Cội nguồn cảm hứng là tự do
Tôi đọc những trang đầu tiên của cuốn “Cội nguồn cảm hứng”ở một quán cà phê trên đường Lò Đúc. Những thanh âm huyên náo của phố phường ngoài kia và những trang suy tưởng trong im lặng của ông Nguyễn Trần Bạt có cái gì đó hơi tương phản.
Ở ngoài kia, mỗi số phận vẫn đang mải miết, hối hả đi tìm kiếm những giá trị vật chất để khả dĩ sống được trong một xã hội còn nhiều vất vả. Trong cuốn sách này, ông Nguyễn Trần Bạt lại minh triết về một vấn đề tinh thần tưởng như xa vời so với hiện thực ấy: TỰ DO.
Nhưng, xét trên một góc nhìn xa hơn, khái niệm tự do trong Cội nguồn cảm hứng lại có mối tương giao rất gần gũi với những gì thuộc về “cơm ăn, áo mặc” hàng ngày. Mỗi cá nhân lành mạnh có tìm thấy cho mình một đời sống thịnh vượng về vật chất và phong phú về tinh thần hay không lại phụ thuộc rất lớn vào hai chữ Tự do đó.
Có thể, người Việt xưa nay vẫn không có thói quen tổng hợp và suy nghĩ một cách hệ thống những khái niệm cơ bản và trừu tượng như Tự do, vì thế, gần như chúng ta không tư duy một cách thường trực về nó. Tác giả Nguyễn Trần Bạt đã thực hiện điều đó trong một cuốn tiểu luận đặc biệt, đặc biệt trong những chiều kích cũng rất đặc biệt.
Cội nguồn cảm hứng là một cuốn tiểu luận triết học hiếm hoi do một người Việt viết. Người Việt thực sự tự viết sách mà không đi cóp nhặt của Tây Tầu đã ít, viết triết tất nhiên càng không. Thứ triết học ở đây lại là triết học về Tự do thì lại càng đặc biệt.
Đọc hết cuốn sách của ông Bạt, nhiều người sẽ nhận nhận ra rằng, dường như đó không phải là một cuốn sách triết đơn thuần. Đến chương cuối cùng, người đọc cứ ngỡ đó là một cuốn chính trị hay nói đúng hơn là một bản tuyên ngôn chính trị đầy hùng biện và khúc triết. Mỗi câu, mỗi đoạn đều có thể được trích dẫn như một danh ngôn.
Nếu giở lại một cách ngẫu nhiên các phần khác nhau trong cuốn sách của ông Bạt ra đọc, càng đọc thêm, lại nhận ra một điều lạ khác, cuốn sách của ông Bạt không hẳn là sách triết hay sách chính trị. Nó mang hơi hướng một cuốn sách Thiền viết về tinh thần con người…
Một thiền sư đứng ngoài những diễn biến nội tâm của mình để theo dõi những dao động của nó với tư cách một nhà quan sát. Khi thiền sư nhắm mắt theo dõi những diễn biến của tâm, trực giác của ông ta ngộ ra những chân lý mà khi dùng lý trí để lý luận người ta không bao giờ thấy được.
Trong cuốn này, tác giả cũng đã đóng vai trò một nhà quan sát để theo dõi những diễn biến của đời sống tinh thần con người, ông chia miền đời sống tinh thần con người ra làm 3 thành phần để theo dõi trạng thái dao động giữa các miền đó. Nhưng còn cao hơn thế, từ đời sống tinh thần bên trong mỗi cá nhân, tác giả mở rộng tầm quan sát ra để theo dõi những dao động trong đời sống tinh thần của toàn xã hội.
Và ông đã phát hiện ra một lực cản trong không gian tinh thần của mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội: đó là sự thiếu thốn TỰ DO. Lực cản với sự phát triển của đời sống do thiếu tự do không phải là một ý niệm mới nếu không muốn nói là một ý niệm cũ đã được các học giả từ cổ chí kim đề cập. Tuy nhiên, cách tiếp cận trong Cội nguồn cảm hứngthì lại mới.
Như một cuốn sách thiền, Cội nguồn cảm hứng được viết không phải chỉ bằng lý trí mà còn bởi sự rung động của trực giác và trải nghiệm. Mỗi từ ngữ của nó rung lên niềm cảm hứng, tác giả Nguyễn Trần Bạt đã thực sự thổi vào lớp áo ngôn ngữ diêm dúa một tinh thần phơi phới tự do.
Đọc Cội nguồn cảm hứng, rất nhiều đoạn, người đọc bị rơi vào một cảm giác… chơi vơi. Chơi vơi trong cái không gian tự do mênh mông mà tác giả đang diễn giải, chơi vơi trong cảm giác không với tới được, không nhận cảm hết được miền tự do mênh mông ấy. Đúng như ông Nguyễn Trần Bạt viết: “Tự do là cái mà trí tưởng tượng của con người luôn vươn tới, hay nói cách khác, trong trí tượng của mình, con người luôn cảm thấy đằng sau nó vẫn còn nó.”
