Tượng Lê Nin ở đâu "dễ sống" nhất?
Thời gian vừa qua, rất nhiều bức tượng của các lãnh tụ chính trị khác nhau đã bị dân chúng dẫm đạp, bôi bẩn và giật đổ... cũng như chính sự sụp đổ của vai trò thần tượng của họ trong dân chúng... một số nước.
Dưới đây là câu chuyện về bức tượng Lenin cao 5 mét nằm ở khu phố Fremont của thành phố Seattle bang Washington.
Tượng đồng được nhà điêu khắc người Tiệp gốc Bungari, Emil Venko thiết kế. Khác với những bức tượng Lenin truyền thống được tạo hình ông như một nhà triết học tay cầm sách, nhà giáo dục tay vẫy mũ, Lenin được Venko khắc họa như nhà cách mạng, dáng đứng quyết liệt, xung quanh là lửa cháy, súng đạn biểu tượng cho chiến tranh.
Bức tượng được hoàn thành tại Tiệp khắc năm 1988, trước khi cuộc cách mạng Nhung 1989 nổ ra gây sụp đổ chế độ và từng được đặt trước cửa bệnh viện chính thành phố Poprad.
Lewis E. Carpenter, một nữ giáo viên dạy tiếng Anh đến từ Issaquah, Washington nhìn thấy bức tượng đồng lớn hoành tráng bị tháo gỡ và nằm trong bãi phế liệu và bị bán đồng nát với giá đồng nguyên liệu. Nhận thức được bức tượng là tác phẩm nghệ thuật cần bảo tồn, cô đã đề nghị mua nó với giá 13.000 usd.
Với sự giúp đỡ của Venkov, Lewis Carpenter đã thế chấp nhà mình, cắt bức tượng nặng 30 tấn làm 3 phần và vận chuyển về Mỹ với tổng chi phí là 41.000 usd.
18 tháng 2 năm 1994, giữa lúc tên tuổi Lewis Carpenter ồn ào về chuyện nhập về Seattle một bức tượng lãnh tụ Lenin, cô đã bị chết trong một tai nạn ôtô. Gia đình cô đã đưa bức tượng tới một xưởng đúc đồng địa phương để bán hộ. Nhiều năm không ai mua nó, nhưng nó được dựng tại góc đường số 36 và Evanston North. Cộng đồng thành phố Fremont chọn đặt nó cố định đây như một tác phẩm nghệ thuật, phi chính trị.
Các công dân của thành phố được tự do trang trí thêm cho bức tượng như những dự án nghệ thuật sắp đặt mở. Có lúc bức tượng Lenin được vẽ như một chú hề, có lúc được trang trí như danh ca John Lenon, hoặc trang trí thêm cho những ngày giáng sinh...
Vậy là, mặc dù là lãnh tụ vô sản, bức tượng Lenin nơi thành phố lớn của Mỹ, cường quốc tư bản chủ nghĩa... chắc chắn là có thể "sống" một cách hết sức đàng hoàng, không bị một ai đập phá hay đạp đổ... Người dân Seattle sẽ không thể một ngày nào đó phừng phừng sục sôi, nổi giận vô lý "báng bổ" tới tác phẩm nghệ thuật đẹp đẽ như vậy!
Nội dung khác
Nền tảng văn hóa nào cho lễ hội?
26/02/2021Nguyên CẩnNguyễn Vỹ: Tầm - Tâm - Tài và Tình của một người làm báo
26/02/2021TS. Mai Bá ẨnNguồn gốc chữ Tết
26/02/2021Nguyễn Tiến HữuChúng ta của hiện tại
26/02/2021Trương Trọng HiếuCó gì đặc biệt trong thư từ chức của người giàu nhất thế giới Jeff Bezos?
26/02/2021Khởi VũXã hội - Ái quần - Gia đình có phải là ái quần không?
24/02/2021Khuyết danhCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhBàn về sự phân biệt phải trái
29/12/2008Matsushita KonosukeKhoảng trống ai lấp được trong tư tưởng nhà văn
18/04/2014Nguyễn Huy ThiệpHãy tin và Cố lên
31/05/2013Tính cách người Hà Nội
10/10/2010Nguyễn Trương QuýTản mạn về Danh, Chuẩn & cái Chất
02/10/2010Nguyễn Tất Thịnh