Tình dục của con người
Những đề xướng “cách mạng tình dục”, “Giải phóng tình dục” hay “lành mạnh hoá” đời sống tình dục”…tất cả những điều đó chỉ có thể được coi là đúng và có lợi cho sự phát triển nhân cách con người, khi liên hệ tình dục được quan niệm đầy đủ về ba mặt sinh hoc - tâm- lý - tâm linh. Làm ngược lại, liên hệ tình dục sẽ bị phá hỏng và tệ hại hơn, sẽ làm hỏng cả nhân cách con người.
Ngày nay, đề tài tình dục không còn bị cấm kị nữa. Nhưng do một thói quen nặng nề, người ta vẫn đối xử với đề tài này một cách dè dặt. Một bằng chứng: ở nước ta, việc giáo dục về tình dục chưa được đặt thành một nội dung giảng dạy trong các trường học (tất nhiên, đây là nói tới việc giáo dục tình dục từ các em đến tuổi dậy thì). Người ta cũng chưa hết lúng túng khi phải phân biệt thế nào là đời sống tình dục đúng với đời sống tình dục sai, vì thế không phân biệt được những sản phẩm văn hoá chính đáng với những sản phẩm văn hoá đồ truỵ trong lĩnh vực này.
Xuất phát điểm của việc giáo dục tình dục là sự phân biệt giữa tình dục của con người và tình dục không phải của con người. Sự phân biệt này không phải bao giờ cũng dễ dàng, nhất là về hoạt động tình dục ở cấp độ sinh học (sinh lý), vì nói như một nhà nghiên cứu về tình yêu, R. de Gourmont, tình yêu của con người có “phần động vật” của nó, và về mặt này “chúng ta là những động vật”. Vì con người trước hết vẫn là một thứ “con” mà! Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, thì tình dục chưa phải là của con người. Theo nhà tâm lý học Ý nổi tiếng Roberto Assagioli ( sự phát triển siêu cá nhân, NXB Khoa học xã hội, 1997), con người là một “thực thể sinh học - tâm lý - tâm linh”, nên hoạt động tình dục của nó cũng mang đầy đủ những yếu tố đó. Trong ba yếu tố này, hai yếu tố đầu (sinh học và tâm lý) cũng thấy có ở nhiều loại động vật, đầy đủ hoặc một phần, riêng yếu tố tâm linh thì chỉ còn người mới có. Nhưng xin đừng hiểu lầm. Hoạt động tình dục của con người, ngay cả ở hai yếu tố đầu, cũng khác với động vật. Nói cho đúng, con người đã “người hoá” đời sống tình dục cả về mặt sinh học.
Về mặt sinh học
Ở tất cả các động vật (con người không phải là ngoại tệ), hoạt động tình dục gắn liền với sinh đẻ và là một nhu cầu bản thể của mọi giống loài, tuy ở mỗi giống loài, nhu cầu này được thực hiện một cách khác nhau tuỳ theo những điều kiện riêng của mỗi giống loài. Ngay cả về mặt này, tưởng chừng như có sự đồng nhất giữa con người và các động vật khác, nhưng hoá ra không phải thế.
Trong cuốn “con người không thể đoán trước”, nhà nhân học Pháp André Bourguignon đã nhắc lại nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu, ở con người chức năng sinh đẻ có khả năng tách rời với hoạt động tình dục, vì ở con người, ngoài chức năng sinh đẻ ra, hoạt động tình dục con mang chức năng đem lại khoái cảm, và trong nhiều trường hợp, chức năng khoái cảm được coi trọng hơn, hoặc chỉ có chức năng đó. Theo ông, đó là sự chênh lệch giữa thần kinh - tâm thần được tình dục hoá và sự chìn muồi muộn của các tuyến tình dục cần thiết để sinh đẻ (hay với sự chấm dứt sớm của các tuyến này). Nhưng tại sao lại có những hiện tượng đó thì cho đến nay vẫn chưa ai giải thích một cách đầy đủ và thuyết phục.
Những giả thuyết thú vị hơn của nhà nhân học này là sự khác nhau căn bản về tư thế hoạt động tình dục của con người và của các động vật khác. Nếu như ở các loài động vật có vú, kể cả ở các loài khỉ, tư thế giao hợp nói chung là tư thế “lưng - bụng” (phần cuối bụng con đực áp vào phần lưng cuối con cái) thì ở con người, đó là tư thế “bụng -bụng”, do đó, “mặt áp mặt”. A. Bourguignon viết “những cái nhìn biết nói (khi hoạt động tình dục), những cặp môi gắn với nhau, những bàn tay ve vuốt và nắm chặt nhau, những cánh tay ôm chặt thân thể, sự hài hoà về liên hệ ấy đã biến hành vi tình dục thành một nguồn khoái cảm thể chất và tâm thần phong phú vô tận..” Thậm chí ông còn đi xa hơn: “phương thức liên hệ ấy có nhiều tiềm năng phong phú, vì nuôi dưỡng những tưởng tượng, những lời nói, chữ viết của con người và tất cả những tác phẩm nghệ thuật của nó…” Có phải thế không, có lẽ hơi sớm để khẳng định, nhưng dù sao tác giả này cũng đã nêu rõ được một luận điểm đáng chú ý: từ một hành vi thể chất thuần tuý (theo ông, tư thế tình dục này bắt nguồn từ việc con người đi hai chân mà có), hoạt động tình dục của con người tự bản thân nó đã tạo ra những yếu tố tâm lý và văn hoá của chính nó.