Cảm giác bị giới hạn bởi sự thiếu thốn tự do làm con người ngột ngạt. Những cá nhân mang trong mình năng lực sáng tạo thường cảm thấy những giới hạn đó rõ ràng hơn và luôn tìm cách thoát ra khỏi khuôn khổ chật hẹp đó.
Nhưng cảnh giới tự do trong Cội nguồn cảm hứnglại làm được điều ngược lại, khiến cho người đọc nhận ra giới hạn năng lực của chính mình trước không gian tự do bao la. Miền tự do kia mênh mông quá và cá nhân như bị ngợp ở trong đó, đôi khi cảm thấy bất lực và thất vọng bởi năng lực của mình đã không thể cao hơn để cảm nhận cho hết những bến bờ của tự do.
Từ chơi vơi trong miền tự do ấy, người đọc lại có cảm giác phân vân. Phân vân không hiểu bầu trời tự do xa xanh kia có thật hay không, hay mãi mãi chỉ là một đích đến mà con người khát khao vươn tới. Cảnh giới tự do kia có giống như nền Cộng hoà của Plato, nền thương mại toàn cầu tự do của Adam Smith, nền nhân trị của Khổng Tử, nền hoà bình vĩnh cửu của Kant, trạng thái vô vi của Lão Tử hay trạng thái tĩnh tâm tuyệt đối của Đức Phật? Đó mãi mãi là những khát vọng tinh thần vĩ đại, con người vẫn đang trong hành trình tiệm tiến tới nó chứ chưa bao giờ sống trọn vẹn trong nó và chạm hoàn toàn vào nó.
Nhưng nếu không có những đích đến tinh thần như vậy, mỗi cá nhân biết neo tựa vào hệ giá trị nào? Cội nguồn cảm hứng đã thành công trong việc khiến người đọc phải suy nghĩ và bị khích lệ hướng tới việc tự giải phóng mình tới những đích đến tự do cao hơn…
Mục lục cuốn sách
Bìa cuốn sách "Cội nguồn cảm hứng" |
Chương 1. Khái niệm tự do
I. Tự do - gương mặt đẹp đẽ nhất
II. Những cảm giác của tự do(Tình yêu tự do, Tâm hồn và lẽ phải, Cảm hứng và sáng tạo, Danh dự, Hạnh phúc)
Chương 2. Không gian tinh thần
I. Cái Tôi(Khái niệm cái Tôi,Miền năng lực của cái Tôi,Cái Chúng ta)
II. Cấu trúc của đời sống tinh thần
III. Năng lực hay giới hạn của tự do
IV. Tôn giáo và lòng tin
Chương 3. Góp vốn tự do
I. Khế ước xã hội
II. Tài sản tinh thần
III. Ngôi nhà của tự do
Chương 4. Tự do sinh ra con người
I. Trạng thái Tiền con người hay là trạng thái con người không hoàn chỉnh
II. Quy luật hình thành giá trị cá nhân
III. Tự do và các quyền con người
IV. Những phẩm hạnh: Tự do, Bình đẳng, Bác ái
Chương 5. Hành trình đi tìm tự do
Chương 6. Những thực tế phổ biến
I. Trạng thái nô lệ mới
II. Các giới hạn nhân tạo của tự do(Nhà nước, Hệ tư tưởng, Văn hóa, Sự nghèo đói)
III. Khuyết tật của đời sống hiện đại (Sự tha hóa của cái Tôi, Tham nhũng, Bóc lột, Lộng hành)
Chương 7. Biện chứng của quá khứ
I. Con người và thời gian
II. Sự chuyển hóa của quá khứ
III. Năng lực đi tới tương lai
Chương 8. Hạnh phúc
I. Hạnh phúc là gì?
II. Miền triển vọng và hạnh phúc bền vững
III. Sự hòa hợp của những không gian tự do - điều kiện của hạnh phúc
Chương 9. Không có sự phát triển nào đi trước tự do
I. Con người - trung tâm của sự phát triển
II. Tự do và sự phát triển
III. Những chặng đường phát triển
Chương 10. Cơ hội thứ tư - Toàn cầu hóa
I. Toàn cầu hóa, từ sức ép đến cơ hội
II. Tự do trong thời đại toàn cầu hóa
III. Năng lực tự chủ
Chương 11. Chính trị học của tự do
I. Những không gian tự do cơ bản
II. Khuynh hướng chính trị chủ đạo của thời đại
Chương 12. Tổ chức và rèn luyện nền dân chủ
I. Tổ chức và rèn luyện nền dân chủ, vấn đề chung của nhân loại
II. Biến hiểu biết về quyền thành khát vọng làm chủ của người dân
III. Nhà nước và giới hạn của hướng dẫn chính trị
IV. Xây dựng xã hội dân sự là khôi phục trạng thái tự nhiên của xã hội
V. Tổ chức phản biện xã hội như là yếu tố phục sinh cảm hứng xã hội
Lời kết
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCách đây một thế kỷ, những người khổng lồ
12/05/2009Nguyên NgọcTiền... bạc
25/06/2009Linh Linh