So sánh các dị bản truyện "Thầy bói sờ voi" và tâm thức dân tộc

06:51 SA @ Thứ Ba - 04 Tháng Ba, 2014

Trước hết hãy đọc ba dị bản truyện sau đây. Truyện cổ dân gian Ấn Độ (Nxb. KHXH, H.1982) kể như sau:

CON VOI VÀ BỐN NGƯỜI MÙ

Bốn người mù đi dò dẫm trên đường. Từ phía trước, một con voi đang tiến lại.

- Kìa hãy tránh cho voi đi! Khách qua đường thét bốn anh mù.

Bị tính tò mò kích thích, họ hỏi :

- Thế con voi nó như thế nào? Cho chúng tôi xem với?

Khách qua đường bèn xin ông quản tượng dừng voi lại. Ông quản tượng đồng ý dừng voi lại và bốn người mù lần đến sờ voi. Người thứ nhất sờ được cái vòi, người thứ hai sờ cái chân, người thứ ba sờ cái bụng và người thứ tư túm được cái đuôi. Sờ xong ông quản tượng liền đánh voi đi. Khách qua đường hỏi bốn người mù:

- Thế nào? Bây giờ các anh đã biết được hình dáng con voi rồi chứ?

- Vâng, bây giờ thì chúng tôi biết rồi.

- Thế nó ra làm sao?

Người mù sờ được vòi nói:

- Nó giống như như con rắn to cuộn tròn lại.

Người mù sờ cái chân nói:

- Không phải, anh nhầm rồi. Nó giống như cái cột nhà chứ!

Người mù sờ cái bụng nói:

- Hai anh nhầm. Con voi giống như thùng chứa nước.

Người mù sờ đuôi nói:

- Các anh điều nói sai bét. Nó giống sợi dây tam cố dùng để buộc thuyền.

Thế là bốn người mù đều bị nhầm lại ba hoa với nhau.

Tuy vậy mỗi người trong bọn họ đã nói được một phần sự thực: ai biết ngần nào thì nói ngần ấy.

(sđd, tr.337-338).

* Trong Kinh Niết Bàn và Kinh Trường A Hàm lại kể như sau:

NGƯỜI MÙ SỜ VOI

Ngày xưa có một ông vua sai đại thần dắt đến một con voi cho một bọn người mù sờ xem. Sau đó vua hỏi: "Các ông đã biết voi chưa?"

- Biết rồi! Bọn người mù đáp.

- Thế voi như thế nào?

- Voi xem ra như cái đòn xóc. Người sờ ngà voi bảo.

- Voi như cái quạt. Người sờ tai nói.

- Voi như tảng đá. Người sờ đầu voi đáp.

Người sờ vòi lại bảo: "Voi giống như cái chày".

- Voi giống như cái hộp gỗ. Người sờ mắt voi nói.

- Không phải. Voi như cái giường. Người sờ lưng voi khẳng định.

- Theo tôi con voi như cái thùng to. Người sờ bụng voi kêu lên.

- Đừng cãi nhau nữa, con voi như sợi dây thừng. Người sờ đuôi xác nhận.

Nhà vua nghe bọn mù tranh cãi nhau, cảm khái nói:
Người mù đều rất đông
Tranh nhau nói sự thật
Voi vốn chỉ một thân
Thị phi lại bất đồng

(Trích theo Hồng Phi Mạc"Cầm hoa mỉm cười", BK.1999 tr.30, tiếng Trung)

* Truyện ngụ ngôn Việt Nam do Trương Chính kể lại có khác:

THẦY BÓI SỜ VOI

Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói nói chuyện với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem. Thầy thì sờ voi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.

Đoạn, năm thầy ngồi bàn tán với nhau

Thầy sờ vòi bảo:

- Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà bảo:

- Không phải! Nó dài dài như cái đòn càn.

Thầy sờ tai bảo:

- Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.

Thầy sờ chân cãi:

- Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột đình.

Thầy sờ đuôi lại nói:

- Các thầy nói sai cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể cùn.

Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau tọac đầu chảy máu.