Về mặt tâm lý
Ở đây, chúng ta đụng tới rất nhiều yếu tố tâm lý khác nhau: ý thức (và vô thức), cảm xúc, nhận thức,… những gì có liên quan với (và làm thành) đời sống trí tuệ và tình cảm của con người. Tổng hợp tất cả các yếu tố ấy: tình yêu. Nó được một nhà triết học Đan Mạch, Kierkegaard, gọi là: “Tổng hợp tâm lý nhạy cảm” (synthése psychosensible). Tình yêu thật ra không chỉ thuộc về tâm lý, nó còn có cơ sở thể chất (một sự liên kết tâm lý - thể chất thật sự). Nhưng tình yêu đúng nghĩa của nó phải mang tính tâm lý như một nét trội. Nói như Nietzche “Trong một tình yêu đích thực, chính tâm hồn bao bọc lấy thân thể”. Đúng là trong tình yêu, mối liên hệ tình dục có thể vừa là khởi điểm, vừa là kết tinh của nó, nhưng tình yêu không chỉ giới hạn ở liên hệ tình dục. Nó còn là một cái gì rộng lớn hơn, cao hơn, sâu hơn rất nhiều. Biểu hiện tâm lý đặc trưng của tình yêu là sự “cho” và “nhận” của hai cá nhân yêu nhau, dưới dạng “cho” tức là “nhận”, “cho” càng nhiêu thì “nhận” sẽ càng nhiều, “cho” và “nhận” hoà chung thành một, không phải chỉ trong liên hệ tình dục mà cả ở tâm hồn, ở những lĩnh vực đời sống cá nhân khác.
Trong tình yêu, qui luật lựa chọn có thể chi phối mọi cái. Mỗi cá thể con người - nam hay nữ - không băng lòng với những gì “chung” nữa, nó muốn có cái gì đó “riêng” hơn, và cái “riêng” này do chính nó lựa chọn. Về mặt này chỉ ở con người, mới thấy những liên hệ tình dục cá nhân đúng nghĩa. Trừ những trường hợp cưỡng dâm (do bạo lực) hay ép buộc (do tập quán) ra, con người bao giờ cũng muốn tự mình lựa chọn lấy “đối tác” tình dục (partenaire sexel). Đời sống tinh thần và văn hoá càng phát triển, sự lựa chọn này đạt tới đỉnh cao khi đó là sự lựa chọn hợp lý (hay nói đúng hơn là hợp tình - ý) của cả hai. Vì thế, ngoài những liên hệ tình dục dựa trên tình yêu ra, (mà đến lượt nó, tình yêu phải dựa vào sự lựa chọn cá thể một cách tự nguyện), mọi liên hệ tình dục đều không phải là của con người. Từ kẻ hiếp dâm (dưới các dạng khác nhau) đến kẻ bán dâm, không kẻ nào được coi là có liên hệ tình dục mang tính người cả. ở một số nước văn minh, người ta phản đối (thậm chí trừng trị theo pháp luật) cả kẻ hiếp dâm trong đời sống vợ chồng, chứ không phải chỉ trong quan hệ ngoài gia đình mà thôi. Những kẻ mắc chứng bạo dâm (sadisme) trong đời sống vợ chồng không bao giờ biết tới mối liên hệ tình dục mang tính người cả. Cũng thế, những kẻ đi mua dâm không bao giờ có liên hệ tình dục đúng nghĩa của con người.
Giáo dục tình dục ngày nay phải mang một nội dung chủ yếu là: chỉ có liên hệ tình dục trên nền tảng tình yêu mới là chính đáng, vì đó mới là liên hệ tình dục của con người.
Về mặt này, xin nói tới một điều thường thấy có trên một số sách báo viết về tình dục: chú trọng đến “kỹ thuật” nhiều hơn tới tâm lý. “kỹ thuật” không là gì cả đối với hai cá nhân không muốn có liên hệ tình dục với nhau (hay như thường thấy đối với chỉ một bên không muốn có). Những thống kê của môn tình dục học lâm sàng cho thấy có tới một nửa số trường hợp trục trặc về tình dục là do những yếu tố tâm lý mà không phải do “kỹ thuật”. Trong chữa trị về những trục trặc tình dục, vì vậy, chỉ sau khi tìm hiểu rõ là không có những “trục trặc tâm lý” mới nói tới sự hướng dẫn “kỹ thuật”.
