Triết học và năng lực tư duy của con người trong kỷ nguyên toàn cầu

Phó Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam
05:03 CH @ Thứ Tư - 06 Tháng Mười Một, 2019

Đã có nhiều quan niệm khác nhau về triết học và do vậy, cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về vai trò của triết học. Có thể xem xét vai trò của triết học từ nhiều phương diện khác nhau, bởi trong thực tế, triết học có tác động trực tiếp đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và con người. Một trong những tác động lớn của triết học đến con người và xã hội là tác động lên năng lực tư duy của con người.

Trong thực tiễn, đã có nhiều loại hệ thống triết học khác nhau. Mỗi hệ thống triết học ấy luôn nhìn nhận, suy tư về thế giới và những vấn đề cụ thể của thế giới theo cách riêng của mình. Mỗi hệ thống này lại bao gồm những tri thức khác nhau về những vấn đề khác nhau. Các hệ thống xuất hiện sau, dù có ý thức hoặc không, bao giờ cũng bao hàm những tri thức của một hoặc một số hệ thống trước đó. Các hệ thống triết học nói chung, các tri thức triết học nói riêng, luôn có cái đúng, có cái không đúng; có cái là chân lý, có cái sai lầm.

Trong đời sống xã hội cũng như trong cuộc đời của mỗi con người, tri thức triết học luôn tồn tại. Mỗi con người có thể họ tiếp nhận cả một hệ thống triết học nào đó, có thể họ sử dụng các kiến thức triết học lấy từ các hệ thống triết học khác nhau. Nhưng, thông thường thì đó là những kiến thức mà họ tin là đúng, hoặc đã được họ kiểm nghiệm bằng chính hoạt động và kinh nghiệm sống của mình. Các tri thức triết học cùng các tri thức khác cũng được họ tiếp nhận như vậy đã tạo thành hệ thống tri thức chỉ đạo tư duy và hành động của mình trong cuộc sống. Hệ thống tri thức ấy luôn được bồi đắp, tích luỹ, đổi mới và kiểm nghiệm trong suốt cuộc đời, là nền tảng cho toàn bộ suy nghĩ, hoạt động, ứng xử của họ.

Cũng tương tự như vậy, trên bình diện xã hội, trong mỗi thời kỳ lịch sử xác định, ý thức xã hội của mỗi cộng đồng cũng là sự tổng hợp các hệ thống tri thức khác nhau, tạo thành ý thức cộng đồng, chỉ đạo mọi suy nghĩ, hoạt động và ứng xử của cộng đồng đó. Nhưng, khác với ý thức cá nhân, ý thức cộng đồng, một mặt, được thể hiện thông qua ý thức cá nhân; mặt khác, lại được hình thành trên cơ sở các ý thức cá nhân của cộng đồng. Trong ý thức cộng đồng cũng như ý thức cá nhân, hệ thống các tri thức triết học là cốt lõi căn bản, là chất keo dính kết toàn bộ các loại tri thức khác, có trong cộng đồng hoặc cá nhân cụ thể. Bởi vậy, các tri thức triết học với tư cách bộ khung cốt trong thế giới quan của mỗi con người và mỗi cộng đồng luôn đóng vai trò là nền tảng cho tư duy của con người.

Thực tế lịch sử từ thời cổ đại cho đến nay, cả ở phương Đông lẫn phương Tây, đều cho thấy, khi hệ thống tri thức có những thay đổi thì sớm hoặc muộn, nhanh hoặc chậm, năng lực tư duy và hoạt động của con người cũng phải thay đổi. Đời sống hiện thực biến đổi luôn đặt ra những vấn đề mới, buộc con người phải suy nghĩ, tìm kiếm những lời giải đáp và những phương tiện để giải quyết vấn đề. Những tri thức mới ra đời bổ sung và bồi đắp cho hệ thống tri thức đã có, làm thay đổi cách nhìn nhận, thay đổi từng phần thế giới quan, dẫn đến thay đổi cả phương thức hoạt động của con người và cộng đồng. Điều đó cũng có nghĩa rằng, những tri thức mới đã làm thay đổi tư duy của con người.

