Thơ và vật lý hiện đại

09:12 CH @ Thứ Ba - 13 Tháng Sáu, 2006

Vào những năm 60 của thế kỷ trước, một sự kiện văn học đã đẩy tôi vào một tình trạng hết sức trầm luân về vật chất cũng như tinh thần.

Như thói quen mỗi khi gặp vận hạn tôi thường tìm đến sách như tìm đến những người bạn tử tế và trường kỳ tận tuỵ.

Tôi nói khó với HộiNhà văn giới thiệu xin một thẻ đọc thư viện Khoa học tại phố Lý Thường Kiệt.

Đây là việc tối cần thiết trên hai phương diện: một là kiếmsống, thư viện có nhiều tài liệu có thể dịch sinh nhai, hai là bổsung vốn kiến thức mà tôi cảm thấy còn nhẹ ký cũng như thiếu cập nhật vì đã gần hai chục năm do bận kháng chiến và hoạn nạn tôi không có điều kiện trau dồi.

Từ khi cầm bút tôi đã quan niệm việc cách tân thơ Việt là mục đích quan trọng nhất của đời mình lẽ dĩ nhiên có làm được hay không lại là một chuyện khác).Một hôm một anh bạn trẻ (anh bạn trẻ thời đó hôm nay đã tóc bạc: đó là nhà vật lý lý thuyết Đặng Mộng Lân) giới thiệu với tôi cuốn Emstein: cuộcđời, tu tướng vàlý thuyếtcủa Kouznetsov.

Lâu lắm tôi mới được đọc một cuốn sách khoa học viết hấp dẫn đến thế. Tôi đọc đi đọc lại nhiều lần. Cuốn sách đã dậy tôi rất nhiều về lý thuyết tương đối nhưng hơn thế nó còn dậy tôi một bài học lớn laovế cách sống và cách nghĩ của một người tìm tòi.

Khoa học thực nghiệm cổ điển đã đem lại cho nhân loại những bước tiến lớn thoát khỏi những vũng lầy mê tín nhưng nó cũng có nhược điểm là dễ khiến người ta quá chú trọng đến những hiện tượng tai nghe mắt thấymà lơ là những khía cạnh sâu xa và bí ẩn của tự nhiên mà chỉ tư duymới nhìn thấy.

Vậtlý hiện đại (và thơ hiện đại) khuyến khích những giả thuyếtthoạt nhìn như rồ dại nhưng có khả năng mở ra những khía cạnh kỳ bí của ngoại giới (cũng như thiết kế những tập họp chữ mớivượt qua biên giới cảm nhận sang những vùng tri nhận phức hợp và quyến rũ, chuyển sự chú tâm của người làm thơ vào những tác hiệu(siguthants) đa nghĩa sống động hơn là vào những thụhiệu (siguihés) minh bạch nhưng cằn cỗi).

Lý thuyết về những phôtông đã khẳng định tầm quan trọng hàng đầu của những cấu trúc gián đoạn thay thế những cấu trúc liên tục tăng chế ngự khoa học cũng như thơ ca trong nhiều thế kỷ.

Đã hết rồi thờ đại của những chân lý tuyệt đối. Ngay từ cuối thế kỷ XIX, một nhà triết học Đức với trực giác nhạy bén của một nghệ sĩ thiên tài đã bận tâm đến nguy cơ con người có thể bị ngạt thở vì chân lý.

Ai cũng biết xác suất là trung tâm của vật lý lượng tử mà đã nóiđến xác suất không thể không đề cập đến ngẫu nhiên, đến may rủi nóc ũng là cơ sở của thơ hiện đại.

Những nguyênlý bất định, nguyênlý bổ sungcủa vật lý lượng tử đã giải phóng nhân loại khỏi lý thuyết nhân quả tất định từng nhắc cũng như những quy luật nghiệt ngã nhiều khi bảo thủ của ngữ pháp.

Chúng đã đánh một đòn chí mạng vào lý thuyết chết người "loại trừ vế thứ ba" của logic cổ điển từng gây thảm họa cho loài người (mà không phải chỉ trong phạm vi tư tưởng). Không nên quên hệ quả cao điểm của nó là định thức “Kẻ nào không đi với ta là chống lại ta".Các nhà vật lý lượng tử đã góp phần thiết kế cho nhân loại một phạm trù mở, cái khác. Từ trước đến nay tư duy cổ điển chỉ vận hành trên hai trục đúng sai giờ đây cái vạc hai chân kia đã thêm một trụ mới, trụ thứ ba về cái khai thácgóp phần tạo nên một cách ứng xử mới, mở ra kỷ nguyên đối thoạithay thế cho thói quen độc thoại chuyên chế và bạo lực.

Hesenberg và Bohr được nhân loại tôn vinh không phải đơn thuần như những nhà vật lý kiệt xuất mà còn như những nhà tư tường dân chủ quan trọng trong lịch sử.

Không nên quên rằng khái niệm “những trạng thái chung sống" (étatscoexistants), hệ quả của nguyên lý bổ sung đã xuất hiện trên diễn đàn vật lý rất lâu trước khi khái niệm "chung sống hòa bình" xuất hiện trên diễn đàn chính trị thế giới.

