“Tội đồ” truyền thông
Bên cạnh kho tàng tri thức quý giá mà Internet mang lại – giới trẻ cũng dễ dàng tiếp cận những thông tin bi quan, lệch lạc, văn hoá phẩm xấu. Truyền thông phản ánh thực tế, nhưng cũng phải thấy rằng truyền thông cũng mang vai trò dẫn dắt sâu sắc, khi mà giới trẻ với nhận thức không – hoặc chưa – đầy đủ không đủ bản lĩnh để “lọc” xem nên hay không nên hấp thụ thông tin nào...
Theo thống kê, cả nước hiện nay có khoảng 5 triệu người chơi game online thường xuyên, trong đó có khoảng 1 triệu game thủ chuyên nghiệp. Số game online người Việt Nam có thể chơi là 35, trong đó, 27/35 game mang tính bạo lực (77%), 9/27 game bạo lực (33%). Ở góc độ nhập vai trong các game bạo lực, có tới 10/27 game có góc độ nhập vai không rõ ràng (đâm chém, bắn giết không phân biệt tốt xấu).
Trong khi đó, tràn lan trên internet và thậm chí cả trên truyền hình là những bài hát có nội dung và phần minh hoạ phản cảm như chặn đường đánh giết nhau khi bị mất người yêu, người bạn thay lòng đổi dạ...), những bộ phim đầy rẫy những cảnh bắn giết....
Bác sĩ Phạm Vũ Thiên - Giám đốc trung tâm tư vấn Tâm sự bạn trẻ (HN) - đánh giá: “Ngày nay, trẻ vị thành niên tiếp xúc thông tin về tình dục nhiều hơn những thế hệ trước; thông tin, hình ảnh tình dục với nhóm đối tượng lớn tuổi có thể là bình thường, nhưng với giới trẻ, những hình ảnh này lại là hình ảnh kích thích và tác động không nhỏ đến hành vi của họ, nếu họ không có nhận thức đầy đủ, không kiềm chế được bản thân, hoặc bị lôi kéo, kích động sẽ rất dễ dẫn đến các hành động tiêu cực...
Theo một số chuyên gia tâm lý, việc các đài truyền hình quốc gia phát đi nhiều bộ phim tình cảm quá sướt mướt cũng góp phần tác động xấu tới giới trẻ VN hiện nay. Nhiều bạn trẻ hiện nay có xu hướng “trầm trọng hoá” chuyện tình cảm của cá nhân, dẫn tới những vụ án đáng tiếc như tử tự, giết người yêu vì ghen tuông, vì bị từ chối tình cảm...
Internet khiến giới trẻ tiếp cận với những thông tin xấu khi chưa có nhận thức đầy đủ. Ảnh: TL
Cô giáo Đinh Thị Minh Nga (Hiệu trưởng trường Mầm non Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội) cho rằng: “Tiếp xúc với những hình ảnh bạo lực từ truyền thông khiến cho trẻ em tin tằng thế giới vốn không thân thiện và đáng sợ, điều đó dẫn đến những hành xử hung hăng một cách dễ dàng. Những tin tức thời sự về đánh bom, giết chóc... và cả việc chứng kiến những bạo lực trong thực tế khiến giới trẻ ngày nay thấy hoang mang, lo sợ không hiểu mình sống giữa cuộc sống như thế nào.
Nếu cứ tiếp nhận những thông tin ấy hàng ngày, dần dần giới trẻ sẽ trở nên vô cảm và bắt chước những gì mà mình tiếp nhận được từ cuộc sống. Chúng ta nên đưa việc giáo dục kỹ năng sống vào trường học để giới trẻ có những hiểu biết cần thiết trong việc tiếp cận và chọn lọc những thông tin tốt, loại bỏ những thông tin xấu, biết phân biệt đúng sai và có bản lĩnh trước những cám dỗ của cuộc sống”.