(Theo Trương Chính: Bình Giải ngụ ngôn Việt Nam, Nxb. Giáo dục, 1998)


Qua ba dị bản trên, cốt truyện hầu như giống nhau, nhưng khác nhau về mấy điểm sau:

1. Hai dị bản Ấn Độ đều gọi là "người mù"còn riêng Việt đổi thành "thầy bói".

2. Cách cảm nhận các bộ phận của con voi khác nhau, do tập quán và tâm lý dân tộc khác nhau. Ví dụ ở Ấn Độ, Trung Quốc, người ta cảm nhận cái cái đuôi voi như sợi thừng, còn người Việt Nam cảm nhận như cái chổi xể cùn, cái vòi như con đỉa, chân như cột đình, tai như cái quạt thóc v.v...

3. Người khách qua đường và ông quản tượng Ấn Độ có vẻ tốt bụng dừng voi cho người mù sờ xem, mà không đòi tiền, còn bọn thầy bói và quản tượng trong dị bản Việt thì phải có tiền mới xong!

4. Truyện Ấn Độ không có ý châm chọc, mạt sách người mù, tuy họ nói không đúng, nhưng cũng thừa nhận họ nói được một phần sự thật: ai biết ngần nào thì nói ngần ấy. Đó cũng là một triết lý nhân sinh.

Truyện kinh Phật lại sâu thêm ở tính triết lý Phật giáo. Voi vốn là một thể, nhưng sắc tướng khác nhau, nên cảm nhận khác nhau. Người mù ở đây là tượng trưng cho chúng sinh, những kẻ nhìn thế giới theo "lục pháp" (sắc, thụ, tưởng, hành, thức, thần), cho nên chỉ có" vọng tưởng", hiểu lầm. Nếu chỉ chấp lục pháp thì không hiểu được chân như, phật tính. Nhà vua ở đây chỉ cảm khái cho chúng sinh, nhưng không giễu họ. Truyện ngụ ngôn Việt là một truyện châm biếm, một thể loại khác, có thể nói không giống với thể loại ngụ ngôn. Người mù biến thành "thầy bói ế hàng", toàn truyện giễu cợt một loại người làm nghề thấy bói, thầy bói là mù, không có ý nghĩa tượng trưng về chúng sinh và con người nói chung. Đã mù, phải làm nghề thầy bói vốn không ra gì, mà lại còn "không ai chịu ai", đến nỗi "xô xát, đánh nhau toạc đầu chảy máu" vì những chuyện không đâu! Thái độ khinh bỉ bọn thầy bói mù, chủ quan của truyện người Việt; là mạnh nhất, ít bao dung nhất.

5. Qua so sánh ba dị bản trên, hai dị bản dân gian Ấn Độ và kinh Phật, người kể là người hiểu chúng sinh, có quan niệm nhân loại, họ nhìn thấy trong người mù có bản thân họ, cho nên truyện kể nhẹ nhàng mà thâm trầm, hàm ý triết lý, không nhằm đả kích người mù. Dị bản Việt người kể tự đứng ngoài, tự coi mình là kẻ đứng cao hơn loại người khác, thu hẹp nội dung vào việc đả kích một bọn người thầy bói tầm thường. Do vậy nội dung triết lý sâu hơn.

6. Rõ ràng truyện Ấn Độ và truyện trong Kinh Phật là có trước, dị bản Việt có sau. Sự thu hẹp nội hàm triết lý trong dị bản này phải chăng cho thấy dị bản Việt Nam không mấy quan tâm nội dung triết lý, mà thích thú với cảm hứng thế sự, đứng bên ngoài mà chế giễu một lớp người cụ thể khác mình trong xã hội, như đã từng chế giễu thầy bói, thầy tu, thầy cúng, thầy địa lý, thầy đồ... Phải chăng chỉ qua một sự so sánh nhỏ này cũng thấy được phần nào sự thiếu hụt một tầm triết lý sâu xa trong dị bản dân gian Việt?

Nhưng dị bản Việt lại có một cái đặc thù riêng. Nó biến câu chuyện sờ voi thành một bi hài kịch của những kẻ dốt nát. Những chúng sinh mù loà ấy lại tự tin, tự phụ đến mức không ai chịu ai, xô xát đánh nhau toạc đầu chảy máu! Đó là chi tiết độc đáo có lẽ chỉ ở Việt mới có. Tôi đồ rằng, những kẻ mù đâu có khả năng nhìn thấy đối tượng? Cho nên cuộc xô xát không chỉ đánh lẫn nhau, có khi còn đấm vào cột nhà, lao đầu vào gốc cây, hòn đá bên đường cũng nên; và khi đánh nhau, bạ đâu đánh đó, đâu chỉ có chuyện toạc đầu, có khi đánh vào bụng, vào bộ hạ nữa. Tóm lại là một cuộc bi hài!

7. Tôi cứ nghĩ, tại sao chỉ do nhận thức khác nhau mà ở Ấn Độ người ta chỉ "ba hoa" với nhau, ở trong kinh Phật chỉ cãi nhau rồi thôi, đến Việt thì lại chuyển thành xô xát đánh nhau?! Phải chăng tâm thức dân gian Việt chưa tưởng tượng ra được một kết cục tốt đẹp hơn, triết lý hơn cho những bất đồng vặt trong cuộc sống?

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hành trình đi tìm những lời tự giải

    19/07/2017Ngân Hà (Chân dung hội họa Hoàng Tường)Ông là người luôn cẩn trọng với nhiều thứ, kể cả với sự hiểu biết của chính mình. Với tầm nhìn rộng, những bài báo của ông đóng góp không nhỏ vào việc tìm hiểu tinh thần khoa học đích thực, kể cả việc phân tích nội tại của khoa học từ những tìm tòi và chiêm nghiệm bản thân. Đặc biệt, trên trang Khoa học – giáo dục báo Sài Gòn Tiếp Thị gần đây, những bài viết ký tên ông đều đặn xuất hiện để giúp đại bộ phận công chúng hiểu rõ hơn về những kiến thức tưởng như “chuyện trên trời”.
  • Sai lầm, rủi ro trong khoa học phương Tây và đổi mới tư duy về khoa học ở Việt Nam

    14/08/2016Lê Ngọc HùngTrong bài viết này, tác giả đã tập trung luận giải: 1) Vấn đề phán xét các sai lầm trong khoa học; 2) Việc phân loại các sai lầm trong khoa học; 3) Bản chất của các sai lầm thuần túy khoa học; 4) Vấn đề dân chủ hóa trong khoa học và trách nhiệm công dân của nhà khoa học; 5) Sai lầm thuần tuý khoa học và đổi mới tư duy về khoa học ở Việt Nam.
  • Vài ngộ nhận về khoa học thường gặp

    02/07/2016Nguyễn Văn TrọngỞ nước ta hầu như mọi người chỉ thấy giá trị của khoa học ở những ứng dụng công nghệ thiết thực cho đời sống vật chất, cho nên người ta chỉ quan tâm đến tác dụng kinh tế của khoa học. Sự thực lịch sử cho thấy khoa học xuất hiện trước tiên ở phương Tây như một loại hình hoạt động văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của con người...
  • Khoa học phức hợp – khoa học của thế kỷ 21

    22/04/2016CC biên dịch“Tôi tin chắc rằng những quốc gia thiện dụng khoa học phức hợp sẽ trở thành những siêu cường về kinh tế, văn hóa và chính trị trong thế kỷ 21” . Phát biểu trên của Heinz R. Pagels tác giả cuốn sách – Mơ ước của lý trí: Máy tính và sự phát nguyên của khoa học phức hợp là một lời kêu gọi các nhà khoa học, công nghệ và các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu và triển khai khoa học phức hợp...
  • Khoa học về cái phức tạp

    28/03/2016Phan Đình DiệuViệc phát hiện ra các hiện tượng hỗn độn hay các fractal, đã tạo ra một “khoa học mới”, khoa học về các hệ thống phức tạp, và nhìn trước rằng đó sẽ là khoa học của thế kỷ 21. Thế giới tự nhiên và xã hội hiện ra trước mắt ta phức tạp hơn rất nhiều những gì mà “khoa học” đã hình dung trước đó, đầy những hỗn tạp thiên nhiên và cát bụi trần thế...
  • Khoa học thế kỷ XXI: Vượt ra ngoài quy giản luận