Một lần nữa, xin nhắc lại rằng các yếu tố sinh học (thể chất) và các yếu tố tâm lý (bao hàm cả văn hoá, vì tâm lý là sự phóng chiếu văn hoá vào nội tâm con người, như Devereux nói rất đúng) thường nằm trong một tổng thể, không tách rời nhau mà thâm nhập nhau trong liên hệ tình dục của con người.
Về mặt tâm linh
Một điều “trần tục” như liên hệ tình dục cũng mang tính thiêng liêng của đới sống tâm linh ư? Thoạt nhìn, người ta tưởng chứng đó hai cái xa nhau đến mức không thể nào đi đôi với nhau được. Không phải thế. Cái thiêng liêng - nền tảng và cốt lõi của đới sống tâm linh con người chính là một mặt bản chất, và đó là mặt cao nhất, trong đới sống tình dục của con người. Không biết yếu tố ấy được gắn với đời sống tình dục của con người từ bao giờ, nhưng trong những tín ngưỡng có từ thời xa xưa, và cả trong nhiều tôn giáo nữa (như Ấn Độ giáo, Đạo giáo…) người ta đã thấy sự gắn bó rất mật thiết ấy. Không những quan hệ vợ chồng được coi là một sự ban phát của Chúa và việc kết hôn phải được tiến hành trước sự chứng giám của Chúa (với lời thề nguyện không được lý hôn) như trong Kitô giáo, mà cả những liên hệ tình dục cũng được coi như một điều gì thiêng liêng phải sùng kính như trong một vài tôn giáo khác. Cái được gọi là “tín ngưỡng phồn thực” là một tín ngưỡng rất phổ biến trên trái đất này. Nó bắt nguồn từ mong ước sinh con đẻ cái thật nhiều ( chữ “phúc” trước hết có ý nghĩa đó, đi liền với hai chữ khác trong “tam đa” là “lộc” và “thọ”), từ mong ước mùa màng tươi tốt, gia súc mắn đẻ… trong đời sống hàng ngày. Nhưng không chỉ có thể, nó còn bắt nguồn từ những tìn niệm cao sâu về vũ trụ luận (sự hoà hợp âm - dương chẳng hạn). Cách đây hàng nghìn năm, người ta đã thấy có những cuốn kinh về tình dục, như Kama Sutra ở Ấn Độ hay Hoàng đế nội kinh ở Trung Quốc…Khía cạnh tâm linh trong đời sống tình dục là một chủ đề đáng đi sâu hơn nhiều, ở đây, chỉ xin nhấn mạnh: "không nói tới yếu tố tâm linh ấy là chưa nói hết được những gì thuộc về bản chất đời sống tình dục của con người".
Bàn về Tình yêu
Tình yêu được cho là mức độ tình cảm Người với Người cao đẹp nhất. Tuy nhiên, tình yêu chân chính, tình yêu đích thực là gì?
Tình yêu là mức phát triển mới của tình bạn:
- Tình bạn - mức tình cảm con người chân thành.
a. Quan tâm, chăm lo đến nhau
b. Chia sẻ lẫn nhau về cách cảm xúc (cả vui, cả buồn...), cách nghĩ, cách làm hay hành động
c. Tôn trọng nhau - Tình yêu - mức tình cảm mãnh liệt, sâu sắc:
a. Nghĩ, nhớ nhung về nhau:
- cảm thấy không ai có thể thay thế được người mình yêu, một phần tất yếu của cuộc sống, một nửa của mình
- mong muốn có nhau thật nhiều, đến khát khao nhau. Ham muốn gắn chặt mình với người yêu. Cảm thấy trống vắng, nhớ nhung khi thiếu vắng nhau
b. Quan hệ thân mật với nhau:
- tin tưởng hoàn toàn ở nhau
- chân thành và quan tâm, chia sẻ niềm vui nỗi buồn nhiều hơn, kể cả những chuyện hết sức thầm kín, ước mơ, kế hoạch tương lai....
- luôn luôn khích lệ động viên nhau để vui hơn, tốt đẹp hơn; thông cảm lẫn nhau về thiếu sót và lỗi lầm nhiều hơn.c. Khát khao quan hệ tình dục
- tiếp xúc cá nhân phi ngôn ngữ nhiều hơn, thân mật hơn
- có ham muốn cháy bỏng từ tiếp xúc cơ thể cho đến tình dụcd. Trải qua thử thách, khó khăn
- không ngừng hiến dâng và một lòng, một dạ hy sinh vì nhau.
Đặc điểm của tình yêu
1. Xây dựng từ các hiện tượng quan hệ Người-Người
2. Trở thành động lực, điều chỉnh hoạt động
3. Quan hệ tới sự thoả mãn, không thoả mãn nhu cầu tình cảm
4. Các hoạt động chủ yếu của quá trình xây dựng Tình bạn:
Quen nhau
Tìm hiểu nhau
Giao tiếp thường xuyên
5. Các hoạt động chủ của quá trình xây dựng Tình yêu:
- Tỏ tình: ra tín hiệu về Love
- Yêu nhau: hết mình vì bạn
- Tình dục
- Thử thách: Hy sinh về nhau lâu dài
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiNếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn