Tùy bút về bầu cử tổng thống Mỹ

06:10 CH @ Thứ Năm - 10 Tháng Mười Một, 2016
.Về cuộc bầu cử ở Mĩ ngày 9/11 hôm qua mà kết cục dành cho D Trump trở thành Tổng Thống thứ 45 cho tôi nhớ một câu trong ngạn ngữ Do Thái : 'Con người cứ làm, cứ đoán, còn Thượng Đế chỉ cười' ! Khi nghiên cứu Công Giáo tôi cũng tâm đắc một điều : Thượng Đế không chơi xúc xắc, Ngài không đoán gì cả, không trợ giúp Ai nhằm biết được tương lai : hãy để mọi điều diễn ra như chính nó, một cách tự nhiên, chịu trách nhiệm về điều nó đã và đang xảy ra... cho dù có quy luật ngẫu nhiên, nhưng Ngài không can dự, không sắp sẵn....con người hãy lựa chọn và quyết định!
.
Có thể nói cả Thế giới theo dõi hồi hộp, đầy cảm xúc khác nhau về cuộc bầu cử Tổng Thống Mĩ lần này....mọi giới, mọi màu da, mọi lứa tuổi, mọi Quốc gia....và chưa từng có....theo cách của Nước Mĩ tạo nên, vì vai trò của nước Mĩ mà thế. Mọi điều có thể xảy ra như nó tiềm ẩn, như nó phải thế, như nó là nhân quả, như nó là kỳ vọng, thậm chí như nó thuộc về một vấn đề chung.... Bởi vậy nó xuất hiện và đi qua mọi sự diễn trò, mọi sự sắp đặt, mọi sử giả dối, mọi sự khống chế.... đó chính là một phần đặc điểm về chính trị nước Mĩ phản ảnh sự dân chủ tới cùng, mọi chuyện là có thể khi tới cùng, mọi thay đổi là liên tục tới cùng..... thú vị và nhiều Quốc gia dù không thích hay văn hoá khác cũng có nhiều phần khâm phục, quan tâm thực sự!
.
Hãy tưởng tượng: Nếu một số kẻ biết trước giá đô, giá vàng, giá đất...ai sẽ nhận giải Nobel, Oscar cùng các chính sách chủ đạo sẽ là gì....thì cuộc sống không những chán ngắt, mà luôn bị đầu cơ bởi những 'kẻ khôn lỏi/ đặc quyền/ biết trước' như thế?! Bầu cử Tổng Thống Mĩ không vậy ! Rất hay ! Và đòi hỏi cả Thế giới còn lại phẩm chất quan trọng hơn thông thái / và kinh nghiệm: đó là thích ứng thay đổi và biết thay đổi như thế nào?
.

"Giờ là lúc nước Mỹ hàn gắn những vết thương của sự chia rẽ. Tôi nói rằng đây là lúc chúng ta đến bên nhau như một dân tộc đoàn kết", Trump phát biểu trong tiếng hô vang "USA". Ảnh: Zing.
Trong bữa tiệc mừng thắng lợi đêm 9/11 ông D.Trump dí dủm nhưng rất thật: Cảm ơn các bạn dù đã bỏ phiếu thế nào, nhưng nên nhớ: bày tỏ khi tranh cử và hành động sau bầu cử là không hẳn giống nhau đâu, trước có khi là còn là 'ảo' sau luôn là 'thực'! Giá trị Mĩ là thực và sự thực đó tuyệt hơn khi hiện thực mọi ước mơ và năng lực của người Mĩ, trong Thế giới không biên giới này!

Còn bà Hilary phát biểu tri ân nhưng người ủng hộ : Các bạn hãy quay về vượt lên nỗi buồn, đừng bao giờ thất vọng vì cuộc bầu cử không dành cho tôi phần thắng nhưng một lần nữa chúng ta phải tôn trọng, bảo vệ, tin tưởng vào nền tảng giá trị Mĩ: trong đó tất cả đều luôn có thể bắt đầu, làm lại, vươn lên, có tương lai tốt đẹp. Chúng ta đã cùng nhau thắng bao nhiêu điều để không mất tự tin , không mất khát vọng, không mất tinh thần tuyệt vời nhất.
.
"Tôi cam kết với mọi công dân trên mảnh đất của chúng tôi sẽ là tổng thống của tất cả người Mỹ và điều này rất quan trọng đối với tôi. Với những người không chọn ủng hộ tôi", ông phát biểu. Ảnh: Zing
.
Tại Việt Nam có biết bao nhiêu phụ nữ, sinh viên...cũng thao thức trong đêm bầu cử đầu tiên của nước Mĩ, thổn thức trăn trở về thất bại của bà Hillary bằng tình cảm nhân văn, với ý thức của công dân trưởng thành....rằng hệ quả của bầu cử sẽ có những ảnh hưởng đến mình, đến nước Việt mình đang sống. Sự kiện chính trị ở Mĩ mà có tác động đến thế, chưa kể phản ứng ngay và luôn của các thị trường Quốc tế... thì phải nói vai trò nước Mĩ là quá lớn ! Vĩ đại khi sự kiện đó được quan tâm và kỳ vọng bằng lương tri ( cho dù nước Mĩ chưa thể đại diện ) nhưng cho thấy Nhân Loại luôn cần một 'Nhân vật lớn' và các Quốc gia luôn vẫn cần 'một Nước Lớn Đích Thực' ! Vì sâu sa, khi đó : nhân dân còn thực có ảnh hưởng , các Nước nhỏ vẫn còn được tính đến (thay vì nếu chả ai quan tâm mà một sự kiện chính trị vẫn diễn ra như một số kẻ đầu cơ cuộc chơi sắp đặt được, thì tất cả đã bị đẩy ra rìa)!

Vì thế, dù là Donald Trump thì vẫn chính là do kỳ vọng thay đổi làm xuât hiện, do dân chủ lựa chọn, do cách văn minh quyết định, do thể chế minh bạch điều phối, do Thế giới đòi hỏi phải cộng tác!
Bầu cử lần này cho thấy vài điều trước mắt:
  • Người Mĩ không thích quan điểm và cách giải quyết vấn đề thuần tuý từ kinh nghiệm chính trị hoặc trong vai chính khách
  • Không muốn nước Mĩ tự bị 'nội xâm' bởi các giá trị ' dân chủ / bình đẳng / nhân quyền...' bị ' kẻ ngoài hay những kẻ yếm thế / ký sinh....lạm dụng
  • Giới trên trung lưu (nhất là doanh nhân) thiên hướng tìm kiếm một ' khả năng mới / cơ hội mới / ý tưởng mới ' cho một nước Mĩ mới
  • ...
Nhưng tổng thể, những giá trị cơ bản của nước Mĩ : dân chủ / minh bạch / văn hoá / tôn trọng / trách nhiệm / hợp tác ...đã được thêm thử thách chưa từng có, và lại khẳng định được trước cộng đồng Quốc tế , là nền tảng cho người Mĩ tiếp tục là họ và hơn thế.
.
Cuối cùng, 5 BÀI HỌC VỀ TRUMP TRANH CỬ
  • Kiên định khẳng định bản thân : là ai / cá tính / quan điểm / ngôn luận....không bị đuối trước người kinh nghiệm
  • Biết kích hoạt truyền thông khi tạo rating luôn cao nhất: về cách đặt vấn đề mới / trực diện / thẳng thắn
  • Chơi tới bến, ko ngại tranh luận ở gianh giới các quy phạm: chính trị / đạo đức / chuẩn mực...
  • Đứng về lợi ích nước Mĩ , tuân theo : thị trường / sức mạnh / cách giải quyết bức xúc xã hội
  • Không bị bao vây bởi những định kiến cố hữu từ truyền thống / văn hoá / đến những sức ép chính trị quốc tế
  • ...
Hãy thử so sánh ông Obama, D.Trump và bà Hilary khi người ta đưa trẻ con cho ba vị đó bế và giao tiếp :
  • Ông Obama chơi cùng trẻ con khiến chúng rất thích thú! Sau đó nói :....bố mẹ các cháu là cử tri của tôi....
  • Ông Trump : khiến bọn trẻ giãy nảy, khóc thét! Sau đó nói : ....nhưng người lớn mới là cử tri của tôi...
  • Bà Hillary gần gũi như ' bà nội kiểu Mĩ' và sau đó nói : ....chúng ta coi các cháu là nước Mĩ tương lai...
Ba tính cách chính trị điển hình! Nhưng ngôn ngữ và cách trả lời của Trump suy cho cùng đơn giản, không màu mè; vừa thực dụng, không câu nệ, chẳng ngại ngần....nhưng cũng rất đúng theo mọi nhẽ.
Chúng ta cùng chiêm nghiệm, học hỏi những điều hữu ích, và đừng quên : hãy quay về cuộc sống và làm tốt bổn phận của mình, ở nước mình.