    16/03/2015Đặng Mộng LânChúng ta đã bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ được chờ đợi sẽ xuất hiện cuộc cách mạng khoa học mới. Cuộc cách mạng khoa học lần thứ ba này sẽ là như thế nào?
  • "Có rất nhiều ngộ nhận về khoa học"

    30/10/2014Nhật Lệ thực hiệntôi băn khoăn là chúng ta hội nhập với thế giới đã nhiều năm rồi, lẽ ra những ngộ nhận về KH đã phải được giải đáp từ lâu. Mục đích của hoạt động KH hướng đến những khám phá nhận thức mà hoàn toàn không có mục đích ứng dụng. Những khám phá vật lý học dẫn đến các phát minh công nghệ là hệ quả bất ngờ đối với chính các nhà vật lý...
  • Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy

    26/03/2014GS. TSKH. Phan Đình DiệuThế kỷ 20 vừa đi qua và những thành tựu khoa học to lớn mà loài người đạt được trong thế kỷ đó đã làm đảo lộn nhiều hiểu biết vốn có của chúng ta về những vấn đề cơ bản như không gian và thời gian, vật chất và vũ trụ, sự sống và con người, rồi tiếp đến là kinh tế và xã hội... Từ những hiểu biết mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau dần dần đã hình thành một quan điểm mới, một tư duy mới về thiên nhiên cũng như về xã hội của chúng ta...
  • Cái nhìn đường hầm của khoa học

    01/08/2009M.Scott PeckĐôi khi các bác sĩ tâm bệnh gặp những bệnh nhân bị rối loạn thị giác rất lạ; những bệnh nhân này chỉ có thể thấy một vùng rất hạn hẹp ngay trước mặt họ. Họ không thể thấy bất cứ cái gì ở bên trái, hoặc bên phải, bên trên hoặc bên dưới cái tiêu điểm hạn hẹp của họ. Họ không thể thấy hai vật gần kề nhau đồng thời một lúc, họ chỉ có thể thấy một lúc một vật mà thôi và phải quay đầu nếu phải nhìn một vật khác. Người ta so sánh triệu chứng này với việc nhìn xuôi theo một đường hầm, chỉ có thể thấy một vòng tròn sáng rõ nhỏ ở cuối đường hầm.
  • Sự bất định của khoa học và các giá trị

    03/12/2008Nguyễn Văn Trọng dịchQuy luật cũ có thể không đúng. Làm sao mà một quan sát lại có thể không đúng? Nếu nó đã được kiểm tra cẩn thận, làm sao lại có thể sai? Tại sao các nhà vật lý lại cứ luôn thay đổi các quy luật? Câu trả lời là: thứ nhất, các quy luật không phải là những quan sát, và thứ hai, các thí nghiệm luôn luôn không chính xác.
  • Giải pháp cho tình trạng thiếu thông tin khoa học

    29/05/2007Nguyễn Văn TuấnTại sao các nhà nghiên cứu nước ta thiếu thông tin? Câu trả lời là do thiếu cơ sở vật chất và trường đại học cũng chưa quan tâm (hay chưa nhận thức) đúng mức đến tầm quan trọng của thông tin trong nghiên cứu khoa học. Tình trạng trên tương phản với tình hình ở các trường đại học hay viện nghiên cứu khoa học phương Tây, nơi mà thông tin được xem là một loại cơ sở hạ tầng (infrastructure). Trong các tiêu chuẩn dùng để xếp hạng và đánh giá danh tiếng của các trường đại học, ngoài các tiêu chuẩn khoa bảng, hệ thống thư viện và tập san khoa học là một tiêu chuẩn rất quan trọng. Do đó, không ngạc nhiên khi thấy các trường đại học “khoe” hệ thống thư viện của mình để cạnh tranh nhau thu hút sinh viên hay nghiên cứu sinh.
  • Phép phản biện trong khoa học

    07/09/2006Nguyễn Văn TuấnPhép biện chứng là phương cách tiến hành những thực nghiệm không phải để xác minh mà để phê phán các lý thuyết khoa học và có thể coi đây như là một nền tảng cho khoa học thực thụ. Nó đánh đổ những cách hiểu cố hữu đương thời cho rằng khoa học chỉ dựa trên phép quy nạp hợp lý và xác minh bằng thực nghiệm...
  • Tư duy hệ thống

    25/04/2006Ngô Trung ViệtNhân loại đã thành công qua thời gian trong việc chinh phục thế giới vật lý và trong việc phát triển tri thức khoa học bằng việc chấp thuận phương pháp phân tích để hiểu vấn đề. Phương pháp này gồm bẻ vấn đề thành các cấu phận, nghiên cứu từng phần cô lập và rồi rút ra kết luận về cái toàn thể. Loại tư duy tuyến tính và máy móc này đang ngày một trở nên không hiệu quả khi đề cập tới các vấn đề hiện đại...
  • Các giới hạn khoa học

    09/01/2006Đặng Xuân Lạng (dịch)...tác giả bào chữa cho việc khoa học hoàn toàn không trả lời được các câu hỏi cuối cùng – Mọi vật đã bắt đầu ra sao? Chúng ta ở đây nhằm mục đích gì? Ý nghĩa của cuộc sống là gì?, những câu hỏi là vượt ra ngoài năng lực giải thích của khoa học. Dầu vậy, khoa học là một hoạt động vĩ đại và vinh quang – hoạt động thành công nhất từ xưa đến nay và mãi mãi về sau mà con người đã tham dự...
  • Godel và bản tính của chân lý toán học

    28/12/2005Nguyễn Tiến Văn dịch và giới thiệuĐây là cuộc trò chuyện giữa bà và tạp chí Edge ngày 6.8.2005 về việc đi tìm căn gốc của Định lí bất toàn trong toán học của Godel. Lí luận chân lí số học đúng nhưng không thể chứng minh hiện hữu trong lí luận thời cổ Hy Lạp của Epimenides. Định lí của Godel còn xuất phát từ sự chạm trán giữa các nhà lý luận thực chứng học ở Vienna (trong đó có Wittgenstein) với Gode trên lập trường triết học Platon...
  • Giới hạn của khoa học và khoa học về giới hạn

    17/12/2005Phạm Việt HưngTrong khi các nhà khoa học có xu hướng chứng minh rằng những cái tưởng là bất khả thực ra là khả, thì ngược lại các nhà triết học có cái nhìn sâu xa hơn rằng nhiều cái tưởng là khả hóa ra lại là bất khả. Từ đó Barrow làm một cuộc tổng kiểm kê các thành tựu nhận thức của nhân loại trong thế kỷ 20 để chỉ ra hàng loạt bài toán bất khả mà loài người đã từng phải trả giá cho thấy thực ra hiện tượng bất khả xuất hiện trên mọi lĩnh vực nhận thức, từ hội họa, nghệ thuật, đến kinh tế, khoa học, chính trị…
  • Các giới hạn khoa học

    12/12/2005Jean Fourastié, Đặng Mộng Lân dịch... tác giả đã chỉ ra các giới hạn kinh điển trong đó nêu rõ phần lớn thực tại cảm quan bị tuột khỏi lập luận thực nghiệm (bản chất của sự vận động khoa học) trước khi chuyển sang “Suy nghĩ về các giới hạn khác”...
  • Tư duy hệ thống: Quản lý hỗn độn và phức hợp

    27/09/2005Cái mới trong khoa học quản lý là quản lý tình thế hỗn độn và phức hợp, trên cơ sở quán triệt tư duy hệ thống. Nhà khoa học quản lý Jamshid Gharajedaghi cung cấp cho các nhà tổ chức và quản lý, cho giới kinh doanh và đông đảo độc giả những kiến thức cần thiết về tư duy hệ thống, bao gồm triết học hệ thống, các lý thuyết hệ thống và phương pháp luận hệ thống, đồng thời trình bày những ứng dụng cụ thể các lý thuyết nói trên vào việc nghiên cứu và thiết kế một số dự án ở các công ty và các cơ quan chính phủ nhiêu nước, mà bản thân tác giả đã tham gia và có vai trò tư vấn chủ chốt...
  • xem toàn bộ