George Soros: Nhà quản lý tài chính của thế giới
Cái tên George Soros đã trở nên hết sức quen thuộc với Phố Wall. Người ta biết đến ông như một nhà tỷ phú thành công nhất trong lĩnh vực đầu tư tư bản. Phía sau những thành công đó, Soros là một nhà kinh doanh đầy cá tính và đã phải trải qua nhiều thăng trầm trong kinh doanh... George Soros (sinh năm 1930 tại Hungary) Mệnh danh là nhà đầu cơ tài chính, doanh nhân đầy cá tính nổi tiếng nhất thế giới. George Soros đã nổi tiếng trên khắp thế giới sau sự kiện tháng 9/1992, ông đặt 10 tỷ USD vào một vụ đầu cơ tiền tệ, bán khống đồng Bảng Anh. Kết quả là hóa ra ông đã đúng, và chỉ trong vòng một ngày thương vụ đó đã đem lại cho ông lợi nhuận 1 tỷ USD - lợi nhuận của Soros trong vụ này cuối cùng đã lên tới con số 2 tỷ USD. Sau sự kiện này, ông trở nên nổi danh với biệt hiệu "người phá sập ngân hàng Anh quốc." Ngoài vụ "buôn" đồng Bảng Anh nổi tiếng, ông còn được cho là người đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, khi ông đã rất mạnh tay đầu cơ giá xuống đối với đồng Baht Thái Lan.Hiện nay, ông là chủ tịch của Soros Fund Management. Khi Soros được trao tặng bằng danh dự tại trường đại học Oxford và được hỏi ông muốn được miêu tả về mình như thế nào, trong câu trả lời của ông có đoạn: "Tôi muốn được coi là một nhà đầu cơ tài chính, có lương tâm và có triết lý sống." Câu nói này mô tả rất chính xác cuộc đời của George Soros, đặc biệt nếu thêm vào đó cụm từ "rất thành công." 1. Giả kim thuật tài chính (1988) - The Alchemy of Finance
Soros là người Do Thái, sinh ra ở
Câu chuyện về cuộc đời của Soros có hai phần rõ rệt: một “máy làm tiền”, và một nhà hoạt động từ thiện tích cực. Tuy nhiên, người ta thường thích quan tâm đến tiền của Soros hơn là những mục tiêu lý tưởng mà ông theo đuổi. Soros đã viết 7 cuốn sách mang nhiều tính triết lý. Cuốn sách mới xuất bản gần đây nhất là cuốn “George Soros nói về toàn cầu hoá”, xuất bản tháng 3/2002. Phương châm kinh doanh của Soros khá đặc biệt: trong kinh doanh, việc bạn đúng hay sai không quan trọng, cái quan trọng là nếu bạn đúng bạn sẽ có được bao nhiêu tiền, và nếu bạn sai bạn sẽ mất bao nhiêu tiền.
Người ta còn biết đến Soros qua hoạt động chính trị và từ thiện của ông. Ông là chủ tịch Viện xã hội mở (Open Society Institute). Tại Mỹ, ông là người đi đầu trong chiến dịch vận động chống tổng thống Bush, chi hàng chục triệu USD cho các tổ chức chính trị độc lập và viết sách lên án Bush. Trong những năm gần đây, các hoạt động chính trị đã trở thành một phần quan trọng với Soros. Với tư cách là đại diện của nước Mỹ, ông đã viết và giảng bài về nhiều vấn đề trên thế giới cũng như những chủ đề liên quan đến nhân quyền, tự do chính trị và giáo dục.
Tác giả nhiều sách bán chạy như:
2. Mở cửa hệ thống Xô viết (1990) -Opening the Soviet System
3. Bảo đảm nền dân chủ(1991) - Underwriting Democracy
4. Soros nói về Soros: dừng lại trước đường cong (1995) - Soros on Soros: Staying Ahead of the Curve
5. Khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản toàn cầu: xã hội mở lâm nguy (1998) - The Crisis of Global Capitalism: Open Society Endangered
6. Xã hội mở: Cải cách chủ nghĩa tư bản toàn cầu (2001) - Open Society: Reforming Global Capitalism
7. George Soros nói về toàn cầu hóa (2002) - George Soros on Globalization
8. Bong bóng xã phòng đế quốc Mỹ: điều chỉnh sự lạm dụng quyền lực Mỹ (2003) - The Bubble of American Supremacy: Correcting the Misuse of American Power
9. Thời đại của tính có thể sai: Hậu quả cuộc chiến chống khủng bố (2006) - The Age of Fallibility: Consequences of the War on Terror
10. Mô thức mới cho thị trường tài chính - Cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2008 và ý nghĩa của nó (2007) - The New Paradigm for Financial Markets: The Credit Crisis of 2008 and What It Means
Năm 1973 là năm bước ngoặt của Soros: Sau một thời gian hoạt động trong lĩnh vực trọng tài thương mại quốc tế, ông thành lập công ty quản lý đầu tư tư nhân mang tên Công ty quản lý tài chính Soros với số vốn 17 triệu đôla. Sáu năm sau đó, ông đã tăng ngân sách của mình lên 100 triệu đôla. Thành công bước đầu này của Soros là nhờ sự kết hợp giữa khả năng phân tích sắc sảo thị trường tài chính thế giới và sự can đảm trong đầu tư. Goerge Soros chỉ ra hai nhân tố tạo ra một nền kinh tế bong bóng là: (1) nguồn tài chính ồ ạt chảy ra khỏi một thị trường chớm khủng hoảng đến những nước như Mỹ hay Tây Âu; (2) tỉ lệ lãi suất thấp tạo ra việc thanh toán hối phiếu thấp. Thêm vào đó, Soros còn là một nhà lãnh đạo biết dùng người. Ông tự thấy mình may mắn khi được làm việc với những cố vấn giỏi như Gary Gladstein.
Năm 1992, ông thu được một món lợi lớn từ những dự đoán chính xác của mình về thị trường tiền tệ thế giới. Ông mạnh dạn vay hàng tỉ bảng Anh và đổi sang đồng mác Đức với hi vọng bảng Anh sẽ sụt giá. Và thực tế diễn ra đúng như dự đoán của Soros, khi bảng Anh rớt giá, ông trả nợ và thu được tới 1 tỉ đôla chỉ trong vòng một tuần! Sự kiện này khiến Soros được biết đến như một nhà đầu cơ tiền mặt “vĩ đại” nhất của thế kỷ 20. Điều đó cho thấy Soros không chỉ là nhà kinh doanh có đầu óc nhạy bén, mà còn là một người cực kỳ thực dụng. Ông luôn đưa ra quyết định dựa trên những xét đoán về điều đúng và điều sai theo phương châm trên. Soros đã từng làm cho biết bao người phải khổ sở bởi quyết định của ông có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tài chính quốc tế. Nhưng những quyết định đó lại đáng giá hàng tỉ đôla!
Tuy nhiên, táo bạo không phải lúc nào cũng đem lại cho Soros những thành công. Khoảng giữa thập niên 1990, Soros bắt đầu ném tiền qua cửa sổ khi ông đầu tư gần 250 triệu đôla vào việc cấp học bổng và đào tạo sinh viên ở Nga. Nhiều người cho rằng phi vụ đầu tư này là một sai lầm của Soros. Mặc dù vậy, George Soros tỏ ra là một nhà kinh doanh biết chấp nhận rủi ro và dám chịu mất mát.
Sau một thời gian lãnh đạo Công ty quản lý tài chính, Soros thành lập Soros Quantum Fund và đến năm 1998, giá trị của quỹ này tăng lên tới 6 tỉ đôla. Tháng 7/2000, Soros sáp nhập Quantum Fund với Quantum Emerging Growth Fund thành Quantum Endowment Fund. Hiện nay, Soros vừa là chủ tịch hội đồng quản trị vừa là Tổng giám đốc Công ty. Công ty của Soros đảm nhiệm vai trò tư vấn cho bộ phận đầu tư quốc tế của nền kinh tế thế giới. Quantum Fund của Soros được đánh giá là quỹ đầu tư thành công nhất trong lịch sử kinh tế thế giới. Có lẽ một trong những yếu tố làm nên thành công của George Soros là ông luôn say sưa làm việc không mệt mỏi, ngay cả khi đã ở cái tuổi “thập cổ lai hy” như vậy.
Khi đã trở thành một nhà tỷ phú, Soros bắt đầu hoạt động từ thiện và sống suy tưởng hơn. Ông được mệnh danh là nhà hoạt động từ thiện quốc tế tích cực nhất của thế kỷ 20. Nhưng Soros là một nhà từ thiện đặc sệt kiểu Mỹ, ông không tài trợ tiền vào các nhà thờ, bảo tàng... mà ông rót tiền vào những quỹ học bổng giáo dục. Ông cũng có thể cam kết rút tiền túi giúp những người nhập cư ở Mỹ 50 triệu đôla nếu ông thấy chính quyền có những chính sách không công bằng với cộng đồng người nhập cư. Soros chủ trương phát triển dân chủ trên thế giới. Mặc dù là một người Do Thái, ông không e ngại khi nói rằng ông tẩy chay
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuBa yếu tố làm nên thành công của doanh nhân
29/07/2005Nguyễn Trần Bạt