Những phát minh lớn trong khoa học, những lí thuyết và kiến thức triết học với tư cách những tri thức khái quát thường xuất hiện như là những đột phá điểm của sự thay đổi tư duy. Không có được những phát minh hoặc những lí luận triết học như vậy, không thể có sự thay đổi của tư duy. Khi các tri thức khoa học cụ thể cùng những trải nghiệm thực tiễn được tích luỹ, rồi được khái quát thành tri thức triết học, hay nói cách khác, các tri thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn khi đã đạt đến tầm triết học, có khả năng làm thay đổi năng lực tư duy của con người và xã hội.

Trong bối cảnh chung và bên ngoài như vậy, Việt Nam còn có những nguyên do khác cho việc đổi mới tư duy. Việt Nam đã đổi mới tư duy và điều đó đã mang lại những hiệu quả lớn cho mỗi con người và cả cộng đồng. Nhưng, thực tiễn những năm gần đây đã cho thấy, Việt Nam cần phải nâng cao hơn nữa năng lực tư duy của mình thì mới có thể đáp ứng được những đòi hỏi của sự phát triển. Đặc biệt, để phát triển nhanh, mạnh và bền vững, việc nâng cao năng lực tư duy và đổi mới tư duy còn phải nhanh hơn, mạnh hơn, cấp thiết hơn. Nhiều quan niệm, kiến thức trong cộng đồng, trong ý thức xã hội hiện đã tỏ ra lạc hậu với thực tế cuộc sống, cần nhanh chóng được loại bỏ và bổ sung bằng những kiến thức mới. Khuôn mẫu tư duy cũ của người Việt hiện đã bộc lộ nhiều bất cập với hiện thực của đất nước, nhưng việc đổi mới những năm qua mới chỉ là sự bắt đầu.

Thực tiễn những năm qua cho thấy, việc đổi mới tư duy đòi hỏi không chỉ dừng lại ở cấp độ cộng đồng, quốc gia, mà phải đạt tới tư duy toàn cầu. Nếu nói đến một tư duy mới chưa hẳn nhiều người đã nhất trí. Nhưng, việc phải thay đổi tư duy cũ về những vấn đề mà quốc gia, dân tộc và con người đang phải đối mặt thì mọi người không thể chối cãi. Nghiêng về xu hướng hình thành một tư duy mới, chúng tôi cho rằng, chúng ta phải nhanh chóng gạt bỏ những kiến thức cũ, kể cả những kiến thức triết học, khuôn mẫu tư duy cũ, bổ sung, hoàn thiện và nâng cao chúng, chỉ có như thế, chúng ta mới có thể khắc phục được những khó khăn và thách thức, hội nhập và tiến cùng thời đại.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chúng ta chưa có con ngựa văn hóa để cưỡi

    09/07/2017Nguyễn Trần BạtHiện tượng bùng nổ do những trạng thái phát triển mới về tự do không phải là hiện tượng chỉ có ở Việt Nam. Thời kỳ Phục hưng, thời kỳ Khai sáng là những thời kỳ làm bùng nổ rất nhiều tài năng. Những trạng thái bùng nổ tinh thần tạo ra sự bùng nổ các tài năng là một hiện tượng có thật. Ở Việt Nam cũng có nhiều lúc như vậy....
  • Luận bàn về những vấn đề minh triết

    10/09/2009Hoàng Ngọc HiếnMinh triết trong vốn trí tuệ và tâm linh của chúng ta không tách rời minh triết nhân loại bao gồm minh triết của nhiều nền văn minh, nhiều khu vực văn hóa, tôn giáo…. Ngay trong bản thân minh triết lưu hành ở Việt Nam có thể tìm thấy nhiều vết tích vang vọng của minh triết những nền văn hoá, văn minh khác. Người Việt không thể không tìm hiểu minh triết của những nền văn hoá khác. Công việc này giúp chúng ta thấy được rõ hơn, tinh tế hơn bản sắc riêng của mình. Đồng thời thấy được tính phổ quát của minh triết, thấy dược cái chung giữa ta và người, cũng có thể xem đây là một sự chuẩn bị tinh thần đi vào con đường hội nhập.
  • Triết học không còn là đặc sản của những "thiên tài"…

