Để trách nhiệm được quy kết đúng chỗ

03:04 CH @ Thứ Sáu - 27 Tháng Ba, 2009

Một loạt trưởng thôn phải từ chức hoặc nghỉ việc, sau khi báo chí phanh phui vụ cắt xén, ăn chặn tiền hỗ trợ tết dành cho người nghèo. Công luận không thể hài lòng với kiểu xử lý “thí tốt, giữ xe” ấy và đòi hỏi việc chế tài phải thực sự nghiêm khắc, công bằng, thoả đáng

Các trưởng thôn, suy cho cùng, chỉ là người thừa hành; người đề ra sáng kiến, chỉ đạo, hoặc chấp thuận việc cắt xén, bù trừ tiền trợ cấp cho dân nghèo, cũng như phân bổ tuỳ tiện tiền này chắc chắn ở cấp cao hơn. Phải tìm cho được nhân vật đó.

Đúng là theo một trong những nguyên tắc nền tảng được thiết lập trong xã hội có tổ chức, một khi xã hội gánh chịu thiệt hại mà không phải do ông trời, thì phải làm sao tìm cho được người nào đó bị coi là tác giả của hành vi gây thiệt hại, và buộc người này chịu trách nhiệm. Vấn đề là mỗi khi bị nghi vấn, trong điều kiện chưa có kết luận nào được đưa ra một cách khẳng định, và có thẩm quyền, thì, theo bản năng tự vệ sinh tồn, con người ta thường tìm mọi cách để thấy rằng, mình không phải là người được truy tầm.

Bởi vậy, xã hội có tổ chức phải xây dựng một cơ chế kiểm tra, phán xét và xử lý khách quan, đủ sức vô hiệu hoá những thủ thuật, tiểu xảo nhằm chối bỏ trách nhiệm chủ thể. Cụ thể, nó cho phép dùng sức mạnh của công lý lôi người thực sự có lỗi, dù không muốn, ra trước công luận và chấp nhận để trách nhiệm được quy cho mình. Muốn có được một cơ chế như thế, cần thoả mãn hai điều kiện cơ bản.

Thứ nhất, phải hoàn thiện hệ thống quy tắc pháp lý đặt cơ sở cho việc cá nhân hoá triệt để trách nhiệm gắn với phận sự công. Trên nguyên tắc, mỗi quyết định, mỗi hành vi ứng xử trong giao tiếp công cộng, đều phải nhân danh một chủ thể nào đó, đảm nhận một tư cách, một chức vụ nào đó, xác định. Quyết định xử phạt người vi phạm luật lệ giao thông là của nhân viên cảnh sát đang thi hành công vụ; văn bản quy phạm do một bộ ban hành là tiếng nói chính thức, là mệnh lệnh của bộ trưởng;…

Trong quá trình xây dựng giải pháp, người có thẩm quyền, tất nhiên có thể tham vấn, thảo luận, trao đổi ý kiến với nhiều người; nhưng, chính người này phải được chính thức nhìn nhận là tác giả của giải pháp, của phương án hành động được lựa chọn. Nếu kết quả sự lựa chọn phát huy được tác dụng tích cực đối với xã hội, thì công trạng thuộc về tác giả; còn nếu nó gây tác hại, thì chỉ tác giả một mình nhận lấy trách nhiệm, không thể đổ vấy cho ai khác, đặc biệt là cho người thừa hành, cộng sự, cấp phó, hoặc cho người tham mưu, cố vấn, nói chung là cho những người lệ thuộc vào mình và tự vệ kém hơn.

Thứ hai, phải tạo điều kiện để xã hội có thể phản biện đối với công tác của người cầm quyền. Là người trực tiếp chịu sự tác động của chính sách, biện pháp quản lý, điều hành, người dân có thể chỉ ra một cách chính xác những sai lầm của nhà chức trách, từ đó thúc đẩy những điều chỉnh, sửa đổi hợp lý.

Đối thoại giữa các đại diện của chính quyền và nhân dân, hoặc đại biểu dân cử, là một trong những phương thức giao tiếp cho phép đạt được mục tiêu ấy. Nhưng nhiều trường hợp, giữa người nắm quyền lực công và người dân không có được tiếng nói chung trong việc đánh giá chất lượng công tác quản lý, điều hành; khi đó, phải có một người thứ ba trung lập, đủ công tâm đứng ra giúp hai bên phân định đúng sai.