Chặng đường tranh cử của Donald Trump
(Theo Zing)

Này 16/6/2015, Trump cùng người vợ Melania bước xuống thang cuốn và tiến vào phòng họp báo ở Tháp Trump để tuyên bố tranh cử tổng thống Mỹ. "Tôi chính thức chạy đua vào chức tổng thống Mỹ và chúng ta sẽ khiến đất nước vĩ đại trở lại".

Trong tuyên bố mở đầu, Trump khẳng định: "Đáng buồn thay, Giấc mơ Mỹ đã chết. Nếu tôi đắc cử, tôi sẽ khôi phục nó mạnh mẽ hơn bao giờ hết".
Trong hơn một năm tranh cử, Trump phải cạnh tranh với 16 ứng viên khác, bao gồm nhiều nhân vật danh giá của đảng Cộng hòa. Cựu thống đốc Jeb Bush (em trai Tổng thống Bush "con"), Thượng nghị sĩ đang lên Ted Cruz, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham... đều đã tuyên bố tranh cử trước Trump.

Tuy nhiên, Trump lần lượt đánh gục từng đối thủ qua các kỳ bầu cử sơ bộ. Tuy về nhì trong cuộc bỏ phiếu ở bang Iowa ngày 1/2 (nơi đầu tiên trên cả nước tổ chức bầu cử sơ bộ), Trump chiến thắng áp đảo ở bang quan trọng hơn là New Hampshire.
.
Sau cuộc bầu cử ngày 20/2, ông Jeb Bush tuyên bố rời cuộc đua, kết thúc tham vọng thành viên thứ 3 trong gia tộc Bush trở thành ông chủ Nhà Trắng. Vào ngày này, tỷ lệ ủng hộ dành cho Trump hơn gấp 4 lần so với ông Bush (32,5% so với 7,8%).
.
Vào Ngày Siêu thứ 3 lần một (ngày 1/3), Trump giành chiến thắng ở 7/11 bang. Đến ngày Siêu thứ 3 lần hai (ngày 15/3), Trump gần như càn quét tất cả điểm bầu cử khi thắng áp đảo ở 4/5 bang.

Giai đoạn giữa tháng 3 cho đến đầu tháng 5 chứng kiến cuộc đua chỉ còn diễn ra ở ba ứng viên là ông Trump, nghị sĩ Cruz và thống đốc Kasich.

Cho đến đêm ngày 3/5, khi nhận thấy không còn triển vọng thay đổi tình thế, ông Cruz tuyên bố kết thúc chiến dịch. Ngay trong đêm đó, chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa Reince Priebus tuyên bố Trump gần như trở thành ứng viên tổng thống chính thức của đảng.
Sau quá trình chọn ra người đại diện đảng, một ứng viên tay ngang như Trump đã lập nên kỷ lục là người nhận được nhiều phiếu bầu nhất nhất trong giai đoạn bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa: 13 triệu phiếu. Ông đã phá vỡ kỷ lục do Tổng thống George W. Bush từng lập được vào năm 2000.