Bài viết này của tôi không phải để nói về những vấn đề thuần túy vật lý mà chủ yếu là để nói lên lòng biết ơn của một nhà thơ già với vật lý hiện đại.

Tôi cũng xin phép được cộng hưởng lời kêu gọi thiết tha của nhà bác học người Bỉ, Prigogine cho một cuộc liên minh mới (nouvene alhance) giữa khoa học tự nhiên, khoa học nhân văn, triết học, văn học nghệ thuật nhằm tạo nên "một cái nghe mới thú vị" đối với cuộc sống muôn màu muôn vẻ.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cái khác...

    16/10/2015Lê ĐạtVật lý lượng tử khi đưa vào nguyên lý bất định đã buộc phải đổi mới cách tư duy loại trừ, từ lâu vẫn thống trị nhân loại. Bên cạnh hai vế đúng/sai nó đưa vào một vế thứ ba và chúng ta có một bộ ba mới đúng/sai/khác. Tôi khác anh không có nghĩa là tôi chống lại anh. Hơn nữa, tôi có thể bổ sung cho anh. Hệ quả lớn nhất của thuyết bất định là đề nghị dùng nguyên lý bổ sung thay thế nguyên lý loại trừ...
  • Cái đẹp trong khoa học, kỹ thuật

    16/05/2006Tạ Quang BửuCó hai ngành mà quan hệ giữa kỹ thuật và nghệ thuật thể hiện khá rõ nét là ngành chế tạo máy và ngành xây dựng, vừa có nhiều thành tựu vừa được đầu tư ngày càng lớn. Ở hai ngành này, quan hệ giữa cái đẹp và cái chính xác không phải để tự phát và phải được chuẩn bị ngay từ trường học...
  • Khuôn mẫu mới của khoa học đang xuất hiện

    29/04/2006Đặng Mộng LânChúng ta đã bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ được chờ đợi sẽ xuất hiện một cuộc cách mạng khoa học mới. Cuộc cách mạng đó sẽ như thế nào? Phải chăng trước hết nó cũng sẽ là một cuộc cách mạng về vật lý học với sự phá vỡ khuôn mẫu hiện đang tồn tại, hay nó sẽ là một cuộc cách mạng trong sinh học với sự khám phá ra nguồn gốc của sự sống và còn hơn thế, nguồn gốc của ý thức, một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận các vấn đề về tự nhiên và xã hội và do đó, sự hình thành một cái nhìn mới về thế giới, cách tiếp cận đang thống trị đã tỏ ra có những giới hạn?
  • Nghệ thuật, trí tưởng tượng và nhà khoa học

    19/07/2005Tôi muốn mượn tiêu đề bài báo của giáo sư sinh lý học Robert Root-Berstein, Viện Đại Học tiểu bang Michigan, trên tạp chí Nhà khoa học Mỹ đầu năm 1997 để bàn về mối quan hệ giữa ý thức và vô thức, giữa trí tưởng tượng và tư duy phân tích trong sáng tạo văn học nghệ thuật và sáng tạo khoa học kỹ thuật, một chủ đề hấp dẫn từng gây nhiều tranh cãi không chỉ tại Việt Nam ta.
  • 1 + 1 = 2?

    07/07/2005Phan Đình DiệuKhoảng ba chục năm trước đây, lần đầu tiên đọc báo thấy có người đặt câu hỏi đó, tôi cũng đã ngạc nhiên bởi tính “phi lý” của nó, và rồi từ chỗ hoài nghi sự hiểu biết của mình về chính những điều cực kỳ đơn giản như “số 1 là gì?”, “số 2 là gì?”, “phép + có nghĩa là gì?”, và từ đó phải tự xét lại xem mình đã hiểu “1+1=2” có ý nghĩa như thế nào mà mình tin là đúng?
  • Từ cái thực chuyển sang cái mơ

    06/07/2005Họa sỹ Thái TuấnCon đường nghệ thuật chính là những cơn mơ, giấc mộng, giúp cho con người một tầm nhìn rộng rãi, sáng sủa hơn về đời sống...
  • Sáng tạo ở bên bờ hỗn độn...

    20/05/2005GS. Phan Đình DiệuKhả năng sáng tạo ở bên bờ hỗn độn, một khả năng phổ biến của mọi hệ thích nghi phức tạp mà ta gặp khắp nơi trong mọi lĩnh vực tự nhiên, sự sống cho đến kinh tế, chính trị, xã hội cung cấp cho con người những cách hiểu mới về cách thức tiến hoá của giới tự nhiên và qua đó sự tiến hoá của các loại hệ thống khác, kể từ khi học thuyết tiến hoá ra đời vào giữa thế kỷ 19...
  • Chúng ta sợ suy tư

    14/05/2003Ngô Văn Tao phỏng dịch - Martin HeideggerHãy đừng tự dối mình! Chúng ta tất cả - kể cả những chuyên gia trí thức - thiếu suy tư và dễ dàng để đầu óc trống rỗng. "Để đầu óc trống rỗng" là trạng huống hiện hữu khắp nơi trong xã hội ngày nay...
  • xem toàn bộ