Rõ hơn, cần phải trao cho người dân quyền kiện ra toà án, để người dân sử dụng mỗi khi không hài lòng về công việc của nhà chức trách hành chính, và nhất là về thái độ thiếu thiện chí, không cầu thị của quan chức trong việc thừa nhận sai lầm, thiếu sót trong công việc.

Có được một cơ chế kiểm tra và phân xử khách quan vận hành hữu hiệu, chắc chắn sẽ không còn, hoặc ít nhất sẽ giảm thiểu cảnh trái tai gai mắt trong các vụ bê bối vừa qua: cấp nhỏ nhất trong bộ máy bị cáo buộc lộng hành, làm bậy; các cấp trên có liên quan, về phần mình, tích cực bày tỏ thái độ phẫn nộ trước hành vi sai trái của thuộc cấp, đồng thời xin nghiêm khắc kiểm điểm để rút kinh nghiệm cho những lần sau.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đôi điều về trách nhiệm cá nhân

    14/11/2018Nguyễn Ngọc BíchTrước các tổn thất vô hình và hữu hình mà xã hội đã chịu, vấn đề trách nhiệm cá nhân đang được công luận nêu lên. Qua hai lý do trình bày dưới đây, độc giả có thể chia sẻ lo ngại của tôi rằng vấn đề này còn phải mất nhiều năm nữa mới trở thành hiện thực.
  • Tự do và trách nhiệm trong hoạt động của con người

    31/07/2017PGS. TS. Nguyễn Văn PhúcTự do và trách nhiệm chính là những biểu hiện sức mạnh bản chất của con người. Tự do và trách nhiệm hình thành và phát triển trong tiến trình lịch sử của nhân loại cũng như của các cộng đông người và là mục tiêu, động lực của sự phát triển xã hội và con người.
  • Đồng thuận xã hội

    17/06/2014Nguyễn Trần BạtCó một thuật ngữ được báo chí và truyền hình sử dụng khá nhiều trong những năm gần đây, nhưng lại đang được hiểu một cách không đầy đủ, đó là đồng thuận. Có thể khẳng định, cho đến nay khái niệm này vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện....
  • Kết hợp ba cơ chế đối với trách nhiệm thực thi Công vụ

    31/12/2008Nguyễn Tất ThịnhNhững tiêu cực trong lĩnh vực quản lí kinh tế xã hội ở mức độ khác nhau xảy ra ở nước ta trong những năm gần đây cho thấy sự suy đồi về tinh thần thực thi công vụ, thoái hóa về nhân cách của nhiều Quan chức và Công chức có nguyên nhân nằm sâu trong cơ chế...
  • Vai trò của nhà nước và vấn đề trách nhiệm xã hội

    16/10/2008Nguyễn Văn ThứcBài viết góp phần làm rõ thêm những nội dung cơ bản của khái niệm trách nhiệm xã hội và vai trò của nhà nước trong việc tổ chức và thực thi trách nhiệm xã hội. Theo tác giả, vai trò đó của Nhà nước thể hiện tập trung ở những điểm: 1) Xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động của đời sống xã hội, 2) Xây dựng và đảm bảo thực hiện các chính sách xã hội, 3) Quản lý và điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...
  • Trách nhiệm

    18/06/2008Nguyễn Đức SơnChưa có bao giờ chữ ‘trách nhiệm’ được nhắc nhiều như bây giờ và cũng chưa bao giờ xã hội cần đến tinh thần đó như hiện nay. Tưởng như là nghịch lý, nhưng chỉ cần lướt qua những vụ việc xảy ra hàng ngày và chỉ trên phương tiện thông báo chí thôi, ai cũng có thể thấy được điều đó...
  • Đặc điểm Tham nhũng ở Việt Nam

    30/11/2006Nguyễn Ngọc ChíVề khái niệm tham nhũng, cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu làm rõ nội hàm của khái niệm này và đã có nhận thức tương đối thống nhất của giới khoa học cũng như của các chính khách trong nước và thế giới. Liên hợp quốc cũng đưa ra khái niệm tham nhũng với các dấu hiệu đặc trưng của nó...
  • Cải cách hành chính - những vấn đề cần quan tâm

    26/08/2006PGS. TS. Trần Quang NhiếpCải cách hành chính nhằm góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả. Trên cơ sở đó làm cho bộ máy nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và tổ chức tốt việc điều hành, quản lý đất nước thông suốt, tạo điều kiện cho nền kinh tế nhiều thành phần phát triển, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế...
  • xem toàn bộ