    01/10/2008Văn Bảy (thực hiện)(TT&VH) - Bùi Văn Nam Sơn sinh năm 1947 tại Vĩnh Trinh, Duy Xuyên, Quảng Nam, từng học khoa Triết, Đại học J. W. Goethe, Frankfurt/M, CHLB Đức. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, khoảng 15 tác phẩm do ông dịch, chú giải, hoặc giới thiệu, chú thích, hiệu đính… được giới học thuật và bạn đánh giá rất cao. Sau ba quyển Phê phán của I. Kant và Hiện tượng học Tinh thần của Hegel, nay ông vừa cho ra mắt bản dịch và chú giải quyển Khoa học Lôgíc của Hegel (NXB Tri thức, 2008). TT&VH có một cuộc trò chuyện đặc biệt với ông.
  • Triết học trong kỷ nguyên toàn cầu

    14/12/2007Thạc sĩ Phạm HùngCuốn sách này là tập hợp các báo cáo khoa học của các học giả đã tham gia Hội thảo quốc tế “Nhận thức lại vai trò của triết học trong kỷ nguyên toàn cầu” do Viện Triết học phối hợp với Liên đoàn quốc tế các hội triết học tổ chức tại Hà Nội vào tháng 6/2006. Mặc dù đây không phải là cuốn chuyên khảo, nhưng toàn bộ nội dung cuốn sách này đều tập trung bàn về một chủ đề đang được giới triết học trong nước và thế giới quan tâm - "Nhận thức lại triết học ngày nay”...
  • Năng lực tư duy toàn cầu

    23/03/2006TS Nguyễn Sĩ Dũng (thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng)Trong một đất nước đang xây dựng hòa bình và chủ động hội nhập, thì việc nâng cao sức chiến đấu không biết sẽ cần thiết và hữu ích đến đâu, nhưng việc nâng cao năng lực lãnh đạo đúng là một đòi hỏi hết sức cấp bách...
  • Đổi mới triết học trong quá trình đổi mới hoạt động lý luận ở nước ta

    13/03/2006GS. Trần NhâmĐổi mới hoạt động lý luận, trước tiên là đổi mới tư duy triết học, đổi mới phương pháp học tập, giảng dạy và nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin với ba bộ phận cấu thành của nó...
  • Về nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức

    20/12/2005Viễn Phố dịch từ tài liệu tiếng TrungBài viết nói về nhân cách lý tưởng trong thời đại kinh tế tri thức, trong đó vạch rõ nhân cách đó do nguyên tắc sản xuất xã hội của thời đại kinh tế tri thức quyết định và thể hiện yêu cầu của nguyên tắc đó. Do vậy nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức phải vừa đề cao lý tính lại vừa thấm đượm tinh thần nhân văn.
  • Năng lực tư duy sáng tạo trong thời đại ngày nay

    15/02/2003Nguyễn Thanh Huyền, Pháp B – K35F...trong thời đại ngày nay, khi nhận thức của con người đã đạt đến một trình độ cao hơn, thì năng lực tư duy không còn giữ nguyên nghĩa mà đã trở thành năng lực tư duy sáng tạo. Bởi lẽ, người ta không chỉ tư duy để có những khái niệm về thế giới, mà còn sáng tạo nhằm thay đổi thế giới làm cho thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Với sinh viên nói riêng, năng lực tư duy sáng tạo đã trở thành một trong những điều kiện cần thiết để đem lại cho họ một công việc hứa hẹn khi ra trường hay xa hơn nữa là một chỗ đứng vững chắc trong xã hội và trên thế giới.
  • xem toàn bộ