Một trong những nội dung đáng chú ý từ phát biểu của Trump là khi vị tỷ phú khẳng định sẽ dùng tiền túi để trang trải cho chiến dịch tranh cử. Do vậy,

Trump nói ông sẽ không bị ảnh hưởng từ bất kỳ nhóm vận động hành lang hay nhà tài trợ nào.

Trên thực tế, Trump vẫn vận động gây quỹ và trở thành một trong những ứng viên "ít tiền nhất" trong lịch sử bầu cử tổng thống Mỹ. Tính đến cuối tháng 9, Trump gây quỹ được tổng cộng 163 triệu USD, thấp hơn rất nhiều so với 449 triệu USD của bà Clinton.

Đối với các đảng viên cao cấp của đảng Cộng hòa, điều họ lo lắng từ lâu nay đã trở thành hiện thực, khi một ứng viên ngoại đạo như Trump lại trở thành người dẫn dắt toàn đảng bước vào cuộc đua giành ghế tổng thống.

Họ thậm chí đã từng tính đến chuyện đồng lòng dồn sức cho một ứng viên khác để đánh bại Trump, nhưng kế hoạch bất thành.

Ngày 19/7/2016, Trump chính thức trở thành ứng viên đại diện đảng Cộng hòa tranh cử tổng thống Mỹ.

Sau hơn một năm, Trump đã vượt qua 16 đối thủ với một hành trình tranh cử ồn ào chưa từng có để được một chính đảng đề cử. "Tôi sẽ nỗ lực hết mình và sẽ không để các bạn phải thất vọng. Nước Mỹ là trên hết", Trump nói.

CÁC CHÍNH SÁCH CỦA TRUMP

Chính sách thắt chặt nhập cưlà điểm nhấn quan trọng nhất của Trump. Dù bị nhiều chỉ trích là phi thực tế và tốn kém, Trump khăng khăng đòi xây bức tường dài hàng nghìn cây số giữa biên giới Mỹ-Mexico để chống nhập cư trái phép. Trump cũng đề xuất hạn chế số lượng nhập cư hợp pháp, đồng thời đẩy mạnh trục xuất những người nhập cư không có giấy tờ.

Điều này được giải thích dựa trên phân tích nhóm cử tri nòng cốt của Trump: những người đàn ông da trắng ít học và bị tụt lại về mặt kinh tế những năm gần đây. Họ đổ lỗi cho người nhập cư đã chiếm công việc của họ.
.
.
Trong vấn đề về người tị nạn,
Trump chỉ trích việc Nhà Trắng tiếp nhận người tị nạn từ Trung Đông hoặc các quốc gia Hồi giáo "dấy lên mối đe dọa quan trọng đối với an ninh quốc gia". Trump cũng thường tấn công đối thủ của đảng Dân chủ về kế hoạch gia tăng hạn ngạch để tiếp nhận người tị nạn chạy trốn nội chiến Syria. "Ai mà biết trong số này bao nhiêu kẻ là phiến quân IS", Trump nói.

.
Về chính sách thuế, Trump chủ trương việc giảm thuế để kích thích tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Trump nói sẽ giảm thuế liên bang cho doanh nghiệp từ 35% còn 15%, giảm thuế thu nhập liên bang từ 39,6% còn 33%. Ông trùm bất động sản tin rằng kế hoạch này sẽ giúp tăng tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ từ 2% lên 3,5% và tạo ra khoảng 25 triệu việc làm.

Trong khi đó, Công ty nghiên cứu kinh tế Oxford Economics dự đoán nếu Trump trở thành tổng thống Mỹ thì nước này sẽ thất thoát 1.000 tỷ USD trong nhiệm kỳ của ông.

Cụ thể, tăng trưởng sẽ giảm dần và chạm 0 vào năm 2019, làm giảm chung GDP còn 17.500 tỷ trong năm 2021 (s với con số 18.500 tỷ USD nếu bà Clinton thắng). Còn Tax Foundation cũng tính toán top 1% giới siêu giàu của Mỹ sẽ có thu nhập tăng ở mức 2 con số nhờ vào chính sách của Trump.
.
.
Trong các thỏa thuận thương mại, Trump nói tất cả đều phải nhằm bảo vệ nền kinh tế Mỹ. Trump kiên quyết chống lại Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP); đồng thời tuyên bố đàm phán lại về các hiệp ước đã ký kết như Thỏa thuận Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Trump nhiều lần gọi NAFTA là một "thảm họa", đe dọa sẽ rút khỏi nếu các yêu cầu của Mỹ không được đáp ứng.

Trump cũng nhiều lần chỉ trích những đối tác thương mại của Mỹ như Mexico và Trung Quốc là giao thương không công bằng, thao túng tiền tệ, vi phạm sở hữu trí tuệ... Vị tỷ phú đe dọa áp đặt trừng phạt đơn phương bằng thuế quan và nhiều biện pháp khác nếu những nước này không chấn chỉnh.

Về chính sách đối ngoại, Trump tỏ ra là một người hâm mộ của Tổng thống Putin và nhiều lần ca ngợi nhà lãnh đạo Nga. Ông ủng hộ một mối quan hệ gắn bó hơn giữa Mỹ và Nga.

Trong khi đó, ông trùm bất động sản thường chỉ trích các đồng minh truyền thống của Mỹ như NATO, các đồng minh ở châu Âu và châu Á. Ông cho rằng nước Mỹ quá tốn kém và không công bằng khi phải gánh chịu nhiều phần chi phí hơn trong các kế hoạch quốc phòng. Do vậy, Trump đề nghị các đồng minh phải chịu chia sẻ chi phí nhiều hơn.

Trump tỏ ra cứng rắn đối với một số điểm nóng quốc tế như cuộc chiến chống IS ở Trung Đông. Ông nhiều lần khẳng định Mỹ nên gửi hàng vạn lính bộ binh đến Iraq để chiến đấu, cho rằng NATO cần nỗ lực nhiều hơn trong cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Đông.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hỏi chuyện người Mỹ về bầu cử Tổng thống Mỹ

    05/11/2016Nguyễn Tất ThịnhBầu cử Tổng Thống Mĩ: thực sẽ ảnh hưởng đến nhiều Quốc gia, thậm chí gia đình chúng ta... hơn nữa thêm hiểu hơn về cách của một Đất nước chọn ra người 'số Một' như thế nào.
  • Về bầu cử tân Tổng thống Mĩ

    24/06/2016Nguyễn Tất ThịnhTrong bài này tôi không đề cập đến tiến trình kỹ thuật cũng như các khía cạnh pháp lý của việc bầu cử Tổng thống Mĩ, mà đặt ra những suy nghĩ từ đó...
  • Bình luận về kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2008

    13/11/2008PV Vietnamnet phỏng vấn ông Nguyễn Trần BạtNước Mỹ là một vấn đề của thế giới, nó ảnh hưởng một cách trực tiếp, một cách sống còn trước hết đến nền kinh tế thế giới và sau đó là ảnh hưởng đến các khuynh hướng chính trị của thế giới. Đấy là một thực tế khách quan, bất chấp việc chúng ta thích hay không thích nước Mỹ, thích hay không thích tổng thống mới của nước Mỹ thì chúng ta cũng buộc phải nghiên cứu chuyện này.
  • Mạng xã hội ảo My.BarackObama vẫn tiếp tục hoạt động sau bầu cử

    11/11/2008Hoàng Dũng - (Computerworld)Website mạng xã hội ảo My.BarackObama.com sẽ vẫn được duy trì hoạt động bình thường tiếp tục đóng vai trò như là một kênh hợp tác hiệu quả giữa những người ủng hộ ông Barack Obama.