hà Nội phố và trích đăng một số khổ của bài thơ...
  • Bài thơ “nịnh vợ” nổi tiếng của TS Lê Thống Nhất

    08/03/2016Nhà thơ Bùi Hoàng Tám tuyển chọn và bìnhThơ anh thông minh, dí dỏm, hài hước đặc biệt là trong lĩnh vực “nịnh vợ… sợ con”. Anh cho biết 16 năm nay (từ 2000), sau khi viết bài thơ “Hai tư giờ thôi nhé”, tháng ba nào anh cũng viết một bài thơ vì có ngày Phụ nữ Việt Nam và ngày sinh nhật cô con gái rượu (14/3)...
  • Đọc lại một bài thơ của Lưu Quang Vũ

    02/05/2015Đỗ Quang NghĩaBài thơ được Vũ viết từ những năm đầu thập kỷ 70, nhưng chỉ sau khi Vũ mất khá lâu, khi trên thế giới này, cuộc đấu tranh ‘ai thắng ai’ chỉ còn có một bên muốn làm chiến sĩ, bài thơ mới được in ra nhờ tấm lòng của những người chí tình với thơ và với Vũ...
  • Bài thơ “Thần” và đôi điều hiệu đính

    23/05/2014Nguyễn Đình MinhBài thơ “Thần” (Nam quốc sơn hà) được coi như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam và tác giả là Lý Thường Kiệt. Đây cũng là tác phẩm được biên tập trong sách giáo khoa, THCS và THPT (Cấp 2 và cấp 3), nhiều thế hệ học sinh đã học và làm bài luận. Nhưng trải qua nhiều năm tháng những cái sai, cái lệch của nó vẫn chưa được điều chỉnh kịp thời để trả lại nó nguyên vẹn những ý nghĩa lịch sử và văn học...
  • 'Я вас любил' - 'Tôi yêu em', bài thơ không hình ảnh

    20/04/2014Ngô Tự Lập"Tôi yêu Em" của Puskin chắc chắn là một trong những bài thơ dịch nổi tiếng nhất ở nước ta nói chung và của dịch giả Thuý Toàn nói riêng. Bản thân người viết những dòng này cũng thuộc lòng bài thơ từ tuổi học trò...
  • Một góc nhìn gia giáo xưa qua bài thơ được ghi lại năm 1888

    23/02/2007Trần Đình HằngTrong khi sưu tầm tư liệu tại Thư viện quốc gia Hà Nội, hồi tháng 8/2005. Chúng tôi đọc được một bài thơ lục bát dài, đăng tải trên một tờ báo nổi tiếng, nội dung chính là người mẹ dạy con gái,được dịch sang tiếng Pháp: Conseil d’une mère à sa fille, bởi A- Chéon, trong Bulletin de la Sociéte des études Indochinoises de Saigon.
  • Cảm xúc trước một bài thơ hay

    25/05/2006Trương Văn HàTôi thuộc lớp người thuộc chưa nhiều thơ tình, nhưng với thi phẩm "Dòng sông một bờ” thì tôi đã đọc thuộc, thuộc từ lâu lắm rồi, từ cái thuở tôi biết yêu thơ và biết yêu em...
  • xem toàn bộ