Triết lý của tự do

07:17 CH @ Thứ Ba - 05 Tháng Chín, 2006

Montesquieu trong cuốn Tinh thần pháp luật đã định nghĩa “Tự do là quyền được làm tất cả những điều mà luật cho phép”. Vậy tự do là gì? Đối với mỗi cá nhân, tự do là sự nhận thức được qui luật và thực hiện theo qui luật. Không thể và không bao giờ con người có tự do tuyệt đối bởi lẽ về mặt khách quan, con người không thể sống không phụ thuộc vào tự nhiên và không trong mối liên hệ với cá nhân khác, về mặt chủ quan, con người cũng không ai có khả năng nhận thức được tất cả, và cũng không ai sống mà tuyệt đối không phụ thuộc vê vật chất hoặc tinh thân với người khác.

Triết lý của tự do nằm ngay ở chỗ tự do bị giới hạn bởi luật. Luật ở đây cần phải được hiểu theo nghĩa rộng - đó là "qui luật"' của cuộc sống, bao gồm luật của tự nhiên, luật của các tổ chức xã hội, luật do nhà nước qui định, luật chơi v.v.. Bạn thử nghĩ xem bạn làm sao có được tự do (tự do lựa chọn hành động) khi động đất và sóng thần bất ngờ ập đến và cướp đi mạng sống. Hay bạn là một gia đình nông dân, quanh năm chắt chiu, chờ đợi vào đàn gà năm nay.

Bạn sẽ thấy mất mát biết nhường nào trong giây phút cuối năm đứng nhìn những chiếc chuồng gà trống không, lạnh lẽo khi dịch cúm gà (H5N1) ập tới. [Giới hạn bởi luật tự nhiên] . Dù muốn hay không thì việc đốt pháo trong đêm giao thừa có lẽ cũng chỉ còn là hoài niệm trong kí ức của bạn và nhiều người vì nhà nước từ lâu đã có các qui định cụ thể về cấm đốt pháo. [Giới hạn bởi luật của nhà nước] . Bạn làm sao có được tự do (tự do làm theo những điều mình muốn) khi bạn đã có gia đình, và một ngày đẹp trời bạn gặp một người khác giới, bạn thấy yêu thương người này vô cùng. Liệu bạn có đám từ bỏ gia đình để đi theo tiếng gọi của tình cảm riêng không? Bạn có dám dẫm đạp lên dư luận xã hội để sống theo cách riêng của mình không? [Giới hạn bởi các qui phạm xã hội khác] .

Chưa hết, nếu tham gia đá bóng, bạn sẽ bị đuổi ra khỏi sân ngay lập tức nếu như bạn không nắm được các qui định và làm theo các qui định của luật bóng đá. Điều còn tệ hại hơn và bạn xứng đáng chịu sự la ó của đám đông nếu như vô tình hay cố ý bạn đá vào khung thành của chính đội nhà. [Giới hạn bởi các qui định của luật chơi] Bạn có dám cãi lại, chọc tức, hay khiêu khích một kẻ côn đồ không còn gì để mất khi hắn đang cầm vũ khí trong tay không? Nếu có bạn quả là người dũng cảm, nhưng coi chừng bạn sẽ là nạn nhân của một thứ "luật rừng", "luật giang hồ" nào đó lúc nào không biết. [Giới hạn bởi những luật lệ quanh ta] .

Tự do luôn thể hiện khuynh hướng muốn vượt ra mọi ràng buộc, tự do luôn là khát vọng là mong ước của con người bất luận con người đó là ai. làm gì và ở đâu. Pháp luật do nhà nước ban hành thực chất cũng chỉ là một dạng đại lượng của tự do. Pháp luật cũng chẳng giúp ích được gì đâu khi một ngày kia vô phúc sóng thần lại ập đến và sức công phá gấp nhiều lần trận ngày 26/12/2004. Pháp luật cũng chưa chắc đã có.ý nghĩa nhiều lăm khi một kẻ xấu lén lút hãm hại bạn. Và khi bạn không còn tồn tại trên cõi đời này thì pháp luật đối với bạn cũng bỗng trở thành vô nghĩa.