Anh Nguyễn Dũng Nam (Thanh Xuân, Hà Nội) đánh giá hiện nay báo chí đưa hơi nhiều (hay tại vì có quá nhiều tin loại này?) các loại tin như đâm chém, giết chóc, hãm hiếp, bạo hành... nhất là ở tuổi vị thành niên lên mặt báo, có khi lại kèm hình ảnh cụ thể hoặc hình minh hoạ! Thiết nghĩ các báo đài cần giảm bớt các loại tin này và nếu cần chỉ đưa tin tóm tắt là đủ bởi vì thông tin bao giờ cũng có hai mặt của nó, thậm chí nếu viết không giỏi, biên tập không kỹ, hình ảnh không chọn lọc v.v... có khi sẽ phản tác dụng, điều chẳng ai muốn nhưng lại xảy ra - ví dụ như viết kỹ quá về kỹ năng bẻ khoá xe thì chẳng khác nào “truyền nghề” cho đạo chích!
Liên quan đến vấn đề này, theo TS Nguyễn Đức Sơn (Phó khoa Tâm lý giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội): “Việc quan tâm của báo chí đến giới trẻ là cần thiết. Tuy vậy cần lưu ý rằng giới trẻ rất nhạy cảm. Họ có bộ lọc và cách tiếp cận thông tin khác với người trưởng thành. Báo chí một mặt có thể chỉ ra những điều tốt và khuyến khích điều tốt, một mặt có thể vô tình vẽ ra những điều không nên nhưng lại hấp dẫn.
Do vậy, viết gì, thái độ như thế nào và chừng mực nào là điều hết sức lưu ý. Nhu cầu khẳng định bản thân là nhu cầu tự nhiên của con người và mạnh mẽ ở giới trẻ. Một sự kiện xấu nếu được phổ biến rộng rãi thường xuyên sẽ trở nên “nhờn” và vô tình khiến giới trẻ nhận thức rằng việc đó “chấp nhận được”.
Từ góc độ của một người làm truyền thông, diễn giả Quách Tuấn Khanh, (Giám đốc Cty truyền thông Starlit, Chủ tịch Power UP Group) cho rằng: “Nhà sản xuất thường đưa ra những thứ mà số đông ưa thích, truyền thông cũng vậy. Sẽ không bao giờ cấm được những nhạc, sách mà chúng ta hay lên án là nhảm nhí, bởi vì vẫn còn thị trường cho nó thì nó vẫn tồn tại. Nó chỉ giảm khi trình độ còn người đi lên và sự lựa chọn của họ sẽ khác đi. Bất ổn của giáo dục hiện nay là chúng ta chỉ chăm chú vào việc dạy một nghề nào đó để đáp ứng nhu cầu xã hội ngay tức thời mà không chú ý đến việc dạy làm người.
Cụ thể là giới trẻ không được dạy những kỹ năng sống nên họ không biết làm người thì sẽ gồm những gì và sẽ phải như thế nào. Những người trẻ đang đứng trước hàng loạt câu hỏi không có lời đáp. Một điều nữa là người lớn tự cho mình quyền lên án những việc làm của giới trẻ mà luôn quên rằng ai là người nuôi nấng giới trẻ lớn lên. Cái việc hành xử của giới trẻ là bắt nguồn từ người lớn chứ không phải bắt nguồn từ chính bản thân họ...”.
Nội dung khác
Hãy chung tay làm việc có ích cho xã hội
28/02/2021Năm giới tân tu
28/02/2021Thích Nhất HạnhTâm không phân biệt và Vương Dương Minh
28/02/2021Duy Đức7 câu trả lời đầy minh triết
27/02/2021Nền tảng văn hóa nào cho lễ hội?
26/02/2021Nguyên CẩnNguyễn Vỹ: Tầm - Tâm - Tài và Tình của một người làm báo
26/02/2021TS. Mai Bá ẨnCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhBàn về sự phân biệt phải trái
29/12/2008Matsushita KonosukeTính cách người Hà Nội
10/10/2010Nguyễn Trương QuýTản mạn về Danh, Chuẩn & cái Chất
02/10/2010Nguyễn Tất ThịnhHãy tự xét mình
01/02/2010Hoàng Đạo CungCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt