3.400.000 và 1.500

12:02 CH @ Thứ Ba - 09 Tháng Năm, 2017

Tác giả Samuel Smiles, ông đã thuyết giảng cho những thiếu niên nghèo không nơi nương tựa trong phòng bệnh ở thành phố Leeds, cố gắng giải thích cho họ đạo lý này: Hạnh phúc nằm trong tay ta, chúng ta phải luôn siêng năng, cần cù, tu thân dưỡng tính, tự rèn luyện mình và biết tự chủ. Điều trước tiên là phải có tính thành thật và giữ chữ tín, chính trực và có trách nhiệm. Những phẩm chất này là những yếu tố quan trọng trong việc hình thành phẩm chất và nhân cách con người.

- Năm 1871, người Nhật đã dịch cuốn TINH THẦN TỰ LỰC của SMILES và bán được 3,4 triệu bản với dân số Nhật khoảng 30 triệu. Gần 150 năm sau, bản dịch tiếng Việt cuốn TINH THẦN TỰ LỰC chỉ in 1.500 cuốn trên quy mô dân số là 90 triệu. Một nỗi buồn thăm thẳm dài hơn 150 năm.

Theo Đại tác phẩm Tinh thần tự lực và sự tự cường của Nhật Bản thời Minh Trị - GS. Nguyễn Xuân Xanh:Một trong ba cuốn sách "gối đầu giường của thanh niên Nhật" thời thời Duy Tân Minh Trị ở Nhật... hàng triệu thanh niên đã được đọc mà ngày nay rất ít người biết đến cả 3 cuốn sách này.

  1. "Khuyến học" của Fukuzawa Yukichi viết từ năm 1872 đến 1876
  2. "Bàn về tự do" (On Liberty) của John Stuart Mill xuất bản năm 1859, dịch sang tiếng Nhật năm 1871
  3. "Tinh thần tự lực" (Self-help) của Samuel Smiles xuất bản năm 1859, dịch sang tiếng Nhật năm 1871

Theo Giáo sư Chương Thâu: Cuốn "Tinh thần tự lực" đã được cụ Phan Bội Châu chọn dịch từ bản dịch tiếng Nhật (1871) dưới tên "Tự Trợ Luận". Cụ Phan Bội Châu bắt đầu dịch từ cuối năm 1927 do người học trò - thư ký là Quang Đạm chép tinh lại bản thảo và có chọn một số chương gửi đăng báo. Tuy nhiên đến nay, khi soạn bộ Tổng tập Phan Bội Châu thì tác giả chưa sưu tầm lại được.

Tiền bạc dồi dào, tường thành kiên cố, công trình lộng lẫy... không đủ khiến quốc gia giàu mạnh, hưng thịnh. Những phẩm chất của công dân và trình độ văn hóa, giáo dục, tư tưởng, tinh thần mới là nhân tố quyết định thành tựu của cá nhân các công dân và của các dân tộc, quốc gia đó.(Martin Luther)


Bìa cuốn sách mới "Tinh thần tự lực: Những tấm gương về phẩm hạnh và lòng kiên trì" của tác giả Samuel Smiles.

Đăng ký mua theo mobile: 0903. 205. 306 hoặc
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
Đại tác phẩm Tinh thần tự lực và sự tự cường của Nhật Bản thời Minh Trị
Chương 1. Tự lực - cấp quốc gia và cá nhân
Chương 2. Những thủ lãnh của công nghiệp - những nhà phát minh và sản xuất
Chương 3. Những thợ gốm vĩ đại - Palissy, Bottger, Wedgwood
Chương 4. Chuyên cần và Kiên trì
Chương 5. Trợ giúp và cơ hội - những sự nghiệp khoa học
Chương 6. Những người lao động nghệ thuật
Chương 7. Chuyên cần và công hầu
Chương 8. Nghị lực và can đảm
Chương 9. Những con người công việc
Chương 10. Tiền bạc - sử dụng và lạm dụng
Chương 11. Tự học - những thuận tiện và khó khăn
Chương 12. Tấm gương - những mẫu mực
Chương 13. Tính cách - quý ông đích thực
Chú thích
Cùng tác giảSamuel Smiles:
Cuốn "thánh kinh" về rèn luyện nhân cách
(Samuel Smiles)

Sau khi viết cuốn "Tinh thần tự lực" (Self-help), tác giả tập trung vào viết tác phẩm "Cuốn "thánh kinh" về rèn luyện nhân cách" xuất bản tiếng Anh lần đầu tiên vào năm 1871.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương 1. Phẩm cách là nền tảng phát triển của con người và dân tộc
Chương 2. Phẩm cách của phụ nữ thể hiện sự tiến bộ của dân tộc
Chương 3. Phẩm cách cao thượng sẽ được nhìn nhận
Chương 4. Lao động là quy luật sinh tồn của nhân loại
Chương 5. Đạo đức và lòng dũng cảm là nguồn gốc của khí phách anh hùng
Chương 6. Phẩm cách tốt có nguồn gốc từ tính tự chủ tự giác
Chương 7. Làm người phải có trách nhiệm
Chương 8. Lòng khoan dung có sức ảnh hưởng mạnh mẽ
Chương 9. Phong cách là cả một nghệ thuật
Chương 10. Sự hoàn thiện của con người bắt nguồn từ tình yêu thương
Chương 11. Cuộc sống trui rèn nên phẩm chất cao thượng

- "Người Nhật đã muốn biết ngay những bí mật thành công nào của phương Tây, từ khoa học đến văn hóa, lối sống, đạo đức, tinh thần lao động, ý chí vươn lên của từng cá nhân của xã hội. Không có nỗ lực của các cá nhân thành viên, sẽ không có xã hội. Mỗi người tự chủ, độc lập thì đất nước sẽ tự chủ, độc lập." (Fukuzawa Yukichi)

Hãy cùng nhau "nhồi" vào đầu nhau:

"Học và hành thật nhiều để sánh đầu cùng nhân loại tinh hoa"!


Trích từ cuốn TINH THẦN TỰ LỰC và KINH THÁNH HOÀN THIỆN NHÂN CÁCH:

- "Điều này trên tất cả-Hãy sống thật với con người mình. Và theo đó, như đêm theo sau ngày, con không thể giả dối với bất kỳ ai." (Shakespeare.)

- "Nếu tôi cho bất cứ thanh niên nào lời khuyên, tôi sẽ bảo anh ta, cố lui tới những người giỏi hơn mình. Trong sách vở và trong đời thực, đó là xã hội bổ ích nhất; hãy học ngưỡng mộ đúng cách; niềm vui lớn của cuộc sống là đó. Hãy ghi nhận những người vĩ đại ngưỡng mộ cái gì, họ ngưỡng mộ những điều vĩ đại. Nhưng tinh thần nhỏ hẹp ngưỡng mộ một cách quy lụy và sùng bái một cách hạ tiện." (W.M.Thakeray)

- "Giá trị của một quốc gia, về lâu dài, chính là giá trị của những cá nhân tạo nên quốc gia đó". (John Stuart Mill)

- "Chỉ những người biết tự chủ thì mới có được tự do thực sự". (Robert Graves)

- Những người quyết tâm tìm một con đường cho mình, sẽ luôn tìm được đủ cơ hội; và nếu những cơ hội không nằm sẵn trong tay họ, họ sẽ tạo ra chúng.(Chương 5. "Trợ giúp và cơ hội - những sự nghiệp khoa học")

- Thể hiện bên ngoài của lòng can đảm chính là tinh thần tự chủ tự giác, thậm chí nó còn được gọi là tinh túy của phẩm cách. Không có nó, con người sẽ không thể thành con người hiện đại. Tinh thần tự chủ tự giác là nguồn gốc của mọi phẩm chất tốt. Không có nó, con người sẽ bị khuất phục bởi ý chí của người khác, trở thành nô lệ của dục vọng. (Chương 6. "Phẩm chất tốt có nguồn gốc từ tính tự chủ tự giác")

- Rất có thể người lương thiện tuyệt đối không giàu nhanh như kẻ bất lương và vô liêm sỉ; nhưng thành công sẽ thuộc một kiểu đích thực hơn, giành được mà không chút gian dối hoặc sai trái. Và cho dù một người nhất thời thất bại, người đó vẫn phải lương thiện: mất tất cả mà giữ được tư cách thì vẫn hơn. Vì tư cách tự nó đã là một tài sản; và nếu những người giữ nguyên tắc cao cứ can đảm kiên trì theo con đường của mình, thành công chắc chắn sẽ đến với họ, mà phần thưởng cao nhất cũng không thoát khỏi tay họ. (Chương 9. "Những con người công việc")

- Không ai có thể trốn tránh trách nhiệm, trách nhiệm gìn giữ danh dự, là nghĩa vụ phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Trách nhiệm không thể đùn đẩy, mỗi người phải tự giác, nỗ lực, kiên quyết, hoàn thành nghĩ vụ của mình bằng hành động thực tế. (Chương 7. "Làm người phải có trách nhiệm)

- Nằm trên giường, tôi nghĩ đến sự tuyệt vời của cuộc sống. Sau đó mới phát hiện, cuộc sống là trách nhiệm và nghĩa vụ.

Trách nhiệm và nghĩa vụ là hai từ thần kỳ biết bao. Trước mặt chúng, bất cứ hành vi nịnh nọt nào cũng không có tác dụng, bất cứ sự uy hiếp dụ dỗ nào cũng bất lực. Chỉ cần bạn có tinh thần trong sáng, vô tư, dù gặp những tình huống trắc trở hoặc không thuận lợi, mọi người vẫn kính trọng bạn. Tất cả những dục vọng đều không thể ngẩng đầu trước trách nhiệm và nghĩa vụ , tuy trước đó, chúng từng làm bạn bị dao động. (Immanuel Kant)

- "Chúng ta đặt quá nhiều niềm tin vào các hệ thống, và quan tâm quá ít tới con người. (Benjamin Disraeli)

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Dokéo: Bách khoa thư cho thế hệ tương lai

    24/01/2020Hồ Hương GiangCần phải chuẩn bị cho trẻ em những kiến thức đầy đủ cho tương lai - nơi mà ở đó - chúng sẽ phải đối mặt với nhiều di sản hoang tàn do cha ông để lại.
  • Tinh thần tự lực: Những tấm gương về phẩm hạnh và lòng kiên trì

    06/12/2016Bùi Quang MinhLà một cuốn sách bán chạy (best-seller) ở Anh ngay sau khi ra mắt. Một trong ba cuốn sách "gối đầu giường của thanh niên Nhật" thời thời Duy Tân Minh Trị ở Nhật...
  • "Tình thế và Giải Pháp" của Nguyễn Trần Bạt

    26/02/2016Minh BùiCuốn "Tình thế và Giải pháp" của tác giả Nguyễn Trần Bạt vừa được ra mắt bạn đọc. Vẫn trung thành với cách trình bày quen thuộc-đối thoại trực tiếp và không né tránh với các đối tượng cụ thể-những vấn đề tác giả trao đổi trong cuốn sách đều nóng bỏng tính thời sự, xoay quanh chủ đề xuyên suốt là vì tiến bộ xã hội...
  • Cội nguồn cảm hứng là tự do

    29/06/2009Lê Khánh DuyTôi đọc những trang đầu tiên của cuốn “Cội nguồn cảm hứng” ở một quán cà phê trên đường Lò Đúc. Những thanh âm huyên náo của phố phường ngoài kia và những trang suy tưởng trong im lặng của ông Nguyễn Trần Bạt có cái gì đó hơi tương phản.
  • Cội nguồn cảm hứng

    17/06/2009Bùi Quang MinhĐến nay, còn rất nhiều người chưa đạt tới trình độ nhận thức rằng tự do là nền móng để họ trở thành Con Người, là trình độ làm người ở mức cao nhất. Do truyền thống, do mức muộn mằn tiếp cận khái niệm tự do, do tư duy ấu trĩ chưa được tự do soi rọi vào cuộc đời mình, mà số đông chúng ta không tự trau dồi về tự do, không phát hiện ra hiện tượng nào quanh ta tự do không được coi trọng, thiếu tự do. Cũng không thiếu người bị chà đạp lên tự do, mất quyền cơ bản của mình mà không mảy may nhận ra, phản ứng lại...