Cicéron, nhà tư tưởng vĩ đại thời Hy Lạp cổ đại đã nhận định: "Trong một nước có luật pháp,tự do chỉ có thể là được làm những cái nên làm và không bị ép buộc làm điều không nên làm." Luật pháp sở dĩ được coi là một dạng đại lượng của tự do vì luật pháp của nhà nước có nhiệm vụ qui phạm hoá tự do của con người bằng những điều luật Và chỉ khi nào những qui phạm ấy là hiện thân của công bằng, tạo ra bình đẳng về cơ hội, về điều kiện, khả năng lựa chọn và quan trọng hơn chỉ khi nào luậtPháp hoàn thành sứ mệnh bảo vệcon người trước sự tác động tráichiều của những luật tự nhiên hayluật xã hội khác, chỉ khi đó luậtpháp mới đạt đến tầm là thước đo cửa tự do . Tự do đối với một ngườichỉ có được khi hành vi của người đókhông xâm hại đến lợi ích của ngườikhác, và thực tế tự do của mộtngười sẽ bị giới hạn bới tự do củangười khác.

Thí dụ như khi nói đến việcuống rượu, ai cũng biết uống rượu nhiều có hại cho sức khoẻ, nhànước không khuyến khích, nhưngchẳng có một điều luật vô lý nào cấm bạn uống rượu sau đó đi ngủ cả Nhưng hãy coi chừng, luật pháp sẽ can thiệp ngay lập tức nếu

bạn say rượu và vi phạm pháp luật Một thí dụ khác, ta hãy nghĩ đến một đoạn đường đang xảy ra ách tắc giao thông. Diều gì sẽ xảy ra nếu ai cũng tự do đi theo cách mình muốn, không có đèn giao thông, không có cảnh sát giao thông? Tự do liệu có tồn tại trong trạng thái vô luật này không? Rõ ràng triết lý sâu xa nằm ở chỗ nếu không có một thiết chế công quyền (nhà nước) tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc thì dù có qui định hay đến mấy luật pháp ấy cũng chỉ nằm lặng lẽ, trang nghiêm trên giấy tờ. Và ngay cả khi đã có luật qui định khá đầy đủ, ngay cả khi có sự hiện diện của cơ quan công quyền, việc vi phạm vẫn xảy ra. Tại sao vậy? Lúc ấy lại có những thứ không nằm ở luật, cũng chẳng phải ở việc tổ chức thực hiện của cơ quan công quyền, mà phần nhiều phụ thuộc vào ý thức chấp hành pháp luậ t của người dân.

Luật pháp suy cho cùng chẳng qua cũng chỉ là sự phản ứng của con người trước những thay đối của tự nhiên và xã hội, tự thân nó không phải là tự do mà là tiền đề, là sự giới hạn và đảm bảo để có tự do trong miền chừng mực. Trước xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập nguyên tắc" công dân chỉ được làm những gì pháp luật cho phép đã và đang dần được thay thế bằng nguyên tắc " công dân được làm tất cả trừ những điều pháp luật cấm".

Nguyên tắc này tồn tại như một xu hướng, vừa như sự khẳng định, nhưng cũng là một thách thức lớn đối với pháp luật mỗi quốc gia trong việc tôn trọng và bảo vệ tối đa tự do của con người./


1 Montesquieu, tinhthần pháp luật (L'esprit des lois), Hoàng Thanh Đạm dịch, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, tr.99.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Căn bệnh “Bán trời không văn tự”

    29/06/2018Vi ThanhVới những đứa trẻ, tình yêu và hạnh phúc là những thứ bên cạnh, giản dị và đơn sơ. Chúng không có khái niệm về tham vọng, về danh lợi, về bạc tiền. Trong những đôi mắt đen lóng lánh hạt nhãn ấy, không có những thứ khí hắc ám của đời sống phủ bụi...
  • Luận bàn về Pháp luật

    05/11/2015Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng ứng xử không chỉ thuộc về đạo đức mà còn thuộc về pháp luật. Những nhà triết học ngay từ thời cổ đại, cả ở phương Đông lẫn phương Tây, đều nói đến vai trò to lớn của pháp luật...
  • Pháp luật – Tài sản tinh thần của nhân dân

    21/02/2014Nguyễn Trần BạtXuất phát từ đòi hỏi xã hội phải được điều chỉnh bởi những quy tắc nhất định, pháp luật đã ra đời. Bản chất của pháp luật là các khế ước xã hội, tức là kết quả của sự thỏa thuận của mọi người. Nếu thỏa mãn điều kiện này, sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân sẽ đưa đến sự hình thành của nền dân chủ ở đó, tự do không chỉ đơn thuần là tự do bản năng mà sẽ có chất lượng cao hơn, tức là tự do mang trong mình sự hài hòa lợi ích giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và ở mức độ cao hơn nữa, tự do như là, phát triển...
  • Tự do - Sản phẩm của cải cách hay cách mạng?

    22/10/2010Nguyễn Trần BạtTự do luôn luôn là khởi nguồn của mọi sự phát triển, cải cách cũng hướng tới sự phát triển hay mục tiêu của cải cách là phát triển. Do đó, tự do là hạt nhân, là linh hồn của các cuộc cải cách. Trước hết, tự do không chỉ là điểm xuất phát mà còn là điểm mấu chốt của cải cách...
  • Lòng tự trọng

    18/03/2006Phan Trọng HiềnTrông người, ngẫm ta mà buồn! Nhiều năm qua, ở nước ta xảy ra biết bao vụ tiêu cực “động trời” ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhưng hầu như chỉ mới có một vị bộ trưởng xin từ chức, còn lại đều “bình chân như vại”, xem như chuyện “của ai đó”, không liên quan gì đến mình (!)
  • Khái niệm Tự do trong triết học Hegen.

    28/11/2005TS. Đỗ Duy HợpNếu đề tài về con người là đề tài trung tâm của triết học, thì tự do là hạt nhân, là trung tâm tạo ra nguồn cảm hứng chủ yếu cho những tìm tòi triết học. Đề cập tới đề tài này, chúng ta không thể không trở lại với Hêgen, với quan niệm của ông về tự do. Bởi lẽ, quan niệm về tự do của ông đã để lại một dấu ấn quá sâu rộng trong những tìm tòi lời giải đáp cho vấn đề tự do...
  • Về Tự do với tư cách phạm trù của triết học xã hội

    19/11/2005Đinh Ngọc ThạchToàn bộ kinh nghiệm lịch sử chỉ rõ rằng, tự do là giá trị thiêng liêng và là đặc tính bản chất của con người, là cơ sở bản thể luận của đời sống...
  • Tự do - Điểm khởi đầu của mọi sự phát triển

    30/09/2005Nguyễn Trần BạtKhi nói tự do là linh hồn của mọi cuộc cải cách chính là nói đến tinh thần xuyên suốt các cuộc cải cách. Cải cách kinh tế nhằm tạo ra tự do kinh tế. Tự do kinh tế đi trước để con người được nếm các thành quả sự phát triển. Chừng nào cảm nhận được vị ngọt, cảm nhận được các thành quả thu được từ tự do kinh tế, con người sẽ nhận thức được giá trị của tự do chính trị, tức là cải cách kinh tế giúp con người nhận ra lợi ích của tự do chính trị...
  • Ý chí tự do và thuyết tất định

    31/08/2005Những người phủ nhận ý chí tự do thường làm thế vì họ giải thích mọi hiện tượng tự nhiên bằng một chuỗinhững nguyên nhân. Họ cho rằng bởi vì con người là một phần của tự nhiên, hắn không thể được miễn trừ khỏi chuỗi các nguyên nhân phổ quát này. Những người ủng hộ ý chí tự do thì thường phân biệt giữa hành vi con người và mọi hiện tượng tự nhiên khác. ...
  • Biện chứng của tự do

    21/07/2005Nguyễn Trần BạtTự do không phải là thuật ngữ xa lạ, càng không phải một phát hiện bởi nó gắn liền với con người như một công cụ để tồn tại, để sống và để phát triển. Tuy nhiên, đối với con người, tự do vẫn phần nào bí ẩn; chúng ta, dường như, chưa nhận thức trọn vẹn về nó, càng chưa biết khai thác và sử dụng nó như một công nghệ phát triển...
  • Sách "Bàn về tinh thần pháp luật"

    06/07/2005Hai tác phẩm: “Bàn về tinh thần pháp luật” (1748) của Montesquieu và “Bàn về khế ước xã hội” (1762) của Rousseau ra đời, trở thành bộ đôi tác phẩm có ý nghĩa khai sáng về quan điểm pháp chế, vạch ra định hướng xây dựng xã hội công dân, nhà nước pháp quyền, mở đường cho tư duy xã hội Pháp đi tới cuộc đại cách mạng tư sản năm 1789. Nhiều quan điểm trong hai tác phẩm này đã trở thành những nguyên tắc pháp lý chi phối sâu sắc đến sự phát triển của nhà nước và pháp luật hiện đại.
  • xem toàn bộ