Trách nhiệm

12:41 SA @ Thứ Năm - 30 Tháng Chín, 2010

Ai cũng thật bụng nghĩ, mình phải chịu trách nhiệm trước cấp trên: Đúng rồi, ai cũng phải chịu trách nhiệm trước cấp trên, chỉ có điều ai ấy là ai.Ví dụ, ai ấy là tôi, một cán bộ Nhà nước, thì cấp trên trực tiếp của tôi là thủ trưởng cơ quan, gọi là Giám đốc, trên Giám đốc là Bộ trưởng, trên Bộ trưởng là Thủ tướng. Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Quốc hội, mà Quốc hội thì có nhiệm kỳ, 5 năm dân mới bầu, thế nên Thủ tướng cũng có nhiệm kỳ, đến rồi đi, Bộ trưởng cũng có nhiệm kỳ, đến rồi đi, Giám đốc cũng có nhiệm kỳ, đến rồi đi. Hết nhiệm kỳ, các quan chức ấy đều đi hết. Nhân dân với những vấn đề của họ thì muôn đời ở lại cùng đất nước.

Tôi lại cũng biết, những người có nhiệm kỳ vài năm ngồi ở các chiếc ghế hành chính kia đều tận dụng hết cỡ quyền lực hành chính của mình, xử lý mọi việc theo đầu óc đang có, với lương tâm đang có của mình. Hết nhiệm kỳ, họ ra đi, để lại chiếc nghế quyền lực và cũng để lại cả họ tên đã hằn trên chiếc ghế đó. Còn trách nhiệm thì sao nhỉ, họ để lại hay mang theo?

Thế kỷ XX để lại một tiền lệ này: Những vấn đề của quá khứ dù đã đem chôn rồi đều có thể khai quật lên phán xét. Thế kỷ XX đã dám ra lệnh truy nã Tổng thống, Thủ tướng, bắt ra hầu tòa, tống vào tù... Thế kỷ XX đã nhắn lại cho hậu thế lời cảnh báo về trách nhiệm. Không một ai được hưởng quyền lực mà để rũ bỏ được trách nhiệm kèm theo.

Là một cán bộ Nhà nước, tôi phải chịu tránh nhiệm "hữu hạn" trước những cá nhân ABC đang ngồi ở các chiếc ghế quyền lực hành chính, là một người làm khoa học trong lĩnh vực giáo dục gắn liền với Sự Sống của dân tộc, tôi không thể chỉ chịu trách nhiệm trước các cá nhân với nhiệm kỳ vài năm ấy. Hơn nữa, với đầu óc và lương tâm của người làm khoa học, tôi còn có trách nhiệm phán xét các cá nhân có quyền lực hành chính ABC ấy làm lợi hay gây hại cho giáo dục. Tuy nhiên, ở đây là sự đánh giá của cá nhân tôi, làm cơ sở cho tôi cư xử trong mỗi tình huống cụ thể và tôi phải chịu trách nhiệm về cách cư xử ấy.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đôi điều về trách nhiệm cá nhân

    14/11/2018Nguyễn Ngọc BíchTrước các tổn thất vô hình và hữu hình mà xã hội đã chịu, vấn đề trách nhiệm cá nhân đang được công luận nêu lên. Qua hai lý do trình bày dưới đây, độc giả có thể chia sẻ lo ngại của tôi rằng vấn đề này còn phải mất nhiều năm nữa mới trở thành hiện thực.
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Thiếu trách nhiệm...

    04/12/2010Luận Minh (2006)Cụm từ này xuất hiện nhiều trên báo chí những ngày qua. Thiếu trách nhiệm chính xác là sự thoái lui của văn hoá trách nhiệm, là sự thụt lùi của đạo đức công chức, là sự lũng đoạn của tiền bạc, là sự liên kết của những thế lực ngầm, là sự bất minh trong việc thực thi chính sách, là sự gian dối, là sự yếu kém trong quản lý, là sự cố tình không tuân thủ pháp luật, là hậu quả của một cung cách giáo dục nửa vời...
  • Trách nhiệm mơ hồ(?!)

    28/12/2005Tô Phán8 vị nguyên là lãnh đạo hoặc là lãnh đạo đương nhiệm ở các cơ quan nhà nước đã giải trình về trách nhiệm trong vụ Nguyễn Đức Chi lừa đảo. Thật trùng hợp, các bản giải trình đều có chung ít nhất 4 điểm cơ bản...
  • Không được phép!

    15/12/2005Lưu QuangRất có thể các cầu thủ U23 đã phản bội, như đứa con hư nhẫn tâm bán đứng bà mẹ nghèo. Nhưng vì sao họ lại có thể làm cái việc “coi trời bằng vung” ấy? Chẳng lẽ họ không hiểu rằng có những ranh giới không được phép vượt qua: Tổ quốc-Danh dự - Lòng tự trọng
  • Giao phó trách nhiệm để vận dụng tri thức tập thể

    07/07/2005Ở cương vị giám đốc, một trong những nhiệm vụ quan trọng của bạn là giúp đỡ nhân viên phát triển kỹ năng chuyên môn - trong đó có việc chuyển giao cho họ quyền giải quyết vấn đề và ra quyết định.
  • xem toàn bộ